Mở bài Trao duyên gián tiếp - Dẫn thơ, nhận định văn học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 24 Tháng ba 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Mở bài cho bài văn nghị luận về đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều)
    Vận dụng thơ, nhận định văn học

    Xem thêm: Mở Bài Chí Khí Anh Hùng Gián Tiếp - Vận Dụng Thơ, Nhận Định Văn Học

    Xem thêm: Mở Bài Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên Gián Tiếp


    Phần mở bài trong một bài văn nghị luận có vai trò vô cùng quan trọng. Mở bài không đơn giản chỉ là nêu vấn đề nghị luận. Muốn đạt điểm cao, tạo ấn tượng cho người đọc, mở bài ngoài đảm bảo yêu cầu chung, còn cần phải hay, sáng tạo.

    Phần mở bài thường có 3 nội dung chính:

    + Dẫn dắt vấn đề: Nêu một vài vấn đề liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởng dẫn người đọc, người nghe vào vấn đề bàn luận đặt ra ở đề bài. Dẫn dắt vấn đề cần sáng tạo, gây sự chú ý.

    + Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Vấn đề mà mở bài nêu ra chính là vấn đề mà nội dung bài viết cần làm sáng tỏ. Nêu vấn đề cần cách ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ.

    + Nêu giới hạn vấn đề: nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ nào (1 tác phẩm, 1 đoạn trích văn xuôi, 1 khổ thơ...)

    Phần nêu vấn đề và giới hạn vấn đề thường giống nhau. Mở bài hay hoặc không hay khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt vấn đề. Có nhiều cách để dẫn dắt vấn đề: đi từ tác giả tác phẩm, từ hoàn cảnh sáng tác, từ đề tài, từ nhận định văn học, từ một vấn đề lí luận, từ một sự so sánh, một sự khác biệt...

    Mở bài có hai dạng: trực tiếp và gián tiếp:

    - Mở bài trực tiếp: đề cập trực diện vấn đề, dẫn dắt đơn giản (Giới thiệu tác giả, tác phẩm, thời gian, không gian, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).

    - Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, đi từ nhận định văn học, từ một vấn đề lí luận, từ một sự so sánh, một sự khác biệt...

    Sau đây là một số mở bài gián tiếp cho bài văn nghị luận về đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều) – Nguyễn Du.

    [​IMG]

    Mở bài 1:

    Tiếng thơ ai động đất trời

    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

    Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

    Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

    (Tố Hữu)

    "Truyện Kiều" là một trong những tiếng thơ động đất trời, động lòng người trong muôn vàn tiếng thơ Nguyễn Du. Với 3254 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã kể cho chúng ta nghe câu chuyện đẫm nước mắt về cuộc đời bất hạnh của cô gái Vương Thúy Kiều. Toàn bộ "Truyện Kiều" là một tấn bi kịch. Đoạn trích "Trao duyên" là bi kịch nhỏ trong bi kịch lớn ấy.

    Mở bài 2:

    Mác-xen Pruxt từng nói: "Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới". Nguyễn Du với đôi mắt tinh tế và trái tim chan chứa yêu thương của mình đã thổi vào "Truyện Kiều" một sức sống bền bỉ. Đề tài thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một thứ "hạt" quen thuộc gieo trồng trên mảnh đất văn chương. Nhưng Nguyễn Du đã dồn cả tâm huyết, tinh huyết vào đứa con tinh thần của mình để tạo nên trái ngọt "Truyện Kiều". Viết về cuộc đời đầy bi kịch của Vương Thúy Kiều, từng trang sách Nguyễn Du như có "máu chảy trên đầu ngọn bút". Đọc đoạn trích "Trao duyên", người đọc phần nào thấm thía nỗi đau tận cùng của Thúy Kiều cũng như cảm phục biết bao vẻ đẹp nhân cách nàng dù rơi vào cảnh ngộ bi đát nhất.

    Mở bài 3:

    "Một nước không thể không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta; một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta; một nước không thể không có quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta." (Phạm Quỳnh). Như vậy, "Truyện Kiều" không chỉ là tuyệt tác của riêng Nguyễn Du mà đã trở thành linh hồn của dân tộc, mang trong nó tất cả những gì tinh túy nhất. Với "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã đưa văn thơ trung đại Việt Nam phát triển đến đỉnh cao rực rỡ. Tác phẩm là tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, thối nát, Toàn bộ "Truyện Kiều" là tấn bi kịch của người con gái tên Vương Thúy Kiều, đoạn trích "Trao duyên" là bi kịch nhỏ trong bi kịch lớn ấy.

    Mở bài 4:

    Nhà văn Sê-khốp từng nhận định: "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy". Nguyễn Du với tấm lòng nhân đạo sâu sắc và tài năng sáng tạo nghệ thuật bậc thầy đã thổi vào "Truyện Kiều" một sức sống bền bỉ. Đau với nỗi đau của nhân vật, Nguyễn Du hòa lòng mình vào từng câu, từng chữ của "Đoạn trường tân thanh". Để khi đến với người đọc, thi phẩm ấy khiến ai ai cũng như thấy "máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy" (Mộng Liên Đường). Dõi theo mười lăm năm "Nổi chìm kiếp sống lênh đênh"(Tố Hữu) với một chuỗi những đau khổ tủi nhục của nàng Kiều, bao trái tim người đọc phải thổn thức. Đoạn trích "Trao duyên" là biến cố mở đầu cho mười lăm năm bi kịch ấy.

    Mở bài 5:

    Tiếng người hát xưa thấm đầy nước mắt

    Thấm vị đời cay đắng khổ đau

    Hai thế kỷ đi qua trong nấm đất

    Mấy kiếp người, mấy cuộc bể dâu.


    Đó là những dòng cảm tác của Hoàng Trung Thông khi đứng trước mộ Nguyễn Du. Với tất cả những trải nghiệm của quãng đời lưu lạc, với tất cả nỗi đau nhân thế của một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, với tất cả sức mạnh nghệ thuật của một nghệ sĩ thiên tài, Nguyễn Du đã "hát" lên biết bao khúc hát "thấm đầy nước mắt", "thấm vị đời cay đắng khổ đau", trong đó có "Truyện Kiều". Nhà thơ đã trải lòng mình vào 3254 câu thơ lục bát để kể cho nhân thế nghe câu chuyện đầy bi thương về cuộc đời bất hạnh của nàng Kiều. Toàn bộ "Truyện Kiều" là một tấn bi kịch. Đoạn trích "Trao duyên" là bi kịch mở đầu cho chuỗi bi kịch đời Kiều đằng đẵng mười lăm năm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng tám 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Mèo Munn

    Bài viết:
    1
    Mở bài

    Trong suốt chiều dài lịch sử văn học có rất nhiều những thành tựu văn học rực rỡ thời kì trung đại của những nhà tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Phạm Ngũ Lão. Đóng góp vào dòng chảy văn học ấy ta không thể không kể đến đại thi hào của dân tộc - Nguyễn Du. Ông không nhắc đến đại thi hào của dân tộc - Nguyễn Du. Ông không những là một nhân cách lớn mà đồng thời còn là một nhà văn, nhà thơ vĩ đại. Những sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nhưng tiêu biểu nhất trong số đó là tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay còn biết tới cái tên là Truyện Kiều. Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng cũng như là tư tưởng của tác giả. Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện có sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều Truyện. Thế nhưng bằng sự sáng tạo của nghệ sĩ, Nguyễn Du đã biến một cốt truyện bình thường trở thành một kiệt tác. Nếu như Kim Vân Kiều Truyện là một câu chuyện "tình khổ" thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên những điều trông thấy trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.

    [​IMG]


    Mở bài 2:

    Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông có những đóng góp lớn lao cho nền văn học dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông khá đồ sộ và nhiều tác phẩm có giá trị trong đó Truyện Kiều được coi là một kiệt tác. Tác phẩm đã kể về cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị đẩy vào tình trạng khôn cùng, đoạn trích "Trao duyên" đã diễn tả một phần của những nỗi đau ấy của Thúy Kiều. Đoạn trích sau đã diễn tả tâm trạng đau đớn của thúy kiều sau khi phải trao duyên:

    "Mai sau dù có bao giờ

    [..]

    Rưới xin giọt nước cho người thác oan"

    Mở bài 3:

    Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, nhắc tới Nguyễn Du người ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều một tác phẩm văn học kiệt tác của Việt Nam. Đoạn trích "Trao duyên" nằm trong phần II "gia biến và lưu lạc" bắt đầu từ câu thơ 723 đến câu thơ 756. Đoạn trích đã miêu tả diễn biến tâm trạng éo le của Thúy Kiều cũng như tâm trạng xót xa của Thúy Kiều khi phải nhờ em nối duyên với Kim Trọng để làm trọn trữ "tình". Sự việc trớ trêu của Thúy Kiều bắt đầu khi Kiều phải bán mình để chuộc cha và em mình. Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất trong Truyện Kiều kể về cuộc đời bất hạnh đớn đau đầu tiên trong 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều, cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh. 14 câu thơ đầu của đoạn trích là lời nhờ cậy và lí lẽ trao duyên của Thúy Kiều vừa khôn khéo nhưng cũng vừa đau đớn đến xé lòng:

    "Cậy em em có chịu lời

    [..]

    Duyên này thì giữ vật này của chung."
     
    LieuDuong, chiqudollNấm Xinh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng năm 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...