Một vài đoạn văn tham khảo

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Chang Đàm, 12 Tháng năm 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề 1: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ để trả lời cho câu hỏi: Tại sao cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt?

    Bài làm

    Cốt lõi của sự sống con người đã cảm xúc, mà cảm xúc phải luôn đan xen "gam màu sáng tối" lên cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt. Một con người luôn vui vẻ nhưng trong đời vẫn sẽ có những lần rơi nước mắt. Con người cần phải có cả cảm xúc vui buồn thì mới tận hưởng hết được "hương vị cuộc sống". Những giọt nước mắt rơi có thể là vào lúc con người ta cảm thấy khó khăn, tuyệt vọng, bế tắc nhất. Nhưng nếu ta biết vươn lên vượt qua thử thách sẽ đón nhận được sự thành công. Khi đó ta sẽ cảm nhận được những giọt nước mắt vui vẻ vì hạnh phúc. Chớ hiểu "giọt nước mắt" ở đây là hình thức bật không đơn thuần nó là giọt nước mắt thẳm sâu trong tâm hồn cảm xúc mỗi con người. Là những học sinh cấp 3 sắp phải "ra trận" nếu bạn chịu nỗ lực "rơi nước mắt" trên những trang sách vở thì kết quả đạt lại sẽ không để bạn thất vọng. Có một câu nói nổi tiếng thế này "Phải có những ngày rơi nước mắt thì mới có những ngày nở nụ cười". Con người không phải là một cỗ máy không cảm xúc và cuộc đời thì không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng lên được ngại những lúc chông gai, yếu đuối.

    Đề 2 viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của anh chị về 2 câu thơ sau

    "Tôi yêu em yêu chân thanh, đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

    Bài làm

    Puskin là một nhà thơ vĩ đại, mặt trời của thi ca Nga. Trong các tác phẩm của Puskin, "Tôi yêu em" là viên ngọc quý giá trong thơ cả Nga. Bài thơ đã cho thấy tình yêu trong sáng, kiêu hanh, cao thượng, đáng trân trọng của tác giả qua 2 câu thơ:

    "Tôi yêu em yêu chân thanh, đằm thắm

    Cầu em được người tình như tôi đã yêu em"

    Từ "yêu" trong câu được nhắc lại 2 lần với cảm xúc chân thanh, đằm thắm tình yêu tươi sáng dạt dào. Một lần nữa tác giả nhấn mạnh khẳng định tình yêu dành cho người con gái, tình yêu của tác giả không nhỏ nhen, ích kỷ mà cao thượng, Puskin yêu nhưng không phải là tình yêu điên cuồng đến chiếm đoạt. Đó là tình yêu đầy lòng vị tha khi tác giả yêu nhưng vẫn "buông tay" để em tìm được hạnh phúc. Puskin vẫn cầu chúc cho em tìm được người yêu em như tôi đã yêu em. Lời cầu chúc của tác giả chân thành vị tha cao thượng, lời khẳng định tình yêu dịu dàng tha thiết, ta thấy được tình yêu tấm lòng cao cả của bộ Puskin dành cho người con gái mình yêu. Đó là cách cư xử đầy văn hóa đúng mực trong tình yêu.

    Đề 3: Phân tích diễn biến tâm trạng tác giả qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"

    Bài làm

    Trong đoạn trích tác giả đã có diễn viên thái độ phức tạp theo thời gian. Khi quan Tả mang thuốc ra Lê Hữu Trác cũng hiểu phải biết chừng mực rồi quan Chánh Đường tuy không hiểu sâu nhưng vẫn có kiến thức về thuốc. Ông tỏ thái độ bình thản dửng dưng trước căn bệnh của Thế tử vì bệnh vốn là do Thế Tử ở chốn màn che sơn son thép vàng "ăn quá lo mặc quá ấm" nguyên khí bị hao mòn mà ra. Tác giả cũng cho thấy sự lo ngại cho Thế tử một đứa trẻ nhỏ nhưng phải sống trong cảnh quá tù túng, ngột ngạt giữa chốn hậu cung nguy nga. Khi định kê đơn thuốc cho Thế tử tác giả đó có chút băn khoăn, do dự. Nghĩ nếu mình chữa được khỏi bệnh cho Thế tử thì sẽ bị mời ở lại phủ chúa bị công danh lợi lộc rang buộc khó mà trở về lại núi. Lê Hữu Trác nghĩ đến việc dùng phương thức hòa hoãn chữa bệnh một cách cầm chừng nhưng lại thấy làm việc như vậy thật trái lương y phụ lòng người trên mong mỏi. Cuối cùng ông vẫn quyết định chữa bệnh đúng với y đức để lương tâm khỏi day dứt Lê Hữu Trác quả là một thầy thuốc có kiến thức sâu rộng, dày dặn kinh nghiệm một con người có lương tâm, đức độ.

    Đề 4: Suy nghĩ của anh chị về triết lí, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ liên hệ ngày nay.

    Bài làm

    Nguyễn Công trứ có phong cách sống ngất ngưởng thực chất là tôn trọng trung thực, cá tinh, không chấp nhận "khắc kỷ phục lễ" uốn mình theo lễ và danh giáo của Nho gia. Nguyễn Công trứ biết rõ làm quan sẽ mất tự do nhưng ông vẫn muốn làm quan vì ông muốn thể hiện tài năng, hoài bão của bản thân. Ông quan niệm bản thân đã cống hiến hết tài năng, nhiệt huyết nên ông có quyền sống ngất ngưởng hơn các quan khác. Ông ý thức sẽ được tài năng, phong cách sống của bản thân. Ông tự hào về cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội, ông dám sống cho mình bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giao. Ông sống "ngất ngưởng" với phong cách, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức tài năng, nhân cách cá nhân.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...