Truyện Ngắn Miếu Hoang - Trường Lê

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Bụi, 18 Tháng một 2020.

  1. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 21: "Thanh Long"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Trời nắng quá thầy Lương nhỉ? – Ông Vọng nói.

    Khẽ lau mồ hôi trên trán, thầy Lương sắp xếp lại một ít vật dụng trong tay nải rồi gật đầu trả lời:

    - Vừa qua chính ngọ, hai ngày gần đây, kể từ sau cơn mưa thời tiết chuyển hanh khô, nắng nóng một cách khó hiểu.

    Ông Vọng khẽ hỏi:

    - Liệu chuyện của làng có cách giải quyết không hả thầy?

    Thầy Lương đáp:

    - Đừng nóng vội, trước mắt cứ thực hiện theo những gì chúng ta được mách bảo. Còn về vấn đề nguồn nước, trận mưa vừa qua đúng là trong họa lại có phúc. Nhà nào cũng tích được một lượng nước mưa đủ dùng trong vòng 1 tháng tới. Trong thời gian này phải nhanh chóng tìm ra nguồn cơn dẫn đến việc mạch nước ngầm do đâu nhiễm độc. Cơ mà bác trưởng làng cũng phải dặn dò mọi người cần phải cực kỳ tiết kiệm nước, cẩn tắc vô áy náy, còn chưa biết tình trạng này kéo dài bao lâu.

    Ông Vọng vâng dạ nói tiếp:

    - Nhưng ví dụ trong trường hợp tìm được nguyên nhân thì liệu có cách giải độc không thầy? Vì như thầy thấy đấy, nước giếng bị nhiễm độc hết, chẳng lẽ phải tát cạn hay sao?

    Thầy Lương mỉm cười:

    - Cũng có thể hoặc không, thực ra mà nói, loại độc có trong nước cho đến lúc này tôi cũng chưa xác định được nó là loại độc gì. Khi không có phản ứng thì độc trong nước không có biểu hiện gì, nguồn nước vẫn trong, không bốc mùi.. Bác trưởng làng đừng lo, vạn vật trên đời đều tương sinh, tương khắc, độc còn có thể dùng độc trị cơ mà. Ngày hôm trước tại nhà trưởng làng, chắc trưởng làng cũng đã thấy vết nứt trên mai rùa, từ vị trí trung tâm của mai rùa bị vỡ, ngay sau đó những vết nứt lan rộng trên khắp bề mặt chiếc mai. Điều này ám chỉ, điểm trung tâm nơi bị vỡ của mai rùa chính là Long Mạch, độc có thể xuất phát từ đó và lan rộng ra khắp mạch nước ngầm trong làng. Vậy nên, khi xác định được nguồn gốc nơi độc phát tác, ắt sẽ có cách khắc phục. Nhưng suy cho cùng đó vẫn chỉ là dự đoán của tôi, tiếc là khả năng của tôi có hạn, không thể giải quyết ngay được.

    Ông Vọng vội đáp:

    - Ấy chết, thầy đừng nói như vậy.. Nghe thầy phân tích tôi cũng yên tâm phần nào. À mà nãy thầy hỏi tôi về chuyện cặp vợ chồng chết cách đây hơn 20 năm phải không?

    Thầy Lương nói:

    - Đúng vậy, bởi vì họ cũng là người từng đào bới ở khu đất này. Nếu được thì bác trưởng làng kể rõ chi tiết cho tôi nghe xem sao.

    Ông Vọng thở dài rồi bắt đầu kể:

    - Năm đó tôi vừa xuất ngũ, chiến tranh mới chấm dứt, người dân còn khổ cực nhiều lắm. Mà làng tôi thầy cũng biết rồi đấy, người dân chỉ biết làm nghề nông, bà con lại bảo thủ, cổ hủ, sống theo tập tục của làng từ bao đời nay nên khi ấy lớp trẻ như tôi có khuyên các cụ cũng không nghe. Làng Văn Thái đất rộng, nhưng việc trồng trọt cũng không giúp đời sống của dân làng bớt cực nhọc được là mấy. Nhắm thấy Bãi Hoang này địa hình bằng phẳng, lại có kênh nước chạy ngang qua, tôi mới đề xuất ý kiến đến đây để khai hoang. Vì từ nhỏ tôi đã biết Bãi Hoang này mấy chục năm đều bỏ hoang, không ai canh tác. Mà đất đó làng cũng coi như bỏ, chẳng thèm đoái hoài gì đến luôn. Tuy nhiên, lạ một cái, khi tôi nói muốn đến Bãi Hoang để canh tác thì hầu như các hương thân, phụ lão đều ngăn cản. Họ bảo rằng đất đó không trồng trọt được, cây gì cũng không lớn nổi, chỉ có cỏ là sống được. Vốn tính bộ đội, xông pha bom đạn còn chẳng sợ thì sợ gì mấy câu chuyện ma quỷ của các cụ. Vậy nên dù bị ngăn cản nhưng tôi vẫn quyết tập hợp được thêm một vài người nữa trong làng, cũng đều là những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài tôi ra thì còn có 6 người nữa, trong đó có cặp vợ chồng kia. Năm ấy tôi chưa đầy 30, còn hai người họ hình như kém tôi 3-4 tuổi gì đó. Hôm nay ngồi tại Bãi Hoang, tôi lại nhớ đến giọng nói của họ.. Người chồng tên Đà, còn người vợ tên Liễu.

    Ông Vọng hồi tưởng..

    [..]

    - Wow, khu đất này đẹp quá anh Vọng nhỉ? Đất này xây nhà còn hết xẩy chứ đừng nói là canh tác để trồng trọt.

    Vọng đưa tay lên trán che mặt trời rồi hướng tầm mắt ra xa bao quát một lượt, Vọng cười:

    - Đẹp thật, địa hình bằng phẳng, có kênh nước chạy qua, này chỉ cần đào mương dẫn nước tận ruộng là tha hồ mà trồng trọt.

    Liễu hỏi Vọng:

    - Mà sao các cụ lại nói đất ở đây không trồng trọt được gì nhỉ? Em thấy cỏ mọc xanh mướt thế này cơ mà?

    Vọng đáp:

    - Cô chú còn lạ gì các cụ trong làng, làng mình ấy, từ xưa đến nay luôn có những tục lệ riêng biệt, thậm chí ngay cả trong làng còn có những địa điểm mà các cụ cấm không cho người khác ra vào cơ mà. Cô chú theo người thân chạy nạn từ nhỏ nên không biết chứ, tôi từ ngày bé đã được quán triệt là không được lang thang ra Bãi Hoang này rồi, cỏ tốt thì tốt thật nhưng chẳng ai dẫn trâu bò ra đây chăn thả đâu. Nhưng chiến tranh xong, các cụ hương thân, già tuổi nhất làng cũng không còn mấy ai, thành ra giờ nó cứ phiên phiến đi.

    Đà hỏi:

    - Nơi này có vấn đề gì hả anh Vọng?

    Vọng khẽ lắc đầu:

    - Tôi cũng không biết, chỉ biết là nhỏ bị cấm đến đây thôi chứ tại sao thì chẳng ai nói. Mà thôi, các cụ thì ai chẳng có những truyền thuyết ly kỳ, bí ẩn, rùng rợn.. Ông bà ta lúc còn sống chẳng là những kho truyện ma, nghe các cụ có mà nghe cả ngày. Đi lính về hơn năm nay, thấy đất đai làng ta bỏ không nhiều quá, nhất là nơi này, vừa đẹp lại vừa tiện cho việc trồng trọt, cày cấy.. Vậy mà bỏ không chắc cũng phải mấy chục năm rồi quá. Khai khẩn mà ngon lành, có khi cô chú dựng cái nhà ở đây mà ở khà khà khà.

    [..]

    Đến đây, ông Vọng dừng lại một nhịp rồi nhìn thầy Lương buồn bã:

    - Nói thật với thầy, hơn 20 năm nay, nhiều đêm tôi cũng nằm suy nghĩ rồi nhớ tới họ. Vì sau cái chết của họ, các cụ trong làng cho rằng họ chết là do xâm phạm vào mảnh đất bị nguyền rủa. Nhưng thầy thấy đấy, ngoài vợ chồng họ ra thì tôi cũng đào, mà mấy người khác cũng đào bới, xới đất.. Nhưng chúng tôi có bị làm sao đâu, vậy nhưng tôi vẫn canh cánh trong lòng, vợ chồng Đà – Liễu chết là do một phần lỗi của tôi. Kỳ thực trên đời này có những thứ không nghe các cụ không được.

    Thầy Lương hỏi:

    - Nhưng trước đó họ có biểu hiện gì lạ không?

    Ông Vọng suy nghĩ một hồi rồi trả lời:

    - Hai ngày đầu tiên, sau khi phân đất cho từng hộ thì họ làm việc chăm chỉ lắm, phát quang bụi rậm, cắt cỏ.. Ban ngày chúng tôi đến đây làm việc, đến chiều thì về. Chẳng ai làm sao cả, ai cũng vui vẻ vì khi xới đất lên, đất tơi xốp, có độ ẩm tốt. Chúng tôi còn tính trồng những loại cây dài ngày nhưng cho hiệu quả kinh tế cao cơ mà.

    Đột nhiên ông Vọng nhớ đến điều gì đó, ông nói:

    - Nhưng.. đúng rồi, buổi chiều của ngày làm việc thứ 2.. Khi mà tôi cùng 4 người kia thu dọn đồ chuẩn bị ra về thì hai vợ chồng họ đi đâu đó, tôi phải gọi đến câu thứ 3 họ mới hớt hải chạy ra và nói là đi rửa chân tay. Sớm đó vẫn còn kêu mệt, nhưng lúc ra về, trên đường cả hai cứ tủm tỉm nhìn nhau cười vui vẻ lắm. Nghĩ vợ chồng son, mới cưới nên tình tứ, chúng tôi còn trêu cơ mà. Khi đó Liễu còn quay lại hỏi lại tôi..

    [..]

    - Ủa mà bác Vọng này, sao bác không gọi cả vợ bác ra đây làm cùng.

    Vọng đáp:

    - Nhà tôi cũng có ruộng mà, tôi đi làm với mọi người để mọi người đỡ nghi kỵ là đất đai có vấn đề, vợ tôi ở nhà lo chuyện đồng áng chứ.

    [..]

    Ông Vọng nói tiếp:

    - Sáng hôm sau, khi tôi cùng 4 người kia ra đến Bãi Hoang thì đã thấy vợ chồng Đà – Liễu có mặt ở đó từ sớm. Khoảng tầm tiếng sau thì Liễu bị đau bụng, họ bỏ dở công việc đang làm rồi xin về luôn. Chiều hôm đó tôi có đến thăm xem tình hình thế nào thì vợ chồng họ nói không ra Bãi Hoang nữa. Tôi có hỏi lý do thì họ chỉ bảo là ốm đau nên không làm được. Mình cũng không ép họ được nên cũng đành chịu. Những ngày sau đó nhóm của tôi vẫn tiếp tục làm, đất đai cải tạo xong, chúng tôi bắt đầu gieo trồng.. Ba ngày sau khi đến nhà thì phát hiện họ đã chết. Cái chết của họ khiến cho dân làng xôn xao một thời gian dài, một thời gian sau nữa những cây giống, hạt giống mà chúng tôi trồng trên Bãi Hoang cũng cứ thế chết dần, không sống nổi. Và lúc này các cụ già trong làng cho rằng, cái chết của họ là do xâm phạm đến Bãi Hoang. Khi ấy những người đi cùng tôi bắt đầu sợ, cuối cùng thì từ đó đến nay, Bãi Hoang vẫn là Bãi Hoang.

    Thầy Lương nheo mày:

    - Qua câu chuyện mà trưởng làng vừa kể, đúng là vợ chồng nhà nọ có chút vấn đề. Rõ ràng trước đó còn phấn khởi làm việc, nhưng ngay sau lại đổi ý. Điều này càng khiến cho suy nghĩ của tôi là đúng. Một gia đình khó khăn, không thể tự nhiên lại có số tiền lớn như vậy được. Mà cho tôi hỏi trưởng làng câu này?

    Ông Vọng đáp:

    - Có gì thầy cứ hỏi.

    Thầy Lương tiếp tục:

    - Từ đời ông bà, cha mẹ của trưởng làng, có ai có liên quan gì đến Bãi Hoang này không? Ví dụ như trước đó từng có ai trong gia đình sống ở đây hoặc canh tác ở đây chẳng hạn.

    Ông Vọng lắc đầu:

    - Không thầy ạ, gia đình tôi là người gốc của làng này, tuy không khá giả nhưng cũng có mảnh ruộng để trồng trọt từ đời các cụ để lại. Nên tôi chắc chắn các cụ không có ai canh tác ở Bãi Hoang đâu. Mà sao thầy lại hỏi vậy?

    Thầy Lương im lặng suy nghĩ một hồi lâu, lúc sau thầy nói:

    - Trưởng làng là người tốt, chậc, thôi thế này, tôi cũng không muốn giấu làm gì.. Bãi Hoang, hay là khu đất mà chúng ta đang đứng ở đây quả thực không phải là mảnh đất bình thường đâu, đất ở đây có thế đất rất rõ ràng. Chỉ có điều hình như làng mình không ai biết.

    Ông Vọng hồi hộp hỏi lại:

    - Ý thầy là sao ạ?

    Thầy Lương đáp:

    - Mảnh đất này có thế Thanh Long, một trong tứ tượng tạo hình của Long Mạch.
     
  2. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 22: Gạch Đỏ.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ông Vọng tròn mắt ngơ ngác, tất nhiên làm sao ông Vọng có thể hiểu được những gì mà thầy Lương vừa nói, bởi ông không phải người biết về phong thủy, chẳng để ông Vọng chờ đợi lâu, thầy Lương tiếp tục:

    - Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là Tứ Tượng hay còn gọi là Tứ Thanh Tú tạo nên Long Mạch. Thanh Long tượng trưng cho chính đông, nơi này cỏ mọc xanh tốt, có phần đất nhô cao hơn so với địa hình, về bản chất dương khí nơi đây rất mạnh. Bởi vậy khung cảnh hữu tình, thơ mộng, nói cách khác nơi đây có thế đất tốt. Duy chỉ có điều tôi đang thắc mắc tại sao lại không thể gieo trồng ở nơi này mặc dù cỏ lau phát triển sinh sôi um tùm. Tả Thanh Long. Hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ. Để tôi nói thế này cho trưởng làng dễ hiểu, hãy tưởng tượng Long Mạch giống như một chiếc ngai vàng, thì khi ấy, Thanh Long sẽ là tay ghế trái, Bạch Hổ là tay ghế phải, Huyền Vũ là phần lưng ghế, còn Chu Tước là chiếc ghế nhỏ dùng để đặt chân khi ngồi vào ngai vàng. Và khi bác trưởng làng ngồi vào ngai vàng đó thì nơi ấy chính là Long Mạch.

    Ông Vọng rối rít:

    - Thầy quả thực là cao nhân, nói vậy nghĩa là thầy đã biết được Long Mạch nằm ở đâu phải không ạ?

    Thầy Lương khẽ lắc đầu:

    - Tạm thời vẫn chưa thể chắc chắn, bởi chỉ xác định được Thanh Long thì vẫn chưa quả quyết được rằng Long Mạch nằm ở đâu. Nhưng bước đầu như vậy thì chúng ta còn có cơ sở để tìm Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Nhưng đến thời điểm này thì tôi chắc chắn rằng, Long Mạch của vùng đất này có vượng khí vô cùng tận, là một nơi có địa mạch cực tốt. Nhưng tôi không hiểu tại sao, và vì đâu mà có người lại dùng thuật Giấu Long Mạch để che giấu điều này. Chưa kể đến việc sau 100 năm Long Mạch mới bị động dẫn đến tai ương cho người dân nơi đây. Dù lý do gì đi nữa thì người Giấu Long Mạch không có ý đồ tốt. Thử nghĩ mà xem, nếu không phát hiện kịp thời, nguồn nước bị nhiễm độc, mọi người vẫn dùng nước giếng thì có lẽ bây giờ số lượng người chết trong làng đã không thể đếm được.

    Nghe thầy Lương nói mà ông Vọng rùng mình, bủn rủn hết cả chân tay. Nghĩ lại thì đúng như vậy, nguồn nước từ giếng làng là nguồn nước sinh hoạt thứ chính của hầu hết dân làng văn thái, trước đó họ vẫn dùng nước giếng để tắm, để cho gia súc, gia cầm uống. Sẽ ra sao nếu như người dân làng Văn Thái không biết về chất độc trong nước và cứ thế sử dụng, ông Vọng thực không dám tưởng tượng.

    Thầy Lương nói tiếp:

    - Vậy cho nên tôi mới nói, cơn mưa kéo dài 5 ngày ấy là trong phúc có họa. Mùa màng tuy không cứu được, nhưng bù lại dân làng Văn Thái đã tích được lượng nước mưa trong cơn khốn cùng này. Từ xưa đến nay, tính mạng của con người mới là quan trọng nhất, giữ được mạng thì mới tiếp tục làm ra của cải được. Ý trời đã vậy, bác trưởng làng đừng tự dằn vặt hay trách móc bản thân mình. Bác chính là người đã cứu cả làng đấy.

    Ông Vọng xua tay:

    - Thầy đừng nói thế, tất cả là nhờ thầy chỉ bảo, tôi chỉ làm theo thôi chứ có giúp được gì đâu.

    Thầy Lường mỉm cười:

    - Sao lại không? Thử nghĩ xem, nếu như bác trưởng làng là người nhỏ nhen, ham lợi, khi tôi đến xin ở nhà mà bác không cho thì chẳng phải làm gì còn sau đó, có đúng không nào. Tất cả là nhờ vào lòng nhân hậu, thương người của bác cả. Nhìn người dân trong làng yêu quý, tôn trọng, nhất mực nghe lời bác như thế, tôi quả thực đã không nhìn lầm người. Mỗi chúng ta, khi sinh ra đều có số phận của riêng mình, tai ương, phúc phần đều là do nhân quả báo ứng tiền kiếp, hoặc từ nhiều kiếp trước mà thành. Qua cơn mưa dài ngày ấy tôi thấy rằng, số mệnh của dân làng Văn Thái vẫn chưa tận, ông trời vẫn chưa tuyệt đường sống của mọi người, vẫn còn có thể cứu vãn. Bác trưởng làng đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết. Tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp mọi người vượt qua tai kiếp này, cũng như trả ơn trưởng làng những ngày vừa qua.

    Ông Vọng nghe xong mà rơm rớm nước mặt, ông khẽ chắp tay lại rồi cúi đầu trước thầy Lương:

    - Đội ơn thầy lắm lắm, làng Văn Thái xin trông cậy cả vào thầy.

    Phía trước mặt, nơi mà Sửu và Lực vẫn đang miệt mài đào bới, do thời tiết nắng nóng, sức người cũng có hạn, Lực và Sửu không chịu nổi đành phải đi vào bóng râm nơi bụi cỏ lau mà thầy Lương cùng ông Vọng đang ngồi nói chuyện. Đưa nước cho Sửu, ông Vọng nói:

    - Hai cậu nghỉ đi, để đó tôi đào tiếp cho.

    Tu ừng ực bình nước, Sửu xua tay:

    - Đã bảo bác trưởng làng đừng lo rồi mà. Nghỉ mệt một chút hai anh em tôi lại đào tiếp.

    Thầy Lương hỏi:

    - Đã đào sâu được bao nhiêu rồi?

    Lực đáp:

    - Đã được hơn 2 thước rồi ạ.

    Thầy Lương gật đầu:

    - Vậy là còn 4 thước nữa, xin lỗi vì đã bắt hai cậu phải đào giữa trời nắng thế này. Nhưng chuyện cấp bách, càng sớm tìm được nguyên nhân, dân làng càng bớt nguy hiểm.

    Sửu cười, lau đi những giọt mồ hôi đang túa ra trên khuôn mặt, Sửu nói:

    - Thầy đừng bận tâm, việc của làng mà thân là con dân trong làng sao có thể phàn nàn, nề hà.. Trước khi chiều tối, chắc chắn anh em chúng tôi sẽ đào xong. Nhưng không biết liệu đào sâu 6 thước sẽ tìm thấy gì nhỉ?

    Thầy Lương trầm ngâm:

    - Cái này tôi cũng không biết được, nhưng chúng ta ở đây đều có nguyên nhân của nó. Lời mách bảo từ thần bảo hộ trong giấc mơ của tôi tính tới hiện tại đều trùng khớp. Nhưng hai cậu phải nhớ, trong lúc đào bới, tuyệt đối không được tháo sợi dây đỏ có hạt tràng kia ra khỏi người. Khi đào thấy gì lập tức báo cho tôi ngay, không được tự động sờ vào thứ gì cả.

    Lực và Sửu vâng dạ gật đầu, nghỉ ngời được chừng 15 phút, cả hai lại bắt tay vào đào bới. Hơn 2h chiều, cái hố mà Sửu với Lực đang đào mỗi lúc một sâu hơn, lúc này dưới hố chỉ còn thấy phần đầu của cả hai nhô lên. Thầy Lương ước chừng họ đã đào được tầm hơn 4 thước.

    Sau khi nghỉ ăn chút lương khô đem theo, Lực và Sửu càng đào nhanh hơn. Phải nói hai anh em Sửu có sức khỏe hơn người, nếu như hôm nay không có họ thì chắc còn phải lâu lắm ông Vọng với thầy Lương mới đào được đủ độ sâu.

    Trời chuyển về chiều nhưng nắng vẫn oi bức, thi thoảng ông Vọng phải đem nước ra cho hai anh em Sửu vừa uống, vừa đào. Đang định đem khăn ướt với nước ra khu vực hố thì từ dưới hố, Sửu nói vọng lên:

    - Thầy Lương, bác trưởng làng ơi.. Lại đây xem này, có cái này..

    Ông Vọng nhìn thầy Lương rồi cả hai lập tức chạy lại miệng hố nơi anh em Sửu đang đào, ông Vọng nói:

    - Có phải đào được thứ gì đó rồi không?

    Lực đặt cái xẻng lên mặt đất rồi lau mồ hôi nói:

    - Chưa thấy gì, nhưng mà chỗ đất này cứng quá.. Cứ như đào vào đá ấy.

    Lực nhảy lên miệng hố để Sửu có thêm không gian, hình như Sửu đang dùng tay không vét vét chỗ đất dưới chân, Sửu thờ phì phò rồi nói:

    - Gạch, là gạch đỏ.. Sao lại có gạch đỏ ở đây nhỉ? Đùa chắc?

    Thầy Lương vội trèo xuống hố, ông nói Sửu dừng đào, quả đúng như lời Sửu nói, dưới cái hố đang đào dở là một hàng gạch đỏ. Không thể nào mà tự nhiên lại có gạch đỏ ở đây cả. Mà gạch này không phải gạch vụn, nó được ghép vào nhau thành một hàng gồm 3 viên.

    Thầy Lương nhìn ông Vọng rồi hỏi:

    - Trước đây nơi này từng có nhà hay kiến trúc nào được xây dựng sao?

    Cả ông Vọng lẫn anh em Sửu đều ngơ ngác, ông Vọng nói:

    - Trước đó thì tôi không biết, nhưng ngay từ khi tôi còn nhỏ thì nơi này đã được gọi là Bãi Hoang, nghĩa là chẳng có ai ở đây cả. Mà năm nay tôi ngoài 50 thì ít nhất là mấy chục năm nay không có ai xây dựng ở đây cả.

    Thầy Lương nhìn hàng gạch ba viên, ông suy nghĩ rồi tiếp tục nói:

    - Như trưởng làng nói, ngôi làng này có lịch sử 100 năm, có khi còn dài hơn thế. Nghĩa là ít nhất 50 năm trước khi trưởng làng sinh ra là cả một khoảng thời gian rất dài. Có thể trong khoảng thời gian đó dã có người xây nhà, dựng cửa ở đây.. Hoặc nó có thể là cả một kiến trúc lớn hơn nữa. Căn cứ vào loại gạch đỏ này tôi có thể khẳng định, người xây dựng nơi này chắc chắn là người giàu có, thậm chí là cực giàu.. Bởi nếu như cách đây gần 100 năm mà dùng gạch để xây dựng thì đó không phải tầm thường.

    Ước chừng mới chỉ đào được tầm 5 thước, thầy Lương nói với Sửu:

    - Vẫn chưa đủ độ sâu, phiền hai anh em cậu cố gắng đào thêm một chút nữa.

    Thầy Lương không nói thì anh em Sửu cũng đã tính trước điều này. Ban nãy Lực nhảy lên khỏi hố là để đi lấy đục. Cầm thanh đục bằng sắt dài tầm 1, 5m. Lực nhảy xuống hố rồi nhìn Sửu nói:

    - Gặp đất cứng rồi, may lúc đi em bảo cầm theo cái này, không thì giờ có xúc bằng mắt.

    Sửu cười:

    - Vẫn là chú chu đáo, thầy với bác trưởng làng yên tâm đi, chúng tôi đào tiếp đây.

    Thầy Lương với ông Vọng trèo lên miệng hố, bên dưới Lực với Sửu kẻ đục người đào, nhưng cả hai cũng vô cùng cẩn trọng bởi độ sâu lúc này đã là 5 thước, chỉ còn một chút nữa thôi là đúng với yêu cầu của thầy Lương, họ không dám mạnh tay vì sợ đục trúng thứ mà thầy Lương đang tìm.

    Phía trên mặt đất, thầy Lương nhìn bao quanh khu vực Bãi Hoang một lần nữa, ông lẩm nhẩm:

    - Rốt cuộc, trong quá khứ thứ gì đã biến mất tại nơi này?
     
  3. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 23: Phong Thư Bọc Giấy Dầu.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Keng.. Keng"

    Tiếng kim loại va chạm vào vật cứng vang lên, ông Vọng chạy lại chỗ thầy Lương gọi vội vàng:

    - Thầy, thầy lại đây mà xem.. Lại đào trúng cái gì rồi.

    Thầy Lương cũng vừa nghe thấy âm thanh phát ra từ bên dưới hố, chắc hẳn Sửu và Lực đã đào vào thứ gì dó rất cứng nên mới phát ra tiếng như vậy. Từ trên miệng hố nhìn xuống, thầy Lương thấy Lực đang xoa hai bàn tay vào nhau, Lực nói:

    - Mẹ kiếp, sao mà cứng thế, không đào được nữa rồi.. Cứng lắm.

    Sửu ngước lên trên nói tiếp:

    - Quả thực là cứng lắm thầy ạ, đục vào nó mà chỉ sứt mẻ có một tí ti.

    Thầy Lương hỏi:

    - Là đá phải không?

    Sửu gật đầu:

    - Đá thầy ạ, mà sao đá cứng thế không biết.

    Thầy Lương nói ông Vọng đi lấy chút nước rồi đổ xuống hố. Tiếp đó, ông dùng tay rửa trôi đi lớp bùn đất còn bám trên bề mặt hòn đá mà hai anh em Sửu đang đào. Nhưng khi lớp bùn được rửa bớt đi, thầy Lương dùng xẻng hớt nhẹ lớp đất xung quanh thêm một chút nữa. Lúc này cả 4 người mới nhận ra, đó không phải là hòn đá mà là cả một tảng đá vân mây vuông vắn, còn một điều nữa, tảng đá đó không nằm một mình, cái hố mà hai anh em Sửu đang đào tầm khoảng 80 x 80 thì tảng đá đó có kích thước 60 x 40 được chia cắt bởi hàng gạch đỏ mà ban nãy đào trúng.

    Thầy Lương một lần nữa trèo lên miệng hố, từ trên nhìn xuống dưới, thầy Lương hỏi ông Vọng:

    - Bác trưởng làng, bác nhìn có thấy quen không?

    Ông Vọng đáp:

    - Có phải đây là.. móng..

    Thầy Lương gật đầu:

    - Đúng vậy, chính là nền móng của một ngôi nhà hoặc có thể là một dinh thự lớn. Bởi vì căn cứ vào gạch đỏ, cộng với tảng đá vân mây vuông vức kia, nền móng này nếu như tồn tại cách đây ít nhất 50 năm về trước thì nó không phải thứ mà người nghèo có thể làm được. Hơn nữa, biến đá tảng thành những khối vuông, sau đó dùng chúng để đặt móng, kỹ thuật này không phải ai cũng biết. Mà dù biết cũng không có điều kiện để mà xây dựng. Thường thì chỉ những biệt phủ, những công trình lớn của những phù hào, quan lại họ mới làm như thế này. Làng Văn Thái đến nhà gạch cũng chỉ đếm được trên 1 bàn tay. Vậy tại sao ngay Bãi Hoang này, khu đất được cho là bỏ hoang mấy chục năm nay, như lời bác trưởng làng nói thì đời cha mẹ trưởng làng nơi này đã được gọi là Bãi Hoang lại xuất hiện một nền móng chắc chắn đến như vậy. Móng còn đây, vậy kiến trúc trên bề mặt đã biến đi đâu, và tại sao nó lại biến mất? Nền móng này chắc chắn là do con người xây dựng, trước khi nơi này trở thành Bãi Hoang.. chuyện gì đã xảy ra?

    Rất nhiều câu hỏi cứ thế hiện ra trong đầu thầy Lương mà chưa có lời giải đáp, cả ông Vọng với hai anh em Sửu cũng bàng hoàng. Chưa bao giờ họ nghĩ, Bãi Hoang lại có một bí ẩn đến như vậy. Nếu như không phải chính tay họ đào thấy những viên gạch đỏ, tảng đá vân mây vuông vức, mà không phải chỉ có một tảng thì chắc có nói họ cũng không bao giờ tin.

    Sửu ấp úng:

    - Bây giờ.. phải làm sao hả.. thầy?

    Thầy Lương trả lời:

    - Giờ tiếp tục đào cũng không phải cách, tảng đá này được dùng để đặt móng, vậy giờ thay vì phá vỡ nó chúng ta nên tìm cách cậy nó lên. Quanh tảng đá đều có những gờ nối ngăn cách bởi hàng gạch đỏ. Đào đến chân tảng đá rồi dùng sức bẩy nó lên.

    Sửu vâng dạ rồi ra hiệu cho Lực tìm cách để nhanh chóng lật được tảng đá. Hai anh em Sửu tiếp tục dùng sức đào bới. Chính giữa cái hố, tảng đá vân mây càng lúc càng lộ rõ. Thầy Lương và ông Vọng đứng bên trên hồi hộp chờ đợi, ở bên dưới, Sửu và Lực đang dùng thanh xà beng dài để làm đòn bẩy, hai anh em dùng hết sức, nghiến răng nghiến lợi hô lớn:

    - NÀO.. 1.. 2.. 3.. NÀO.. H Y.. A.. H Y..

    Phải đến 5 lần 7 lượt như vậy thì lúc này tảng đá mới bắt đầu nhúc nhích. Sửu lên hết gân cốt, mắt mũi trợn ngược, miệng mím chặt lại, cả Lực cũng thế. Không ai bảo ai, cả hai cùng gật đầu rồi cùng nhau hét lớn:

    - LÊN.. NÀO.. LÊN..

    "Keng.. Keng.. Keng.."

    Tiếng thanh xà beng va vào tảng đá, đất bên dưới hố bị hất tung lên trời, Lực và Sửu thở hồng hộc, họ ngồi phịch luôn xuống đất vì đã quá mệt, hai anh em nhìn nhau vừa cười vừa thở. Bên trên, ông Vọng hô:

    - Bẩy được rồi.. Bẩy được rồi.. Thầy Lương ơi, bẩy lên được rồi kìa.

    Thầy Lương cũng mừng không kém khi tảng đá đã được lật lên, nhưng khi nhìn vào cái hố mà tảng đá để lại thì dưới đó chẳng có gì cả.

    Sửu và Lực thẫn thờ bởi bên dưới tảng đá này lại có thêm một tảng đá khác, chúng có độ cao tầm 40cm chồng lên nhau. Nếu tính cả độ cao của tảng đá vừa được lật lên thì cái hố mà anh em sửu đang đào sâu đúng 6 thước. Nhưng tại sao dù đã lật được tảng đá lên mà bên dưới lại không có gì.

    Ông Vọng buồn rầu nhìn thầy Lương khẽ hỏi:

    - Vậy là sao hả thầy?

    Bên dưới chỉ là một lớp đá khác, cố gắng công sức cả ngày hôm nay, cũng đã đào đến kiệt cả sức, nhưng rốt cuộc họ vẫn chưa thể tìm được thứ gì ngoài đá và đá. Thấy mọi người đang nản dần, Sửu cầm lấy thanh xà beng rồi quát Lực:

    - Đứng dậy, tiếp tục đào.. Tiếp tục bẩy nốt tảng đá phía dưới này lên. Trời vẫn còn sáng, đừng vội bỏ cuộc.

    Ông Vọng ngăn sửu lại rồi nói:

    - Thôi, dừng lại đi.. Hôm nay 2 cậu cũng hết sức rồi.. Có gì để mai tiếp tục, có đào tiếp thì lát nữa trời cũng sẽ tối.

    Ức quá, Sửu đâm mạnh thanh xà beng vào mặt dưới của tảng đá vừa lật lên ban nãy, Sửu chửi thề:

    - Khốn kiếp, tức quá đi mất.. Sao lại chôn lắm đá thế không biết.

    Sau cú va đập, trong lúc Sửu định trèo lên mặt đất thì Lực kéo tay Sửu lại khiến cho Sửu càng bực:

    - Cái gì nữa?

    Lực nói:

    - Anh Sửu, nhìn kìa..

    Sửu quay lại thì tảng đá mà hai anh em lật lên hồi nãy đã vỡ ra làm đôi, một điều quá dị thường, lúc sớm, khi mới đào đến mặt trên tảng đá, Lực dùng hét sức đục vỡ nó mà nó chỉ mẻ mỗi chút, điều này chứng tỏ tảng đá rất cứng. Vậy mà vừa rồi, Sửu đập xà beng vào mặt dưới thì tảng đá đã vỡ ra làm hai. Khi hai nửa của tảng đá tách ra thì từ chính giữa tảng đá rơi ra một thứ gì đó mỏng như giấy. Lực đính cúi xuống nhặt thì thầy Lương ngăn lại:

    - Để đó, đừng chạm tay vào.. Hóa ra thứ chúng ta đang tìm lại nằm bên trong tảng đá.

    Nhìn gần hơn thì đó giống như một phong thư dài khoảng 1 gang tay, bên ngoài được bọc kỹ bằng 1 lớp giấy dầu. Nhìn phong thư đó rât bình thường nhưng để cẩn thận, thầy Lương lấy trong tay nải ra một cái lọ nhỏ màu trắng, ông khẽ đổ nước trong lọ lên bề mặt phong thư lạ. Nước vừa chạm vào giấy dầu lập tức sủi bọt.

    Thầy Lương nói:

    - Bên ngoài lớp giấy dầu đã được tẩm độc, kẻ giấu thứ này vào tảng đá chắc chắn muốn đề phòng không cho người khác chạm vào. Dù sao cũng đã tìm được thứ đồ vật được giấu dưới 6 thước đất. Cũng sắp tối rồi, chúng ta về thôi.

    Dùng que gỗ gắp phong thư cho vào trong một cái túi vải, để nó trong tay nải, thầy Lương tiếp tục:

    - Sau khi về nhà, tôi sẽ dùng găng tay để bóc lớp giấy dầu này ra. Dù bất kể trong này là gì đi chăng nữa thì nó cũng rất quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân khiến cho ngôi làng này gặp tai họa.

    Sửu hỏi thầy Lương:

    - Thầy, thầy có thể cho anh em tôi về đó xem cùng được chứ?

    Thầy Lương gật đầu:

    - Tất nhiên là được rồi, hôm nay hai anh em cậu là những người có công lớn nhất. Việc này cũng không có gì phải giấu diếm, có hai cậu cũng thêm sức lực.

    Ông Vọng mừng rỡ:

    - Vậy là làng có cơ hội rồi, giờ tất cả về nhà tôi nấu tạm bữa cơm rồi cùng ăn.. Sau đó chúng ta sẽ xem xem, bên trong phong thư này là thứ gì.

    [..]

    5h30 chiều, tại nhà cô Xoan, bên ngoài hiên nhà, cái Mị vẫn đang ngồi vẽ những nét vẽ loẹt quẹt. Trời lúc này đã nhá nhem tối, cô Xoan bê mâm cơm chỉ có đĩa lạc răng muối trắng và bát canh bí luộc lên nhà trên. Thấy con gái vẫn ngồi hí hoáy ở hiên từ lúc thức dậy, cô Xoan đi ra kéo tay Mị đứng dậy nói:

    - Ăn cơm thôi con.. Vẽ gì mà từ trưa tới giờ vậy?

    Mị thả miếng gạch nhỏ trong tay ra, bên ngoài không còn đủ ánh sáng để cô Xoan nhìn rõ được dưới hiên nhà Mị vẽ cái gì nữa, mà biết con bị mù, cô cũng chẳng hi vọng con gái mình sẽ vẽ được thứ gì có hình thù. Nhập nhoạng cô thấy trên nền hiên hình như thứ Mị vẽ có hình tròn, mà nhiều nét chồng lên nhau, rất rối.. Khẽ lắc đầu, cô Xoan dìu con vào bên trong ngồi xuống cái chiếu trước mâm cơm, cô Xoan thở dài, miệng lẩm bẩm:

    - Sao tôi khổ thế này.. hả trời!

    Vừa gắp lạc vào bát cơm cho con gái, cô Xoan vừa ấm ức, nghiến răng hận trời.
     
  4. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 24: Phổ Truyền.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cơm nước xong xuôi, lúc này cũng đã là 7h tối, ông Vọng đóng kín các cửa, đóng cả cổng, ngồi trong nhà là thầy Lương, Sửu và Lực.. Đóng chặt cửa nẻo xong, ông Vọng nói:

    - Thưa thầy, đã đóng hết các cửa rồi.

    Thầy Lương gật đầu rồi nhìn Sửu nói:

    - Cậu Sửu, để cái chậu nhôm xuống gần chỗ tôi. Lát nữa, khi tôi bóc lớp giấy dầu này ra, cậu lập tức đem ra ngoài đốt cháy nó nhé.

    Sửu vâng dạ, tất cả đều chờ đợi xem rốt cuộc thứ được bọc trong giấy dầu là thứ gì. Đeo găng tay cao su, thầy Lương vừa khẽ bóc tách lớp giấy dầu bọc bên ngoài, ông nói:

    - Nhìn bên ngoài không có vẻ gì nguy hiểm, nhưng chạm tay không vào sẽ dính độc ngay. Tôi nghĩ, thứ này phải được chôn giấu ít nhất là 60 năm, vậy mà nhìn xem, không hề bị mục nát, phần bởi nó được giấu vào giữa tảng đá đặt nền móng, mọi người cũng thấy rồi đấy, loại đá chúng ta đào phải vẫn rất cứng, nền đất nơi đó khô ráo, vậy cho nên thứ này gần như không bị tổn hại. Dù đã giấu rất kỹ, vậy mà kẻ giấu vật này còn tẩm độc ra bên ngoài lớp giấy dầu. Chứng tỏ đây chắc hẳn là một vật cực kỳ quan trọng.

    Lớp giấy dầu được bóc ra, thầy Lương vứt ngay xuống cái chậu dưới chân. Sau lớp giấy dầu là một tấm vải nhung màu đỏ, tấm vải này được thêu hình rồng phượng, thầy Lương ra hiệu cho Sửu đem đốt lớp giấy dầu được tẩm độc đi. Thầy Lương tháo găng tay, đặt tấm vải nhung được gấp thành hình chữ nhật lên mặt bàn, ông nói:

    - Rốt cuộc thì họ muốn giấu đi thứ gì?

    Không chờ đợi lâu, thầy Lương mở tấm vải nhung màu đỏ đó ra, trước mặt ông Vọng, Sửu và Lực, ở giữa tấm vải nhung là một tấm da thuộc có màu vàng nhạt được gấp làm đôi. Thầy Lương nhẹ nhàng cầm tấm da lên trên tay, ông trải toàn bộ tấm da lên mặt bàn rồi khẽ nói:

    - Là.. Phổ Truyền.

    Nhìn trên bề mặt tấm da tất cả các chữ đều là chữ Trung Quốc, nhưng nhìn sơ thì ông Vọng cũng hiểu được chút ít, ông Vọng hỏi:

    - Nhìn rất giống với bản gia phả.. Chỉ có điều ghi chép ở đây chi tiết và nhiều hơn..

    Thầy Lương gật đầu:

    - Không sai, Phổ Truyền hay còn được gọi là Gia Phả.. Chính là thứ này, nhưng đây không phải gia phả của dòng họ người Việt Nam.. Nó là gia phả của một dòng họ người Trung Quốc, là "Cao Tộc Phổ Ký" (Phả Ký Của Dòng Họ Cao). Tuy nhiên tấm Phổ Truyền này có lẽ chỉ là ghi chép của một chi họ mà thôi, người đứng đầu chi họ này là Cao Côn là người U Châu.. Chỗ này đã bị mờ nên không đọc tiếp được thân thế của ông ta, nhưng chẳng lẽ đây lại là người của dòng dõi Cao Biền.

    Ông Vọng cùng Sửu và Lực tròn mắt hỏi:

    - Cao Biền là ai?

    Thầy Lương giải thích:

    - Cao Biền là một tướng lĩnh đời nhà Đường bên Trung Quốc, ông ta còn là một chính trị gia và là một nhà phong thủy đại tài. Mọi người nếu ai tìm hiểu về phong thủy thì ít nhiều cũng từng nghe đến tên người này. Những câu chuyện về việc Cao Biền trấn yểm long mạch của Việt Nam cho đến tận bây giờ vẫn còn là một bí ẩn. Tương truyền rằng, vua Đường Ý Tông muốn xâm chiếm nước Nam, nhưng vua nhận thấy địa mạch của nước Nam vượng phát, linh khí ngút trời, thời nào cũng sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Bởi vậy, vua Đường muốn tìm cách trân yểm linh khí của nước Nam. Và vua Đường đã phong cho Cao Biền làm Tiết Độ Sứ đi sang nước Nam nhằm tìm cách cắt đứt long mạch của nước này, trấn yểm những nơi linh khí hội tụ để nước Nam không còn sinh ra những bậc hào kiệt nữa. Người xưa nói rằng, Cao Biền cưỡi diều bay trên không trung, nhìn xuống bao quát toàn bộ các vùng đất của nước Nam. Hễ thấy nơi đâu có long mạch, ông ta sẽ đáp xuống cắt đứt long mạch ở đó. Nay đến làng Văn Thái lại đào được một bản gia phả thuộc dòng họ Cao, cùng với đó việc long mạch nơi đây bị ẩn giấu, làng gặp tai họa, nước ngầm nhiễm độc, gia súc gia cầm chết phơi thây.. Thật khó để mà không nghĩ tới họ Cao này là dòng dõi của Cao Biền năm xưa.

    Ông Vọng lo lắng hỏi:

    - Nhưng nếu như lời thầy nói, tại sao họ Cao kia lại dùng bùa phép để trấn yểm làng chúng tôi?

    Thầy Lương khẽ đáp:

    - Như tôi đã nói, địa mạch là tinh khí của đất trời.. Kẻ nắm giữ được long mạch sẽ khiến cho gia tộc, dòng họ trở nên cường thịnh, thậm chí còn có thể kiểm soát cả một vùng đất. Trước khi trả lời câu hỏi của trưởng làng, trưởng làng cho tôi hỏi một câu.

    Ông Vọng vội nói:

    - Có gì xin thầy cứ hỏi.

    Thầy Lương tiếp:

    - Chẳng hay trong làng này còn ai sống đến 90 tuổi hoặc có ai họ Cao còn sống hay không?

    Ông Vọng lập tức lắc đầu:

    - Không còn ai nữa, người già nhất trong làng này còn sống cũng chỉ độ 85 tuổi mà thôi.. Đó là cụ Cẩn, còn họ Cao thì tôi chắc chắn trong làng này không có ai mang họ Cao cả, nhưng sao thầy lại hỏi vậy?

    Thầy Lương trả lời:

    - Mọi người lặng im nghe tôi phân tích, tại Bãi Hoang chúng ta đã đào thấy nền móng của một công trình, mà theo như những gì trưởng làng biết, ngay từ khi trưởng làng còn nhỏ, nơi đó đã được gọi là Bãi Hoang, không có nhà cửa hay ai sinh sống ở đó cả, kể cả là người trong làng. Tiếp đó chúng ta đào được phổ truyền của chi họ Cao, căn cứ vào những ghi chép trong phổ truyền này thì người đứng đầu họ Cao kia tính cho đến này là 150 tuổi. Mọi người còn nhớ tôi từng nói, nền móng mà chúng ta đào thấy chắc chắn người xây dựng nó phải rất giàu có, thậm chí còn có thể là quan lại có tước vị. Vấn đề ở đây chính là tại sao những gì từng có trên Bãi Hoang đó lại biến mất, nếu như dòng họ Cao này đã gắn bó với làng Văn Thái lâu như vậy thì tại sao cho đến giờ, trong làng hầu như không còn vết tích gì của họ. Bằng chứng đó là khi hỏi đến Bãi Hoang, ngay cả trưởng làng cũng không biết gì về nơi đó. Nếu làng đã tồn tại 100 năm, trong suốt 100 năm đó, có sự hiện diện của dòng họ Cao.. Vậy, nếu muốn biết đã xảy ra chuyện gì trong quá khứ, chỉ còn một cách duy nhất đó là hỏi những bậc bô lão trong làng, những cụ già có tuổi đời đi cùng với sự hình thành của làng.. Như vậy chúng ta mới có thể tìm hiểu về dòng họ Cao này.

    Quả đúng như lời thầy Lương nói, rõ ràng bí mật về Bãi Hoang còn quá nhiều bí ẩn kể từ khi Sửu và Lực đào bới và phát hiện ra những bằng chứng chứng minh rằng, Bãi Hoang từng có cả một kiến trúc lớn. Ông Vọng run giọng:

    - Chẳng lẽ.. chẳng lẽ những gì mà các cụ trong làng lúc còn sống khuyến người dân không được ra Bãi Hoang là có nguyên nhân của nó.

    Thầy Lương thở dài:

    - Bác trưởng làng bắt đầu hiểu ra vấn đề rồi đó. Chỉ đáng tiếc, có lẽ họ không còn sống đến bây giờ để cho chúng ta biết sự thật. Giờ chỉ còn hi vọng vào cụ Cẩn mà trưởng làng nói ban nãy, biết đâu cụ Cẩn còn nhớ được điều gì đó quan trọng. Ngày mai, bác trưởng làng dẫn tôi đến nhà cụ Cẩn để hỏi chuyện, sau đó tôi muốn đến đình làng để tìm hiểu xem, liệu trên bia công đức của đình có ghi chép gì về dòng họ Cao này hay không?

    Lúc này cũng đã gần 9h tối, Sửu và Lực xin phép quay về nhà bởi đã đi cả ngày hôm nay. Trước khi họ ra về, thầy Lương cẩn thận dặn dò họ tạm thời đừng kể chuyện này cho ai biết, tránh việc bà con lo lắng mà hành động không hay. Cả hai nghe xong vâng dạ và hứa sẽ không nói những gì họ biết cho bất cứ ai.

    Quay lại trong nhà, ông Vọng lúc này mới hỏi:

    - Tôi vẫn chưa hiểu, tại sao họ lại đem gia phả giấu đi như vậy?

    Thầy Lương ngồi xuống rồi khẽ đáp:

    - Gia phả là một vật cực kỳ quan trọng của một dòng họ, một gia tộc.. Ở đây, tấm gia phả này còn quan trọng hơn gấp bội phần, bởi vì họ Cao kia có thể đã làm điều gì đó không đúng với đạo lý, ngược lại ý trời nên họ sợ rằng, nếu như tấm gia phả này lộ ra, con cháu đời sau sẽ gặp phải nguy hiểm. Tuy chưa dám khẳng định, nhưng nếu quả thực việc họ giấu đi long mạch, rồi trấn yểm long mạch nơi đây suốt 100 năm qua thì việc họ phải giấu gia phả không có gì khó hiểu. Bởi nếu người nào biết về phong thủy, biết thuật trấn yểm thì họ có thể khiến cho họ Cao này phải điêu đứng. Bởi trong tấm gia phả này còn ghi rõ cả mộ phần, nơi chôn cất của Cao Côn, người đứng đầu chi họ.

    Ông Vọng tròn mắt:

    - Nói như vậy là thầy Lương cũng có thể yểm lại họ khi có trong tay tấm gia phả này phải không?

    Thầy Lương đáp:

    - Đúng vậy, với những ghi chép rõ ràng về năm sinh, tên tuổi, nơi chôn cất như thế này thì tôi chỉ cần đến mộ phần của Cao Côn là có thể khiến cho họ Cao bị điêu đứng, nếu đang hưng thịnh thì sẽ sụp đổ trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng đây không phải là điều tôi muốn làm, hơn nữa, hiện tại chẳng phải họ Cao đó đã phải trả giá rồi sao. "Giấu Long Mạch" là điều đại cấm kỵ, thật đáng tiếc cho họ Cao, có tài nhưng lại không thoát khỏi sự tham lam, ích kỷ. U cũng là ý trời, đáng buồn thay.

    Ông Vọng bực tức nói:

    - Họ thật là những kẻ xấu xa, tại sao lại muốn hại dân làng của tôi cơ chứ?

    Thầy Lương khẽ trả lời:

    - Bác trưởng làng đừng vội trách móc, cũng như cơn mưa rào dài ngày đã giúp dân làng có nước để uống, để duy trì sự sống. Việc gì cũng có nguyên nhân của nó, bác trưởng làng đã tự hỏi, tại sao dòng họ Cao đó lại biến mất không một vết tích, mặc dù tôi có thể chắc chắn rằng, trước đó họ cực kỳ hưng thịnh, giàu có. Tai ương mà dân làng phải gánh chịu cũng đều có lý do, nhân quả báo ứng.. Ban nãy khi bác trưởng làng hỏi tôi liệu tôi có thể trấn yểm lại được họ Cao, tôi có thể nhưng đó không phải cách tôi ở đây. Dù tôi có khiến cho mồ mả của Cao Côn chịu bùa yểm cũng không khiến cho làng Văn Thái thoát được kiếp nạn này. Muốn giải quyết triệt để, chúng ta cần tìm hiểu được gốc rễ của vụ việc.. Ai sai, ai đúng vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Tôi không muốn làng ta tiếp tục mắc sai lầm.. Cũng muộn rồi, bác trưởng làng nghỉ ngơi sớm đi, ngày mai chúng ta còn nhiều thứ phải bận rộn lắm đấy.
     
  5. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 25: Ngôi Làng Điêu Tàn.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đêm hôm đó, thầy Lương ngồi dưới ánh đèn dầu cố gắng đọc kỹ hết tất cả những gì được ghi chép trong tấm phổ truyền của họ Cao. Qua đó thầy Lương thêm một lần nữa khẳng định rằng, họ Cao khi còn vượng rất giàu có, việc xây dựng nhà cửa, đặt nền móng trên thế đất Thanh Long đã chứng tỏ, họ Cao này rất am hiểu về phong thủy. Như lời ông Vọng thì làng Văn Thái ngày mai mới tròn 100 năm tuổi, nhưng theo như phổ truyền thì Cao Côn tính đến nay đã 150 tuổi, có nghĩa là việc ông ta xuất hiện ở đây trước khi làng Văn Thái được lập nên thì cũng không có gì là khó hiểu, hoặc chí ít, dòng dõi họ Cao cũng phải là người gắn bó xuyên suốt chiều dài lịch sử của ngôi làng.

    Việc đào bới ở Bãi Hoang phát hiện ra gạch đỏ cùng những tảng đá vân mây vuông vức cho thầy Lương biết rằng, nơi đó chắc chắn phải có công trình gì đó rất lớn. Nếu suy rộng ra một chút, đó có thể là biệt phủ của dòng họ Cao. Nhưng rốt cuộc thì tại sao một thế đất Thanh Long đẹp như vậy, vượng khí như vậy lại biến thành Bãi Hoang. Nền móng vẫn còn, vậy những gì xây dựng trên đó đã biến đi đâu?

    Trong phổ truyền có ghi, Cao Côn có 2 người con trai đó là Cao Lãm và Cao Kiệt. Việc tấm phổ truyền được giấu trong tảng đá vân mây suy ra, có thể khi khởi công xây dựng biệt phủ, dinh thự thì khi đó Cao Côn đã mất. Điều này hợp lý, bởi nếu biệt phủ của họ Cao được xây dựng khi làng Văn Thái được lập lên thì Cao Côn khi đó cũng phải hơn 100 tuổi rồi. Ban đầu thầy Lương nghĩ sẽ dễ dàng tìm được Long Mạch khi nhìn lướt qua tấm phổ truyền. Bởi thông thường, khi tìm được Long Mạch tốt, muốn chiếm long mạch đó làm của riêng, họ sẽ chôn người đứng đầu gia tộc, chi họ vào đúng nơi có long mạch để vượng khí của gia tộc, dòng họ sau này sẽ được đảm bảo. Nhưng trong phổ truyền lại viết, Cao Côn được chôn ở quê nhà là U Châu (Bắc Kinh bây giờ), thành thử ra việc xác định long mạch vẫn còn khó khăn. Và bởi hai người con của Cao Côn không muốn phổ truyền bị người khác biết nên họ mới giấu vào giữa tảng đá vân mây đặt nền móng trong khi xây dựng. Có nghĩa, khi đó, dòng họ Cao vẫn còn rất vượng phát.

    Thầy Lương cau mày suy nghĩ:

    "Sau khi Cao Côn chết, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?"

    Trời đã chuyển dần về nửa đêm, dầu trong đèn cũng không còn nhiều, cả ngày hôm nay đã quá mệt mỏi, thầy Lương thổi tắt đèn dầu rồi lên giường nằm nghỉ. Biết mọi chuyện không thể lý giải trong một sớm một chiều được, trước mắt cũng đã có manh mối quan trọng về dòng họ Cao. Ngày mai biết đâu khi đến thỉnh chuyện cụ Cẩn, một người năm nay đã 85 tuổi, là bô lão trong làng, biết đâu thầy Lương sẽ nghe được chuyện gì đó về dòng họ Cao. Dù có tinh thông quảng đại thì thầy Lương vẫn chỉ là một con người đã 50 tuổi, những ngày qua quá chú tâm vào việc tìm hiểu về làng Văn Thái, sức khỏe của ông đã giảm đi trông thấy. Đặt lưng nằm được vài phút, thầy Lương chìm vào giấc ngủ. Đêm nay ông không mơ thấy điềm báo hay câu sấm nào nữa cả. Có lẽ đây là giấc ngủ yên bình nhất của ông sau chuỗi ngày vừa qua.

    Nhưng.. trong lúc thầy Lương ngủ say thì bên ngoài hiên, con Vàng đang nằm chúi đầu vào hai chân trước bỗng dưng chồm dậy, nó nhảy thẳng ra phía sân giữa rồi sủa lên ba tiếng:

    "Gâu.. Gâu.. Gâu"

    Nhưng cũng chỉ như tối qua, con Vàng sủa xong ba tiếng thì lại quay đuôi bước lên hiên nhà nằm phủ phục xuống. Tiếng chó sủa khiến cho ông Vọng mở mắt, nhưng không thấy con Vàng sủa nữa nên ông chỉ lẩm bẩm:

    - Đêm hôm không biết nó sủa cái gì thế.

    Bên ngoài đường, đâu đó thi thoảng lại vang lên tiếng cười rất khẽ:

    "Hi.. hi.. hi.."

    "Hi.. hi.. hi"

    Tiếng cười đó lướt qua rặng tre, trời đêm thanh vắng, những cây tre bị gió thổi đưa qua đưa lại vang lên những tiếng lạnh người:

    "Kẹt.. ẹt.. Kít.. kít.."

    Trên con đường đất ấy vào giờ này chẳng còn ai qua lại, chỉ có hai cái bóng người nhập nhoạng vừa mới đi lướt qua chậm rãi.

    "Hi.. hi.. hi.."

    "He.. he.. he"

    "Chết.. đi.. lão.. thật.. đáng.. chết.."

    "Hi.. Hi.. Hi.."

    [..]

    Sáng hôm sau, thầy Lương và ông Vọng thức dậy vào lúc 6h30 sáng. Thời gian gấp gáp nên cả hai người đang chuẩn bị đến nhà cụ Cẩn để hỏi chuyện luôn. Trước khi ra khỏi nhà, ông Vọng nói với con Vàng:

    - Tao đi, mày ở nhà trông nhà cẩn thận nhé. Đêm qua mày sủa làm tao tỉnh cả giấc ngủ?

    Nghe vậy, thầy Lương hỏi:

    - Đêm qua chó có sủa ư?

    Ông Vọng cười rồi gật đầu:

    - Tầm hơn 12h đêm thì phải, thấy nó sủa mấy tiếng, còn đang thắc mắc đêm hôm làm gì có ai đi đường mà nó sủa gì không biết, nhưng sau đó thì nó ngừng luôn.

    Thầy Lương thấy lạ là đêm qua con Vàng sủa mà ông không hề hay biết gì, có lẽ vài ngày qua thức đêm, thức hôm, suy nghĩ nhiều nên ông đã ngủ quá say. Nhưng khác với đêm của hai hôm trước, con Vàng hôm nay cũng không thấy có biểu hiện gì. Nó còn vẫy đuôi mừng hai người khi rời khỏi nhà. Nhà cụ Cẩn cũng không cách nhà lang Phan, người treo cổ chết buổi sáng ngày hôm qua là bao xa. Đi qua nhà lang Phan, người trong nhà khóc đến nức nở, kèn đám ma cũng thổi từ sáng sớm, vợ lang Phan khóc đến tưởng chừng như điên dại, bà con làng xóm cũng đến chia buồn.

    Ông Vọng buồn rầu đáp:

    - Lát về qua tôi cũng ghé vào thắp cho lang Phan nén hương. Tuy có cái tính trăng hoa, hay nhòm ngó phụ nữ trong làng, bị vợ dằn mặt không biết bao nhiêu lần nhưng được cái bốc thuốc mát tay. Đau ốm gì đến hắn bốc cho vài thang thuốc uống là khỏi. Sao đang yên đang lành lại treo cổ chết không biết.

    Chuyện của gia đình họ nên thầy Lương không muốn tham gia, nhưng quả thực, một người đang khỏe mạnh, thậm chí đêm đó còn mây mưa với vợ chán chê xong mới chịu lăn ra ngủ, tinh thần lẫn sức khỏe tốt như vậy mà bỗng dưng treo cổ chết, cái chết của lang Phan khiến cho ai cũng thắc mắc không hiểu tại sao.

    Đi được chục mét nữa thì đến nhà cụ Cẩn, ông Vọng đứng bên ngoài ngõ gọi to:

    - Nhà bác Cung có nhà không đấy?

    Vừa dứt lời thì bên trong nhà, một người đàn ông phải tầm 55 tuổi đi ra đáp lại:

    - Ai như giọng chú Vọng thế nhỉ?

    Ông Vọng cười:

    - Tôi đây, bác cho tôi vào nhà thưa câu chuyện.

    Ông Cung mở cửa rồi niềm nở mời cả hai người đi vào bên trong. Ông Vọng giới thiệu xong bèn hỏi:

    - Cụ Cẩn có nhà không hả bác Cung?

    Ông Cung đáp:

    - Chú hỏi như đùa, ông cụ nhà tôi không ở nhà thì đi được đâu. Cụ ốm mấy ngày hôm nay rồi, chỉ nằm trên giường, ăn được chút cháo thôi. Việc làng bây giờ cụ không cho ý kiến được nữa đâu.

    Ông Cung nói như vậy là bởi vì, trong số các cụ hương thân, phụ lão trong làng thì bố ông là người còn sống duy nhất. Những cụ khác đã lần lượt về trời mấy năm trở lại đây. Trước đó, khi các cụ còn đông đủ, làng muốn làm gì cũng đều phải hỏi qua ý kiến của các cụ. Nhưng vài năm trở lại đây, các cụ tuổi cao sức yếu, dần dần bây giờ chỉ còn lại mỗi mình cụ Cẩn, cũng là cụ ít tuổi nhất trong số các cụ có tuổi đời lâu nhất làng Văn Thái.

    Bước vào trong nhà, đang nằm trên giường quay mặt ra phía cửa chính là cụ Cẩn, cụ nằm xõa bộ tóc dài bạc phơ gần chấm cả xuống đất. Cụ vẫn mở mắt, mặc dù sắc mặt có phần nhợt nhạt và hơi thở không được đều cho lắm.

    Ông Cung lại gần giường bố rồi chắp tay lễ phép:

    - Ông ơi, có chú Vọng trưởng làng đến thăm ông này. Ông nói chuyện được chứ?

    Cụ Cẩn giơ tay lên trời ra hiệu cho con đỡ mình dậy, dựa vào thành giường, cụ Cẩn thều thào:

    - Anh.. Vọng.. đấy.. à.. Hư.. hư.. Tôi.. nghe thằng.. Cung nó.. nói.. làng.. xảy.. ra chuyện.. có phỏng?

    Ông Cung kéo ghế cho thầy Lương với trưởng làng ngồi, ngồi xuống, ông Vọng nhìn cụ Cẩn đáp:

    - Thưa cụ phải rồi ạ, làng ta đang gặp chuyện chẳng lành.. Không hiểu tại sao nước giếng trong làng bị nhiễm độc hết, trâu bò, gà lợn chết cả. Hôm nay là ngày làng Văn Thái chúng ta tròn 100 năm tuổi mà làng lại xảy ra chuyện. Thân làm trưởng làng, con không còn mặt mũi nào nhìn mọi người nữa.

    Cụ Cẩn tiếp:

    - Thế.. anh.. đến.. đây.. có.. việc.. gì?

    Ông Vọng trả lời:

    - Không giấu gì cụ, chúng con đang tìm cách giải quyết việc nguồn nước bị nhiễm độc. Đây là thầy Lương, là một người am hiểu về phong thủy, thầy Lương nói, long mạch làng ta bị động dẫn đến tai ương. Chúng con đang tìm xem long mạch nằm ở đâu để cứu lấy dân làng. Chúng con đã đến Bãi Hoang và đào bới ở đó, và rồi con phát hiện ra nơi đó có gia phả của dòng họ Cao. Hiện giờ, cụ là người lớn tuổi nhất trong làng, chẳng hay thời còn trẻ, cụ có nghe hay biết đến làng ta từng xuất hiện dòng họ Cao..

    Ông Vọng chưa nói hết câu thì cụ Cẩn đã trợn mắt, chỉ tay vào mặt ông Vọng, cố lấy hết sức để nói, cụ Cẩn quát:

    - Tại sao.. tại sao anh dám đến đó.. đào.. bới hả.. hả.. Họa.. lớn.. rồi.. Anh không.. coi những.. điều cấm.. của làng.. ra gì hay.. sao.. Khụ.. khụ.. khụ.. Cút.. đi.. cút.. đi mau..

    Tất cả mọi người đều sững sờ trước thái độ của cụ Cẩn, ngay khi nhăc đến Bãi Hoang, đến họ Cao thì cụ Cẩn đã lập tức trở nên gay gắt, ông Vọng định giải thích thì thầy Lương ngăn lại, thầy Lương nhìn cụ Cẩn khẽ nói:

    - Quả nhiên tôi đoán không sai, các cụ hương thân phụ lão trong làng dường như đang muốn che giấu sự thật về dòng họ Cao. Nhưng thưa cụ, họa của làng này xảy ra trước khi chúng tôi đến Bãi Hoang đào bới. Có vẻ như các cụ không muốn ai biết về những gì đã từng xuất hiện trên khu đất đó. Chuyện ân oán xa xưa bây giờ không phải lúc để giấu kín, sinh mạng, cũng như sự tồn vong của làng Văn Thái bây giờ chỉ còn biết dựa vào cụ. Chẳng lẽ một người đã 80 tuổi, là người gắn bó với ngôi làng 100 năm tuổi như cụ, cụ muốn nhìn thấy từ nay về sau, mảnh đất này chỉ còn là một mảnh đất chết hay sao?

    Cụ Cẩn nghe xong thì ho ra máu, ông Cung thấy vậy bèn đuổi ông Vọng với thầy Lương về. Ông Cung chửi bới:

    - Hai người muốn bức chết bố tôi đấy à? Cút khỏi đây ngay, cút ra khỏi nhà tôi.

    Không biết thêm được điều gì, ngược lại còn khiến cho cụ Cẩn tức hộc máu, rời khỏi nhà cụ Cẩn, ông Vọng ghé vào thắp hương cho lang Phan. Xong xuôi cả hai đi đến đình làng, hôm qua, bức tượng thờ thần Thành Hoàng đổ sập vỡ thành nhiều mảnh, sự việc khiến cho dân làng sợ hãi nên không ai dám đến dọn dẹp. Một ngôi làng vốn dĩ yên bình cùng những cảnh vật đẹp đẽ với cây đa, giếng nước, sân đình, đồng ruộng thì nay điêu tàn, ruộng đồng xác xơ, sân đình quạnh vắng, tượng thờ đổ nát, giếng nước nhiễm độc.. Nhìn cảnh tượng đó mà ông Vọng trực rơi nước mắt, ông nói:

    - Rồi làng này sẽ đi về đâu?
     
  6. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 26: Bức Tranh Thứ 3.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bước chân vào trong đình, thầy Lương cũng phải kinh ngạc bởi kiến trúc của đình, từ những cây cột trụ cho đến nền gạch đá hoa, các ban bệ thờ cúng, tất cả đều còn rất tốt.

    Thầy Lương hỏi:

    - Ngôi đình này chắc có lẽ cũng phải tồn tại ngang với tuổi đời của làng ta bác nhỉ?

    Ông Vọng gật đầu có chút hãnh diện:

    - Dạ, đúng rồi thưa thầy.. Làng tôi có thể ăn đói, mặc rét nhưng chuyện chăm lo, tu sửa cho đình thì bao năm qua chưa ai dám lơ là. Từ đời ông bà, cha mẹ tôi đã như vậy, năm nào cũng phải xem xét, sửa chữa, tu bổ những chỗ hư hỏng. Cũng nhờ ơn các cụ lúc xây dựng đình, vật liệu đều là đồ tốt, gỗ quý nên trải qua ngót nghét 100 năm, đình làng vẫn sừng sững. Mà những năm chiến tranh, bom đạn liên miên, vậy mà ngôi đình chưa từng một lần bị tàn phá. Thế cho nên dân làng Văn Thái càng tin vào sự linh thiêng của đình.

    Nhìn bức tượng thờ thần Thành Hoàng bị đổ vỡ vụn, ông Vọng buồn bã nói thêm:

    - Mưa bom, bão đạn không khiến cho đình suy chuyển, vậy mà trong thời bình, tượng thờ thần lại đổ vỡ nát thế này. Tôi thật hổ thẹn trước những bậc tiền bối đi trước.

    Đi tới tấm bia công đức, trên bia có khắc tên những dòng họ có công đóng góp cho làng Văn Thái, đọc từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, quả thực, thầy Lương không hề thấy một ai mang họ Cao cả. Cứ như thể trong làng này không hề tồn tại dòng họ Cao vậy? Mà thực tế thì đúng là như vậy, nếu thầy Lương không chỉ điểm cho mọi người tới Bãi Hoang để đào bới thì chẳng ai biết, nằm sâu dưới 6 thước đất ấy lại là một nền móng cổ xưa cùng tấm phổ truyền của dòng họ Cao.

    Thầy Lương chắc chắn cụ Cẩn, người lớn tuổi nhất còn sống trong làng này phải biết điều gì đó. Nhưng cụ Cẩn lại không chịu tiết lộ, có điều gì mà khiến cho các hương thân, phụ lão trong làng dù có chết cũng không hé răng nửa lời như vậy. Việc họ cấm dân làng bén mảng đến Bãi Hoang phải có lý do nào đó. Nhưng là gì thì đến đời của ông Vọng hầu như không ai biết. Họ đã gây ra chuyện gì mà dù dân làng Văn Thái đang gặp nạn mà cụ Cẩn sống chết giữ bí mật.

    Tất nhiên thầy Lương đã nghĩ đến một lý do, một lý do tàn ác, nhẫn tâm, và đây sẽ giải thích dòng họ Cao kia bị xóa sổ, đó chính là: Họ Cao đã bị người dân làng Văn Thái tàn sát cả họ. Nhưng tại vì sao mà người dân làng Văn Thái lại làm như vậy, thầy Lương vẫn chưa có câu trả lời thích đáng.

    Chuyến đi đến nhà cụ Cẩn cũng như đến đình làng đều không đem lại kết quả gì. Tưởng chừng như sắp tìm ra được nguyên nhân thì mọi thứ lại rơi vào bế tắc. Thầy Lương cùng ông Vọng đành trở về nhà, lúc đi qua cái giếng, thấy tấm bạt ngày hôm qua Sửu cùng với Lực phủ lên để che miệng giếng vẫn còn nguyên vẹn, ông Vọng cũng phần nào yên tâm. Ngày nào ông Vọng cũng cử người đi đến từng gia đình trong làng, nhắc nhở bà con, nhất quyết không được sử dụng nước giếng. Trong thời gian này, mọi người chỉ được dùng nước mưa mà thôi.

    Trên đường về, thầy Lương hỏi ông Vọng:

    - Bác trưởng làng này, làng ta có bản đồ vẽ các khu vực, các hướng, địa hình của làng không nhỉ?

    Ông Vọng lắc đầu:

    - Không có đâu thầy ạ, đâu ai rành mà vẽ được thứ đó chứ. Quanh quanh đường làng, muốn đi đâu đi nhiều là nhớ chứ còn vẽ bản đồ làm gì.

    Thầy Lương đáp:

    - Việc này tuy khó, cần một người am hiểu về địa hình, địa vật mới có thể vẽ được. Nhưng nó rất cần, bởi sau này nhìn vào đó, bác trưởng làng có thể biết được khu đất nào còn trống, hay kể cả việc dẫn nước, đào mương dựa trên bản đồ, địa hình của làng cũng sẽ dễ hình dung hơn. Tôi không phải người làng, địa giới của làng đến đâu tôi không nắm rõ, nhưng nếu bỏ ra vài ngày có người dẫn đường, tôi nghĩ tôi có thể nắm được chút căn bản của địa vật nơi đây.

    Ông Vọng hỏi:

    - Sao thầy lại muốn vẽ bản đồ địa phận đất của làng vậy ạ.. Làng này trông thế thôi nhưng rất rộng, chỉ sợ tốn nhiều thời gian của thầy, chứ tôi có thể dẫn thầy đi hết địa giới của làng.

    Thầy Lương khẽ thở dài, bởi ông Vọng nói không sai, tuy nói là vài ngày nhưng thực tế không thể nhanh như vậy. Nhưng không phải tự nhiên thầy Lương lại muốn biết rõ địa hình của làng Văn Thái, ông nói:

    - Thực ra tôi muốn có một tấm bản đồ bao quát địa hình của làng chính là để tìm xem vị trí long mạch nằm ở đâu. Như tôi đã nói, tứ thanh tú tạo nên long mạch, nay chúng ta đã nhìn thấy Thanh Long hướng đông, còn lại Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.. Khi đã xác định được tứ tượng, tôi sẽ biết long mạch nằm ở đâu. Giờ chỉ còn cách đó mà thôi, nhưng việc này cần tỉ mỉ, cẩn trọng, hấp tấp dẫn đến sai vị trí, sai thế đất sẽ gây hậu quả khôn lường. Dù có là thầy phong thủy giỏi cũng phải mất ít nhất một tháng mới có thể xác định được thế đất tốt. Chỉ sợ đến lúc đó mọi chuyện còn tồi tệ hơn bây giờ. Phải chi tấm phổ truyền kia có ghi chép về long mạch thì tốt biết mấy.

    [..]

    Cùng lúc đó tại nhà bà Điều thầy cúng, Lực đang đứng bên ngoài núp sau bụi cây giả giọng tắc kè:

    - Tắc kè.. tắc kè.. tắc kè..

    Bên trong nhà, cô con gái của bà Điều nghe thấy ám hiệu thì đứng ngồi không yên, bà Điều nhìn con gái, miệng nhai trầu nhóm nhép, quẹt mỏ, bà ta nói:

    - Đừng có mà giao du với dạng khố rách áo ôm ấy. Để yên tao nhờ kiếm cho một mối ngon lành. Con gái nhà này xinh đẹp thế kia thì ít cũng phải lấy con nhà gia thế. Cấm tiệt, nghe chưa?

    Cái Út, con gái bà Điều nũng nịu:

    - Con lớn rồi, mẹ phải để con lấy người con yêu chứ? Nhà ta cũng đâu phải nghèo khổ gì mà mẹ còn tham tiền bạc.

    Bà Điều cầm cái gậy đập mạnh xuống đất:

    - Tao đẻ mày ra để mày cãi lại thế này hả? Không nói nhiều, tao có ép cũng là muốn mày chui vào được cái nhà nó giàu có, cho đời mày rồi đời con mày sau này nó không phải khổ con ạ. Lấy cái thằng ngoài thịt với cơ bắp kia ra rồi cháo không có mà ăn con ạ. Đi vào bên trong..

    Không dám cái mẹ, cái Út giận dỗi đi vào buồng trong, bà Điều nhổ toẹt bãi nước trầu ra ngoài cửa sổ rồi lốc cốc làm bộ chống gậy bước ra sân. Miệng bà ta chửi bới:

    - Bà là bà biết con tắc kè nào đang chui sau bụi cây kia rồi nhé.. Còn léng phéng ở đây, bà là bà gọi người bà bắt bỏ ngâm rượu nghe chửa.. Cút ngay không bà thả chó cho mày tắc tịt luôn bây giờ.

    Biết bị lộ, Lực không dám ho he ở trước cổng nhà bà Điều nữa, tháo cả dép chạy vì nhác thấy tiếng bà Điều đang mở then cài cổng, Lực chạy bay chạy biến không dám quay đầu lại nhìn luôn.

    Chạy đến con đường đất đường đi vào nhà ông Vọng thì Lực thấy hớt ha hớt hải đi tới từ phía đối diện là vợ Mão, cô ta chạy ngang qua Lực rồi lộn lại hỏi:

    - Cậu Lực, cậu vừa đi đâu về phải không?

    Lực đáp:

    - Sao đấy chị Mão?

    Vợ Mão hỏi tiếp:

    - À không, tôi muốn hỏi cậu xem có thấy tay Mão nhà tôi đâu không?

    Đang bực mình vì không gặp được người yêu, Lực cáu:

    - Ơ cái bà này, chồng bà đi đâu bà lại hỏi tôi.. Sao tôi biết được, vớ vẩn.

    Thấy phía sau là trưởng làng cùng thầy Lương đang đi tới, vợ Mão nguýt Lực một cái rồi chạy đến chỗ ông Vọng cũng hỏi câu như vậy, ông Vọng cũng bảo không gặp Mão ở đâu cả, vợ Mão tức mình nói:

    - Đấy, bác thấy đấy.. Bảo đi lên huyện đến tối hôm qua về, mà tới tận sáng nay còn chưa thấy đâu. Nhà cửa thì bề bộn, đang trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này mà lão đi đâu không biết. Có khổ thân em không chứ?

    Ông Vọng khuyên:

    - Thôi, cô đừng đi tìm nữa, anh ta có chân đi khắc có chân về, có phải con nít lên ba đâu mà sợ lạc. Tôi thấy cô nên về nhà chăm lo cho con nhỏ tốt hơn đấy. Lúc này không trông chừng, chúng nó đi mới là chết dở. Thôi về đi, nếu tôi gặp anh ta ở đâu tôi nhắn cho. Lát nữa tôi cũng đi quanh quanh có chút việc.

    Vợ Mão nghe vậy thì cảm ơn ông Vọng rối rít rồi quay trở về nhà.. Đi qua nhà cô Xoan, vợ Mão còn ngó đầu vào xem rồi hỏi đổng:

    - Cô Xoan ơi, cô có thấy lão Mão nhà tôi sang đây không nhỉ?

    Đáp lại câu hỏi vô duyên của vợ Mão, cô Xoan nói:

    - Không chị ạ, mà chồng chị sao lại tìm ở nhà em..

    Vợ Mão cười mỉa:

    - Đấy là tôi cứ hỏi thế, biết đâu được.. Trước kia cô chẳng với..

    Cô Xoan tức giận quát:

    - Này cái chị Mão kia, chị đừng có mà thối mồm nhé. Chuyện nhà chị, chồng chị đi đâu hà cớ làm sao chị sang đây kiếm chuyện. Đừng tưởng mẹ góa con côi mà muốn bắt nạt.

    Vợ Mão chép miệng rồi bỏ sang nhà, cô Xoan đi vào trong, trên hiên lúc này cái Mị vẫn đang ngồi vẽ nghuệch ngoạc, nó cứ thế quơ tay vẽ một vòng tròn trên nền hiên. Đang bực vợ Mão, con lại chắn lối ra vào, Xoan tiện chân sút luôn miếng gạch vụn mà Mị đang cầm vẽ trên tay. Bị mất miếng gạch, cái Mị ngồi sững người lại, mắt nó nhìn vô hồn về khoảng không trước mặt, nhưng nó đâu có thấy gì bởi nó bị mù mà, nó ú ớ hai tay quờ quạng tìm mẩu gạch.

    Lát sau Xoan đi ra, Xoan thay quần áo đi đâu đó, Xoan nói với con bằng giọng khó chịu:

    - Ở nhà không được đi đâu, cơm để trên bàn kia.. Bao giờ đói tự tìm lấy mà ăn, tối mẹ về.

    Dứt lời, Xoan đội nón đi ra khỏi nhà, Xoan vừa đi thì cái Mị nhoẻn miệng cười khanh khách:

    "Hi.. hi.. hi.."

    "Hi.. Hi.. Hi.."

    Con bé mù lòa, không nói được đang cố gắng bò bò trên nền hiên để tìm mẩu gạch, mẹ nó đã đá bay mẩu gạch vào trong tận kẹp cửa.. Nhưng chẳng hiểu sao, mẩu gạch lúc này đang tự động lăn đến chỗ bàn tay nhỏ bé của nó. Cái Mị chụp nấy rồi giơ mẩu gạch lên lấy tay sờ sờ. Cánh tay áo rộng thùng thình của nó tụt xuống, để lộ ra những vết hằn bầm tím nơi cổ tay, cánh tay, bắp tay.. Cái Mị lại lê lết về đúng vị trí mà nó đang vẽ dở, nó lại tiếp tục nghuệch ngoạc, nhưng hôm nay, nó đã vẽ sang bức thứ 3..

    "Hi.. hi.. hi.."

    "Hi.. hi.. hi.."
     
  7. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 27: Ngôi Nhà Vắng Vẻ.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tại nhà ông Vọng, lúc này đã là giữa trưa, thầy Lương đang ngồi nghiên cứu lại thật kỹ tấm phổ truyền đào được từ Bãi Hoang. Bất ngờ bên ngoài cổng có tiếng gọi:

    - Ông Vọng, ông Vọng đâu rồi? Có nhà không đấy?

    Thầy Lương hỏi:

    - Ai gọi bác trưởng làng vậy?

    Ông Vọng trả lời:

    - Là giọng của bà Điều thầy cúng, sao bà ấy lại sang đây giờ này nhỉ?

    Nói rồi ông Vọng đi ra mở cổng, đúng là bà Điều đang đứng bên ngoài, ông Vọng nói:

    - Bà Điều đấy à? Cơm nước gì chưa? Bà tìm tôi có chuyện gì đấy?

    Bà Điều đáp:

    - Có chuyện thì mới phải đến tận nhà tìm ông để bàn chứ? Không mời tôi vào nhà được à?

    Ông Vọng ngại trong nhà còn có thầy Lương, nhưng dẫu sao bà thầy cúng cũng là người làng, bao năm nay việc cúng tế, lễ bái đều nhờ đến bà ấy, nếu đứng ngoài đường nói chuyện cũng không tiện, ông Vọng nói:

    - Vâng, mời bà vào trong nhà.

    Nghe tiếng bước chân, thầy Lương gấp tấm da lại rồi cất đi, đi vào trong nhà thấy người lạ mặt, bà Điều dò xét một hồi rồi hỏi ông Vọng:

    - Nhà ông đang có khách à?

    Liếc nhìn thầy Lương, thấy thầy Lương khẽ lắc đầu ra hiệu, ông Vọng hiểu ý bèn đáp:

    - Là bà con xa của tôi tới nhà ở vài hôm, bà vào nhà ngồi có chuyện gì cứ nói.

    Ậm ờ đảo mắt nhìn thầy Lương, bà thầy cúng trịnh thượng ngồi xuống ghế, không để mất thời gian, bà ta nói luôn:

    - Chẳng hay việc làng ông định tính thế nào? Chẳng lẽ ông cứ định để như thế à? Tôi đã nói với ông rồi, chuyện thánh thần không đùa được đâu. Thần linh đang nổi giận, giờ muốn các ngài tha cho dân làng Văn Thái thì chỉ có cách là dựng tượng mới, lập đàn lễ bái các ngài thì mới mong các ngài bỏ qua mà tiếp tục phù hộ cho làng.

    Rót nước mời bà thầy cúng, ông Vọng đáp:

    - Chuyện này.. chuyện này không phải tôi không nghĩ đến. Nhưng bà thấy đó, mùa màng mất sạch, nước giếng thì bị nhiễm độc, bà con ta đã khổ lắm rồi. Nếu bây giờ còn kêu gọi mọi người chung tiền xây dựng tượng mới, rồi làm lễ nọ kia tôi e bà con không lo được.

    Bà Điều cau mặt sẵng giọng:

    - Ý ông là không làm chứ gì?

    Ông Vọng nói:

    - Không phải như thế, nhưng hôm sang bên nhà bà, tôi thấy bà liệt kê ra những thứ cần mua bán, rồi kinh phí dựng tượng mới, lập đàn thuê thầy, thuê thợ.. Quả thực số tiền đó quá lớn, bà là người trong làng bà cũng biết dân làng ta đang khó khăn thế nào rồi mà. Hay là ta cũng làm lễ, nhưng làm nó nho nhỏ thôi, còn chuyện dựng tượng mới, để qua đợt này, bà con ổn định hơn hãy bàn tiếp có được không?

    Bà Điều mím môi mím lợi:

    - Nhỏ là nhỏ thế nào? Bao nhiêu năm nay, kể từ khi tôi với ông sinh ra trên cái làng này, đã bao giờ làng xảy ra chuyện lớn như thế này chưa? Trâu bò chết đằng trâu bò, người thì cũng tự nhiên treo cổ mà chết, giếng làng cả bao đời nay là nguồn nước sử dụng cho bà con thì nay nhiễm độc, cá chết trắng người, tượng thần đổ vỡ.. Bao nhiêu chuyện kinh hãi như thế mà ông còn nói làm lễ nhỏ mà được à? Báng bổ, báng bổ quá.. Cứ tiếp tục thế này không bỏ đi thì cũng chẳng sống được ở cái đất này được nữa đâu.

    Ông Vọng giờ cũng không biết phải làm sao, không phải ông không muốn làm lễ như lời bà Điều yêu cầu, mà thực sự ông lo lắng cho bà con trong làng, vốn đã không đủ ăn, giờ xảy ra bao chuyện mà còn còng lưng quyên tiền làm lễ, xây tượng, sợ lễ xong thì dân làng đã chết đói. Nhưng không làm ông lại sợ những lời mà bà Điều nói là thật, sự việc sẽ càng tồi tệ hơn. Bởi quả thực 1 năm trước, bà Điều đã đề xuất ý kiến xây tượng mới, thậm chí là tu bổ toàn bộ ngôi đình. Do không làm theo nên bây giờ xảy ra chuyện, ông Vọng cũng cảm thấy có gì đó đáng sợ.

    Thấy ông Vọng lung lay suy nghĩ, bà thầy cúng nói thêm:

    - Đói một chút nhưng an yên sau này, còn bây giờ cứ để như thế sợ còn chết trước khi bị đói ấy chứ. Thôi, tôi sang đây cũng để nhắc ông thôi, thời gian để lâu các ngài càng nổi giận.. Đêm hôm qua tôi mơ thấy thần Thành Hoàng hiện về quở trách, thần bảo sao tượng đổ sập mà không chịu dựng tượng mới. Thần hỏi có phải làng Văn Thái muốn chịu tai kiếp nặng nề hơn thì mới biết hối lỗi phải không? Đấy, ông xem xem mà liệu.. Tôi là tôi cũng chỉ truyền đạt lại những gì mà thần thánh muốn nói thôi. Tôi về, ông không cần phải tiễn.

    Vừa đứng dậy thì bà Điều thấy Lực và Sửu đi vào trong sân, ngó vào nhà Sửu buột miệng nói khi chưa nhìn thấy bà Điều:

    - Bác Vọng, thầy Lương.. Hai người ăn cơm chưa?

    Thấy bà Điều, Sửu không nói nữa, còn Lực thì quay mặt tránh đi bởi Lực đang tăm te còn gái của bà Điều. Nghe thấy Sửu gọi thầy Lương là thầy, lập tức bà Điều quay lại nhìn, nhưng thầy Lương vẫn điềm tĩnh không tỏ thái độ gì, có chút nghi ngờ nhưng bà Điều tặc lưỡi bỏ đi. Đi qua bà ta không quên lườm Lực một cái rõ không vừa lòng.

    Đợi bà ta đi khỏi, Sửu mới bước vào nhà, Sửu nói:

    - Nhìn cái bà này sợ thế, lúc nào cũng nhìn chằm chằm như muốn ăn tươi nuốt sống người ta vậy. Không vì bà ấy là thầy cúng chắc tôi phải chửi rồi, thầy cúng thầy bái gì mà ghê gớm, đanh đá, ai không vừa ý là bả chửi luôn.. Sợ thật.. Mà bà ấy đến tìm bác Vọng co chuyện gì vậy ạ?

    Ông Vọng thở dài rồi đáp:

    - Thì vẫn là chuyện dựng tượng mới với lập đàn cúng tế đấy thôi.. Nhưng số tiền bỏ ra lớn quá, tôi vẫn chưa dám quyết định. Làng mình đâu phải dư dả gì, bao nhiêu năm nay mọi người cũng cố gắng lắm rồi, khó khăn chồng chất khó khăn, giờ còn đẻ ra chuyện tiền cúng, tiền xây dựng, sửa sang đâu phải dễ dàng gì.

    Sửu gật gù:

    - Bác trưởng làng nói đúng, như nhà em đây, cũng không phải dạng cùng đinh, hay khó khăn như nhà cô Xoan, cơ mà giờ bảo bỏ ra một khoản để lo việc làng em sợ em cũng không lo được, vợ con nheo nhóc.. Em cũng tín lắm mà trong lúc này quả thực khó khăn bác ạ.

    Nhìn thầy Lương, Sửu hỏi:

    - Liệu có cách gì giúp dân làng không hả thầy? Tiền bạc thì tôi không có nhưng sức khỏe thì dư thừa, đi đâu, đào gì, làm gì thầy chỉ cần ới một tiếng là anh em tôi có mặt. À mà sáng nay bác và thầy đến nhà cụ Cẩn sao rồi ạ, cụ Cẩn có biết gì về cái họ Cao kia không?

    Thầy Lương trả lời:

    - Có lẽ cụ Cẩn biết điều gì đó, nhưng cũng như lời bác trưởng làng kể, các bậc hương thân, phụ lão trong làng đều không hé nửa lời. Tôi cũng có đến đình xem bia công đức cùng một số văn tự có trong đền, nhưng không hiểu sao, tuyệt nhiên không hề thấy ghi chép hay bất cứ ai được đề tên mà mang họ Cao cả. Cứ như thể họ chưa từng tồn tại ở làng này vậy?

    Sửu thở dài:

    - Đúng đấy thầy ạ, tôi cũng về, cũng đi hỏi dò nhưng chẳng ai biết gì về dòng họ Cao đó cả.. Có khi nào tấm gia phả ấy không liên quan gì đến làng này khồng?

    Thầy Lương nói:

    - Chắc chắn có liên quan, không thể tự nhiên mà Bãi Hoang lại có cả một nền móng kiên cố như vậy được, mà cũng không tự nhiên các cụ trong làng thời còn sống lại cấm dân làng tới Bãi Hoang đó, mọi chuyện ắt hẳn phải có liên quan. Nhưng giờ người có vẻ như biết chút gì đó về nguồn gốc câu chuyện lại không chịu nói. Nhưng tạm thời mọi người nhớ đừng kể chuyện về Bãi Hoang cho ai nghe, giờ chưa giải quyết được gì, nói ra sợ dân làng lại càng lo lắng. Theo tôi thấy, khu đất đó không đơn giản, mọi người cũng thấy chất độc được tẩm bên ngoài lớp giấy dầu rồi đó. Giả dụ tấm gia phả ấy được chôn cách đây 100 năm mà độc tính vẫn còn thì nó thực sự đáng sợ. Còn về câu chuyện mà bác trưởng làng kể hai vợ chồng nhà kia chết một cách bí ẩn sau khi đào bới ở Bãi Hoang cũng khiến cho tôi lo lắng.

    Nhìn trên cổ Sửu và Lực vẫn còn đeo sợi dây đỏ có hạt tràng, thầy Lương tiếp:

    - Vì hai cậu là người trực tiếp đào bới ở Bãi Hoang nên nhất định trước khi tôi giải thích được mọi chuyện, hai cậu không được tháo hạt tràng đó ra nghe chưa?

    Sửu với Lực vâng dạ gật đầu. Tại nhà Mão, đã sang đầu giờ chiều, Mão đi đâu vẫn chưa về, vợ Mão sốt ruột đi ra đi vào bên ngoài cổng hóng chồng, nhưng càng hóng lại càng mất tích.

    Ngó vào nhà cô Xoan, vợ Mão gọi gọi mấy câu nhưng không thấy ai trả lời, thực ra vợ Mão gọi vậy thôi chứ lúc cô Xoan đi ra ngoài vợ Mão cũng biết. Đột nhiên vợ Mão nảy ra ý định vào nhà cô Xoan ngó nghiêng xem một chút, làng quê nên cổng cũng chỉ đóng hờ, cài then chứ không khóa. Nghĩ là làm, vợ Mão nhẹ nhàng mở cổng rồi rón rén bước vào trong.

    Đến hiên nhà, vợ Mão gọi nho nhỏ:

    - Có ai ở nhà không?

    Chẳng có ai trả lời, mà cô Xoan đi rồi thì nhà chỉ còn cái Mị câm, nó có nghe thấy cũng chẳng nói được. Bước lên hiên, thò đầu vào trong nhà, nhìn lên giường, nhìn vào cả bộ bàn ghế cũ kỹ, vợ Mão cũng không thấy ai. Cái nhà thì bé tí, một chiếc giường hai mẹ con cô Xoan nằm, từ hiên đi vào là bộ bàn ghế bị mọt ăn bụi gỗ rơi xuống đánh đống bên dưới.

    Vợ Mão lẩm bẩm:

    - Quái lạ, con mẹ đi rồi thì con con phải ở nhà chứ? Sao nhà lại vắng tanh vắng ngắt thế này.

    Đang định liều đi hẳn vào trong nhà vì nhà không có ai thì vợ Mão giật mình hét toáng lên:

    - Ối.. giời.. đất ơi.. Ma.. ma..
     
  8. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 28: Người Câm Biết Nói.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ kẹp cửa một bàn tay nhem nhuốc thò ra rồi bất chợt túm lấy vạt áo của vợ Mão khiến cô này hoảng hốt giật bắn cả người, lùi người hẳn ra khỏi cửa, vợ Mão toan bỏ chạy thì cái Mị lúc này mới lù lù bước ra từ trong kẹp cửa nơi hốc hiên nhà.

    Thấy vậy, vợ Mão thở hồng hộc rồi quát:

    - Con kia, mày dọa tao sợ hết cả hồn.. Nhà cửa không ngồi lại đi chui vào trong cái kẹp đó.. Mày, mày cố tình phải không?

    Mị nghe được, nhưng nó câm nên đâu có thể trả lời được. Mị bám hai tay vào thành cửa rồi lò dò bước vào trong nhà. Biết có chửi con câm, con mù cũng không giải quyết được gì, hơn nữa vợ Mão bây giờ đang tự tiện xông vào nhà người khác, chửi ầm um lên ai đi qua nghe thấy chỉ tổ thiệt thân. Nãy nhòm vào nhà cô Xoan, không thấy gì cả nên vợ Mão cũng đinh ninh rằng chồng mình không có qua đây. Hậm hực ra về, vừa đi vợ Mão vừa rủa chồng:

    - Đi chết dấm, chết dúi ở đâu mà từ hôm qua đến giờ chưa về.. Cái tính ấy á, để bà mà bắt được.. thì.. thì bà xẻo.

    Vợ Mão bước ra ngoài đường rồi đóng cửa lại, bên trong nhà cô Xoan, ngồi trên chiếc ghế đã mục nát, mọt ăn gỗ kêu ken két, kèn kẹt.. Cái Mị lại tiếp tục dùng bàn tay đen nhẻm, bẩn thỉu ấy bốc cơm, bốc rau cho vào miệng nhai nhồm nhoàm. Đột nhiên nó mở miệng nói:

    - Chết rồi.. Chết rồi.. He he he.

    Con bé bị câm bẩm sinh từ khi mới đẻ ra giờ lại có thể nói, nhưng chẳng ai biết cả, nó chỉ nói lên một câu như vậy rồi tiếp tục lặng im thò tay vào bát cơm bốc cơm cho vào miệng ăn tiếp, thi thoảng nó lại nhe răng ra nhoẻn miệng cười như thể bên cạnh nó đang có người vậy.

    Trở về nhà, bà Điều ngồi thụp xuống cái ghế gỗ bóng loáng, cô Út, con gái bà Điều thấy mẹ về thì vội vàng rót nước, đặt lên bàn trước mặt mẹ, cô Út hỏi:

    - U đi đâu về mà mang bực dọc thế?

    Bà Điều bực tức đáp:

    - Cái lão trưởng làng, đúng là ngu dốt.. Nói đến như thế rồi mà lão cứ bàn lùi.. Tao đang điên hết cả người lên đây.

    Chẳng hiểu sao, tuy là con gái bà Điều, nhưng Út lại có tính tình khác hẳn với mẹ, cô dịu dàng, thùy mị và rất thương người, Út nói:

    - U lại nghĩ chuyện xây dựng tượng với lập đàn cúng tế phải không? Con thấy bác Vọng cũng chỉ là lo nghĩ cho dân làng mà thôi. U đừng nói thế tội bác ấy.

    Tu cốc nước ừng ực, bà Điều quát con:

    - Ơ hay, cái con này.. Tao vất vả nuôi mày từ lúc thằng cha mày bỏ đi cho đến bây giờ mà mày hễ cứ mở miệng ra là bênh người ngoài. Thế mày nghĩ dễ thường mày có được cuộc sống sung túc như bây giờ đấy hả con. Nhớ lại xem, hồi đó mẹ mày phải phát điên, phát khùng, thậm chí là tự tử không chết nên mới có ngày hôm nay. Đi vào trong nhà, con với cái.

    Út vội cúi đầu xin lỗi mẹ, khi cô đang định quay đi thì chẳng hiểu bà Điều nghĩ gì, bà ta gọi Út:

    - Mà này, khoan đã.. Có phải mày với thằng Lực nhà cuối làng có tình ý với nhau phải không?

    Út thật thà nên không dám chối:

    - Dạ.. dạ thưa u.. Chúng con đúng là.. có tình cảm.. với nhau ạ.

    Nói xong, Út đang chuẩn bị tinh thần để nghe chửi thì bà Điều đột nhiên hạ giọng:

    - Thế hử, vậy chiều nay, con gọi nó đến đây ăn cơm. U là u không có cấm đoán, nhưng làm cái gì nó cũng phải rõ ràng, minh bạch.. Chứ chúng mày cứ thậm thụt, lén lút như vậy, người làng người ta chửi vào mặt u chứ chửi ai. Cứ gọi nó đến đây, có gì trình bày, u nói chuyện qua nếu được thì u xem xét.

    Nghe vậy, Út mừng quá, cô cảm ơn mẹ rối rít, không để tốn thời gian, Út xin phép mẹ chạy đi mời Lực qua nhà mình ăn cơm chiều luôn. Cô gái ngây thơ không biết được rằng, trong đầu người mẹ nham hiểm của cô đang có dự tính về một chuyện khác. Ngay từ lúc ở nhà ông Vọng, nhìn thấy thầy Lương là bà Điều đã có chút dự cảm về con người này, nhưng qua cách nói chuyện thì bà ta biết ông Vọng không muốn nói. Nhưng khi Sửu và Lực bước vào, Sửu có chào ông Lương là thầy, điều này lập tức khiến cho bà Điều có phần ái ngại. Bà Điều tự đặt ra vài câu hỏi, chuyện nguồn nước giếng bị nhiễm độc, rồi đến chuyện gà, bò nhà Xoan, nhà Mão trúng độc mà chết.. Chắc chắn ông Vọng không thể xác định được chuyện đó một mình, ngay bản thân bà Điều, tuy là thầy cúng nhưng những chuyện đó bà ta chẳng biết gì cả. Kể cả là việc bà Điều nói nằm mơ thấy thần Thành Hoàng báo mộng cũng chỉ là bịa đặt. Vậy mà ông trưởng làng kia lại phát hiện ra thì chắc hẳn phải có ai đó đứng sau giúp đỡ. Là một người tinh ranh, bà Điều đoán giữa ông Vọng và người đàn ông kia còn đang giấu diếm điều gì đó. Gặp Sửu và Lực tại nhà ông Vọng, ít nhiều hai người này cũng có liên quan nên bà Điều muốn khai thác thông tin từ phía Lực.

    Không ngoài dự đoán của bà thầy cúng, nghe Út báo tin, Lực mừng đến không còn quan tâm đến chuyện gì luôn. Là thầy cúng nên việc nắm bắt tâm lý của bà Điều là cực kỳ tốt, chỉ qua một vài lời ngon ngọt, sau bữa cơm, bà Điều bắt đầu dò hỏi thông tin về người đàn ông lạ mặt xuất hiện tại nhà trưởng làng.

    Bà Điều nói:

    - Trưa nay tình cờ gặp cậu ở nhà ông Vọng, nhìn tướng tá cậu cũng chân thật. Đấy, cứ đàng hoàng gặp mặt như thế này có phải hay hơn không? Thanh niên các cậu toàn làm những chuyện khiến người lớn phải đau đầu.

    Lực bối rối:

    - Dạ, cháu xin lỗi bác.. Tại cháu sợ bác sẽ không đồng ý, cho nên..

    Bà Điều mỉm cười:

    - Tôi cũng đâu có khó khăn gì, cậu cũng biết đấy, tôi có mỗi mụn con gái. Nó cũng thiếu thốn tình cảm của bố từ nhỏ, nên tôi sợ đời nó không cẩn thận lại giống như tôi.

    Lực xua tay:

    - Dạ không đâu ạ, tuy hoàn cảnh nhà cháu không phải khá giả gì nhưng cháu hứa sẽ không để Út phải khổ?

    Câu chuyện đã mềm môi, bà Điều chuyển hướng:

    - À mà trưa nay cậu với tay Sửu đến nhà ông Vọng cũng để bàn chuyện làng à? Mà hình như tôi thấy 2 cậu có quen biết với cái ông ngồi trong nhà đó thì phải?

    Lực ấp úng không nói, bà Điều tiếp luôn:

    - Đấy, có cái chuyện cỏn cỏn thế thôi mà cậu còn giấu không nói, thế thì sao tôi dám tin mà giao con gái của mình cho cậu được.

    Đến đây thì Lực tuôn ra hết, Lực vội vàng giải thích mọi chuyện, câu chuyện cứ thế diễn ra, vì mối tình của mình và Út, vô hình chung Lực đã quên đi toàn bộ những gì mà thầy Lương dặn dò. Từ việc thầy Lương đến nhà ông Vọng như thế nào, cho đến chuyện mới ngày hôm qua, Lực và Sửu đi cùng thầy Lương, ông Vọng tới Bãi Hoang đào bới ra sao, đào được thứ gì, trong đó có nội dung gì.. tất cả, tất cả mọi thứ Lực đều kể sạch bách không thiếu một điều gì.

    Bà Điều vừa nghe vừa tròn mắt, nếu không phải có nghi ngờ, cũng như cách mà ông Vọng giải quyết những chuyện xảy ra trong mấy ngày qua một cách cẩn thận thì bà Điều không bao giờ tin vào lời của Lực. Nhưng một người có muốn bịa chuyện cũng không thể bịa ra được những chi tiết hợp lý đến như vậy.

    Nghe xong câu chuyện, biết đằng sau vẫn còn nhiều uẩn khúc, nghĩ Lực vẫn còn giá trị lợi dụng, bà Điều đánh trống lảng, tảng lờ như mình không quan tâm đến những gì mà Lực vừa kể, bà ta tập trung vào đòn tâm lý với Lực:

    - Đúng là hoang đường, nhưng mà thôi, tôi cũng không muốn biết sâu việc trưởng làng đang làm là gì. Hôm nay cậu đến đây, cũng ăn cơm cùng gia đình, tôi cũng thấy có thiện cảm với cậu. Cơ mà việc của làng cũng là việc của tôi, nếu có gì mới cậu cứ kể cho tôi biết, để tôi còn biết đường chung tay giúp sức.. Sau có gì cậu cứ đến nhà chơi nhé, chắc mấy chuyện cậu vừa nói là bí mật, nên tôi hứa sẽ không nói cho ai khác biết nữa đâu. Cậu cũng không nói ra là kể cho tôi thì cũng chẳng ai biết. Người thân quen cả, nên có gì cứ đến, đừng ngại.

    Một câu nói mang tính chất dụ khị rất tinh quái của bà Điều, khi nói như vậy, bà Điều ngầm nhắc nhở Lực rằng, nếu muốn đến nhà gặp con gái bà thì Lực phải có gì đó để thông tin cho bà Điều. Tình yêu làm mờ mắt, Lực không nghĩ được sâu xa, lại thêm những lời ngon ngọt, đầy hảo ý, Lực sung sướng cảm ơn bà Điều rối rít. Tất nhiên là để lấy lòng bà Điều, chắc chắn Lực phải cố hóng cho được nhiều thông tin từ chỗ thầy Lương cũng như ông Vọng hơn.

    Trước khi ra về, bên ngoài trời cũng đã nhá nhem tối, bà Điều để con gái ra tiễn Lực tận cổng để thể hiện thành ý. Hai cô cậu không hề hay biết rằng mình chỉ đang là con cờ trong tay của bà thầy cúng. Đứng trong nhà, bà Điều khẽ nhếch mép cười một cách đắc chí, bà ta lẩm bẩm:

    "Thì ra là vậy, chẳng trách hôm ở đây bàn chuyện, tay trưởng làng đã xuôi xuôi, vậy mà hôm sau hắn lại thay đổi quyết định. Hóa ra là có kẻ mách nước, muốn phá chuyện làm ăn của ta hả? Cứ đợi đấy, để xem tụi bay làm gì tiếp theo. Nhưng xem chừng làng này đang thật sự bất ổn. Mình cũng phải tính đến kế khác thôi, còn ở lại đây không chừng rước họa vào thân."

    [..]

    7h tối, không biết cô Xoan đi đâu từ trưa, nhưng bây giờ cô Xoan mới về nhà. Bên trong nhà tối om, không một chút ánh đèn dầu. Cũng phải thôi, cái Mị bị mù thì làm sao thắp được đèn.

    Lảo đảo bước vào bên trong nhà, cô Xoan loạng choạng không nhìn thấy cả con mình đang ngồi thù lù một trước hiên nhà. Dẫm chân vào tay cái Mị xong cô Xoan mới giật mình, nhìn kỹ con gái, cô ta cười cười:

    - Thấy mẹ về mà cứ ngồi đực ra thế à?

    Cả người cô Xoan nồng nặc mùi rượu, bấu chặt hai tay vào cơ thể Mị, những đầu ngón tay của cô Xoan cứ thế cấu vào người nó. Cái Mị vẫn cứ ngồi im như một pho tượng, nó không phản ứng, hoặc có lẽ nó đã quen với chuyện này rồi. Bấu, bẹo con xong, cô Xoan đi vào trong nhà rồi nằm luôn lên giường ngủ.

    "Roẹt.. Roẹt.. Xoẹt"

    Trời tối om, trong nhà cô Xoan không chút ánh sáng, nhưng con bé Mị lại vẫn đang tiếp tục ngồi vẽ nguệch ngoạc những nét gì đó trong bóng tối âm u, tĩnh mịch.

    Cô Xoan vừa đặt lưng xuống đã ngủ say nên cô không biết được rằng, bên ngoài hiên nhà, con gái của cô đang vừa vẽ vừa cười man dại:

    "Hi.. hi.. hi.. He.. He.. He"

    "Mẹ.. Mẹ.."
     
  9. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 29: Chiếc Hộp Truyền Đời.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    9h tối, ông Vọng đang khép cửa nhà lại thì bên ngoài đường có ánh đuốc dừng trước cổng nhà ông. Bước vội ra sân xem là ai thì người đứng bên ngoài gọi với vào trong:

    - Chú Vọng, là tôi đây.. Cung đây.

    Dưới ánh đuốc sáng, ông Vọng nhìn ra đúng là ông Cung, con của cụ Cẩn.. Không hiểu sao tối muộn thế này ông Cung lại đến tận nhà, nhưng nhìn mắt của ông Cung đỏ hoe, ông Vọng mở cổng rồi hỏi:

    - Bác Cung, có chuyện gì mà bác đến tìm tôi muộn thế?

    Ông Cung đáp:

    - Ông cụ nhà tôi mất rồi.

    Ông Vọng thoáng giật mình, buổi sáng lúc ông và thầy Lương đến nhà, tuy lúc đó cụ Cẩn có yếu thật, nhưng vẫn còn nói chuyện được, sao đến tối đã ra đi nhanh như vậy? Ông Vọng cúi đầu chia buồn:

    - Cụ đi có đau đớn gì không? Mà bác vào trong nhà rồi nói chuyện.

    Ông Cung xua tay:

    - Ông cụ nhắm mắt xuôi tay không đau đớn gì cả, chỉ có trước lúc chết được độ 1 tiếng, ông bắt người nhà lấy ghế kê ra giữa sân rồi cứ thế ngồi nhìn về phía trước. Lúc đó còn không thấy ông ho hay đau đớn gì cả. Sắc mặt còn thay đổi tốt hơn một chút, sau đó ông cụ dặn dò tôi vài điều, cuối cùng ông đưa cho tôi cái hộp này rồi rơi nước mắt nói lời sau cuối. Nói xong thì cụ mất.

    Dứt lời, ông Cung đặt cái hộp gỗ vào tay ông Vọng, ông Vọng còn đang ngơ ngác thì ông Cung nói tiếp:

    - Ông cụ nói, sau khi ông mất thì đưa cái hộp này cho trưởng làng. Chú yên tâm, chưa có ai mở cái hộp này ra đâu, người trong nhà cũng chẳng biết trong hộp này có thứ gì. Nhưng đồ vật mà phải tận đến lúc chết ông cụ mới đưa ra thì chắc chắn nó vô cùng quan trọng. Chú cầm lấy, tôi bây giờ phải quay về nhà lo đám tang cho cụ.

    Ông Vọng cầm chiếc hộp trên tay mà ngỡ ngàng, ông hỏi:

    - Trước khi mất, lời cuối cùng mà cụ Cẩn nói là gì vậy bác Cung?

    Ông Cung nghẹn ngào:

    - Ông cụ ôm tôi rồi nói: "Khổ thân các con, ta chết đi cũng hết kiếp người, cũng coi như được giải thoát. Mong các con cùng làng Văn Thái qua được kiếp nạn này" Vừa nói cụ vừa khóc sướt mướt, chưa bao giờ tôi thấy ông cụ khóc nhiều như vậy.. Thôi tôi về đây.

    Ông Cung rảo bước quay về, đóng cổng cẩn thận, ông Vọng trở lại trong nhà. Lúc này thầy Lương vẫn chưa ngủ, ban nãy nghe ngoài cổng có tiếng người nên thầy đợi xem ai đến, và đến có việc gì.

    Đặt cái hộp gỗ mà ông Cung vừa đưa, ông Vọng nói với thầy Lương:

    - Thầy Lương, chiếc.. chiếc hộp này.. là.. là do cụ Cẩn bảo bác Cung mang đến.

    Thuật lại toàn bộ câu chuyện, thầy Lương nghe xong cũng đã hiểu được tất cả. Cầm chiếc hộp lên xem xét, nó chỉ là một hộp gỗ bình thường, bên cạnh hộp có giắt một chiếc chìa khóa nhỏ để mở hộp. Thầy Lương nói:

    - Giờ tôi sẽ mở chiếc hộp này ra xem bên trong có gì. Chắc chắn trong hộp phải chứa đựng một bí mật có liên quan đến lịch sử của ngôi làng này. Vậy cho nên các cụ bô lão mới chuyền tay gìn giữ cẩn thận đến như vậy. Giờ tôi và bác trưởng làng sẽ xem xem, trong này là đồ vật gì.

    "Cạch"

    Khóa hộp gỗ được mở ra, bên trong chiếc hộp chỉ có một quyển trục được cuộn lại gọn gàng, buộc chỉ đỏ và một tấm bản đồ vẽ địa hình của làng vô cùng chi tiết. Ông Vọng cầm lấy quyển trục rồi gỡ nút chỉ đỏ ra. Mở quyển trục, ông Vọng thấy bên trong quyển trục đều được viết bằng chữ nho, ông Vọng không thể đọc được. Còn thầy Lương đang xem tấm bản đồ vẽ địa thế của làng Văn Thái. Thầy Lương chong đèn lại gần hơn để xem thật kỹ, xem đến đâu, thầy Lương rùng mình đến đó, ông nói:

    - Thật tỉ mỉ, chi tiết một cách không thể ngờ được.. Người vẽ ra được tấm bản đồ địa thế của làng này chắc chắn phải là một người cực kỳ tinh thông về địa lý và phải là một nhà phong thủy tài ba. Còn nữa, trong tấm bản đồ này thì vị trí của bãi hoang đúng là trước kia từng có một ngôi biệt phủ, ở đây còn viết rõ đó là "Cao Gia".

    Đặt quyển trục xuống, ông Vọng khẽ hỏi:

    - Sáng nay thầy nói nếu có tấm bản đồ địa thế của làng thì sẽ biết được long mạch nằm ở đâu.. Vậy tấm bản đồ mà thầy đang cầm trên tay có giúp gì được không ạ?

    Thầy Lương chưa trả lời vội, ông muốn xem thật kỹ từng chi tiết được vẽ trong tấm bản đồ, lát sau thầy Lương đáp:

    - Trời đúng là không phụ lòng người, tấm bản đồ này còn vượt quá sự mong đợi của tôi. Bác trưởng làng, thật may mắn là tôi đã xác định được vị trí long mạch nằm ở đâu rồi. Đúng là xa tận chân trời mà gần ngay trước mắt, nhưng có điều tôi vẫn không hiểu, tại sao các cụ trong làng lại giấu kín bí mật này.

    Ông Vọng vội vàng hỏi:

    - Vậy long mạch nằm ở đâu thưa thầy? Làng tôi được cứu rồi phải không thầy?

    Thầy Lương mừng rỡ đáp:

    - Chính là giếng làng, đúng vậy, tìm được long mạch thì sẽ có cách để hóa giải nguồn cơn của việc nước giếng ngầm bị nhiễm độc.

    Nhưng bất chợt thầy Lương thở dài vì ông vừa nghĩ đến một chuyện, ông nói tiếp:

    - Nhưng chính vì giếng làng là vị trí của long mạch nên sự việc sẽ rất khó khăn. Bởi hiện tại nước giếng đã bị nhiễm độc, nếu không may bị nước giếng bắn vào người thì sẽ rất nguy hiểm. Muốn tìm hiểu về long mạch chắc chắn phải xuống được đáy giếng. Quả thực, kẻ trấn yểm long mạch của làng này đã suy tính rất kỹ, dựa vào tấm bản đồ cùng với nơi long mạch bị trấn yểm là giếng làng, tôi không thể nghĩ ra được ai khác đủ khả năng làm chuyện này ngoài dòng họ Cao kia. Mà trong quyển trục kia viết gì vậy bác trưởng làng?

    Ông Vọng vội đưa quyển trục cho thầy Lương, ông đáp:

    - Trong này viết toàn chữ nho thì phải, tôi không đọc được.

    Cầm quyển trục trên tay, thầy Lương từ từ mở ra, thầy Lương nói:

    - Tôi đọc được, đây là ghi chép lại của các cụ hương thân trong làng. Có thể, sau khi đọc xong quyển trục này, mọi thắc mắc về quá khứ cũng như lịch sử của ngôi làng sẽ được giải đáp.

    Chăm chú đọc từng chữ được viết trong quyển trục, bên ngoài trời càng lúc càng chuyển về khuya, gió bắt đầu thổi mạnh hơn. Cánh cửa nhà ông Vọng bị gió đập vào kêu lập cập, gió luồn qua cả những khe cửa tạt vào bên trong khiến ánh lửa trong cây đèn dầu lay qua lay lại như trực muốn tắt. Ông Vọng vẫn ngồi lặng im chờ đợi thầy Lương đang mở dần quyển trục về đoạn cuối cùng. Từ nãy đến giờ, thầy Lương chỉ đọc mà không nói gì cả. Cuối cùng, quyển trục cũng đã được mở hết, trời bên ngoài se se lạnh, nhưng bên trong nhà, trên khuôn mặt của thầy Lương đang khẽ chảy xuống lấm tấm những giọt mồ hôi.

    Nuốt nước bọt, thầy Lương cuộn quyển trục lại rồi khẽ đặt quyển trục vào lại trong hộp, thầy Lương nhìn ông Vọng, giọng thầy có phần hơi run, thầy Lương nói:

    - Tôi đã hiểu toàn bộ mọi chuyện, đây đúng là một bí mật kinh thiên, động địa.. Đó chính là lý do vì sao các cụ trong làng không muốn ai biết đến việc Cao Gia từng xuất hiện, thật khủng khiếp..

    Ông Vọng chờ đợi từ nãy, bây giờ ông mới dám hỏi:

    - Trong đó viết gì vậy thưa thầy?

    Thầy Lương nhấp một ngụm nước rồi trả lời:

    - Quyển trục này ghi rõ về xuất thân, nguồn gốc của Cao Gia. Dòng họ Cao đã ở đây trước khi làng Văn Thái được lập lên. Họ có một khoảng thời gian cực kỳ hưng thịnh, có thể nói, tại mảnh đất rộng lớn này, Cao Gia được ví như bậc vua chúa về sự giàu có cũng như quyền lực của mình. Tấm bản đồ trong chiếc hộp này được vẽ trước cả khi làng Văn Thái được hình thành, chẳng trách ban nãy tôi phải xem kỹ, liên kết những địa thế quen thuộc mới có thể nhận ra đây là bản đồ địa hình của làng Văn Thái. Người vẽ tấm bản đồ này chính là Cao Côn, cũng là người được nhắc đến trong quyển trục. Theo như ghi chép, tôi nghĩ, Cao Côn chính là người nhận ra được long mạch của làng cực kỳ vượng phát, ông ta đã dùng tài trấn yểm, cũng như những hiểu biết đại tài của mình về phong thủy để giúp cho Cao Gia phát triển mãi về sau. Tấm bản đồ khi ấy đánh dấu vị trí của long mạch nhưng chưa xuất hiện giếng làng, nghĩa là giếng làng phải sau khi Văn Thái làng lập lên mới có. Trong này viết, Cao Gia cậy quyền, cậy thế, tham lam vô độ, hãm hại dân lành, đàn áp chúng sinh. Nhưng chẳng hiểu vì sao, thế lực của Cao Gia luôn được bảo vệ, triều đình không dám làm gì họ Cao cả. Tội ác của Cao Gia cao tựa núi, số người chết vì Cao Gia nhiều không đếm xuể. Không chịu nổi cảnh áp bức của họ Cao, làng Văn Thái đã đi đến quyết định, đó chính là diệt trừ Cao Gia. Các bậc tiền bối, trưởng lão trong làng đã thống nhất đi đến quyết định này. Kết cục, sau cái chết của Cao Côn, những người thuộc họ Cao trong làng này đều bị giết sạch, tất cả, già trẻ, trai gái, những người có liên quan đến Cao Côn.. không trừ một ai. Điều này giải thích vì sao, họ Cao từng rất hưng thịnh nhưng lại đột ngột biến mất. Họ đã bị dân làng Văn Thái giết cả nhà, nói cách khác, việc làm của làng Văn Thái chính là thảm sát, là một vết nhơ không thể rửa sạch cho nên sau khi xóa sổ Cao Gia, toàn bộ người dân trong làng không được hé răng nửa lời nói về bí mật chấn động trời đất này.

    Ông Vọng rùng mình, hai bàn tay ông run lên khi thầy Lương dừng lại, ông ấp úng:

    - Không.. thể.. nào.. Dân làng Văn Thái.. xưa nay rất hiền lành.. Làm sao họ lại giết cả.. người già.. và trẻ em.. chứ?

    Thầy Lương đáp:

    - Sự đồng lòng ủng hộ người đứng đầu làng trong mỗi quyết định được đưa ra của người dân trong làng thực sự khiến tôi phải nể phục. Nhưng đó cũng là thứ đáng sợ nhất, sự việc của Cao Gia, chắc chắn những người đời trước như ông bà, bố mẹ của bác trưởng làng đều biết, nhưng tất cả bọn họ không một ai nói ra bí mật này. Quá đáng sợ, người xưa có câu "Phép Vua Còn Thua Lệ Làng". Việc giết chết cả một dòng họ trong làng mà người đời sau không ai biết thật là một việc kinh khủng, bởi khi dân làng đã đồng lòng, ngay cả Vua cũng còn phải kiêng nể chứ đừng nói đến một Cao Gia.

    Đóng chiếc hộp gỗ lại, thầy Lương khẽ thở dài:

    - N oán vậy là đã kéo dài gần 100 năm, giờ đây chính là sự trả thù của Cao Gia đối với dân làng Văn Thái..
     
  10. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 30: Giếng Làng.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ông Vọng thẫn thờ ngồi dựa vào thành ghế bàng hoàng, ông không dám tin những gì mà thầy Lương vừa nói là sự thật. Nhưng tất cả những điều đó đã giải thích cho toàn bộ lý do vì sao từ đời cha ông, các cụ đã cấm tiệt mọi người bén mảng đến khu đất đó, rồi đến chuyện Bãi Hoang xuất hiện nền móng của Cao Gia nhưng tuyệt nhiên trong làng không một ai nhắc tới điều này.. Đó là vì, từ xa xưa, dân làng Văn Thái đã gây ra một chuyện tày trời và họ không muốn nhớ đến vết nhơ tàn sát cả một dòng họ trong quá khứ. Giờ đây, con cái đời sau của họ đang phải lãnh chịu hậu quả.

    Ông Vọng ấp úng hỏi:

    - Nhưng liệu.. liệu có chắc đây là do.. họ Cao làm không? Chẳng phải thầy nói người trấn yểm long mạch là Cao Côn, nhưng Cao Côn còn chết trước khi họ Cao bị tàn sát cơ mà?

    Thầy Lương đáp:

    - Câu hỏi của bác trưởng làng rất hay, tính theo phổ truyền thì lúc Cao Côn chết cũng 70 tuổi rồi, và theo những gì ghi trong quyển trục thì sau khi Cao Côn chết, dân làng Văn Thái mới dám nghĩ đến chuyện xóa sổ Cao Gia. Điều này cho ta biết được rằng, khi Cao Côn còn sống, dân làng chắc chắn phải rất sợ nên dù bị áp bức nhưng không dám làm gì. Chỉ khi Cao Côn qua đời, là đến đời Cao Lãm và Cao Kiệt mới xảy ra chuyện. Một người tinh thông về phong thủy khi trấn yểm sẽ tính toán cho đến tận nhiều đời sau, hoặc cho đến khi long mạch bị yểm đó không còn linh khí thì bùa yểm mới biến mất. Thầy phong thủy càng cao tay thì thời gian long mạch bị trấn yểm càng lâu, có thể lên đến 100 năm, 200 năm hoặc hơn thế nữa. Và khi yểm long mạch đó, tùy theo cái tâm của thầy phong thủy mà bùa chú ràng buộc giữa họ với long mạch sẽ khác nhau. Nhưng Cao Côn đã dùng đến thuật "Giấu Long Mạch" thì chắc chắn ông ta không có ý đồ tốt. Vậy nên nhất định ông ta đã tạo một ràng buộc nhằm khi Cao Gia gặp nguy hiểm, và ràng buộc đó có thể là việc những tai ương, kiếp nạn đang xảy đến với làng Văn Thái. Điều này giải thích vì sao tồn tại đến 100 năm nay, đến bây giờ làng Văn Thái mới xảy ra chuyện. Bởi vì, thâm ý của Cao Côn là muốn làng Văn Thái tận diệt cho đến đời sau.

    "Vù.. Ù.. Ù.."

    "Lạch.. Cạch.. Lạch.. Cạch.."

    Bên ngoài gió tiếp tục thổi mạnh, gió đập vào cửa khiến cho con Vàng đang nằm ngoài hiên cũng phải nhổm dậy rồi hếch mõm ra phía ngoài sân sủa lên vài tiếng. Càng nghe thầy Lương nói, ông Vọng lại càng rùng mình. Chưa bao giờ ông dám nghĩ sự việc lại nghiêm trọng đến mức này. Nhưng những gì đang diễn ra hàng ngày thực sự rất tồi tệ.

    Ông Vọng hỏi:

    - Trước thầy có nói, chỉ cần tìm được long mạch thì sẽ có cách giải cứu dân làng. Nay long mạch chính là nơi giếng làng, thầy đã nghĩ ra cách gì chưa ạ?

    Tất nhiên là thầy Lương đã nghĩ đến cách giải quyết, nhưng vấn đề hiện giờ làm cách nào để xuống được đáy giếng. Với những ghi chép cùng tấm bản đồ thì có vẻ như Cao Côn đã nhìn thấy được long mạch của vùng đất này, nhưng phải đến khi làng Văn Thái được lập lên thì mới đào giếng làng. Chắc hẳn ý kiến đào giếng cũng là do Cao Côn đề ra, lợi dụng việc đào giếng, lúc đó Cao Côn mới "Giấu Long Mạch".

    Nhớ lại những lời mà sư phụ từng nói ngày trước, thầy Lương trầm ngâm hồi tưởng..

    [..]

    - "Giấu Long Mạch" là điều đại cấm kỵ, kẻ sử dụng thứ bùa yểm tà đạo này phải trả giá không chỉ bằng mạng sống của bản thân mà còn là họa lớn đối với cả gia tộc, dòng họ một khi sơ suất hoặc thất bại. Bởi suy cho cùng, con người cũng chỉ là sinh linh nhỏ bé trong trời đất, còn long mạch hội tụ tinh hoa, vượng khí của thiên địa. Muốn nắm giữ nó cho riêng bản thân quả thực quá tham vọng. Nhưng nếu làm được, gia tộc đó vượng phát, khi rút đủ linh khí còn có thể phát bậc đế vương. Chỉ những kẻ ôm mộng quyền lực, bị cám dỗ khiến cho mờ mắt mới đi "Giấu Long Mạch".

    Lương hỏi sư phụ:

    - Nếu đã nguy hiểm như vậy tại sao vẫn có những người sử dụng thuật yểm nguy hiểm đến thế thưa sư phụ?

    Vị đạo sĩ mỉm cười:

    - Con còn nhỏ, có thể con chưa hiểu được sức mạnh của quyền lực. Từ xa xưa, vua chúa được coi là con của trời, là con của rồng.. Ai chẳng mong muốn mình được làm vua, được đứng đầu thiên hạ. Nhưng không vì thế mà con người được phép trái lại mệnh trời, trái lại tạo hóa. Những kẻ làm như vậy được coi là nghịch thiên, bởi chỉ có nghịch thiên thì mới nhanh chóng chạm được đến cái ngưỡng mà người bình thường có đi mấy kiếp cũng không thể đến.

    Lương hỏi tiếp:

    - Nếu vậy có cách nào để hóa giải không sư phụ?

    Vị đạo sĩ khẽ chạm vào đầu Lương rồi gật đầu:

    - Vạn vật trên đời tương sinh, tương khắc.. Tất cả đều có cách giải quyết, giờ con hãy chuyên tâm đọc sách, nghiên cứu những bài thuốc, những cây thuốc cứu người. Còn những cấm thuật như thế này con còn nhỏ, không nên đọc. Đi đi..

    [..]

    - Kìa thầy Lương, thầy lại đang suy nghĩ gì rồi?

    Giọng ông Vọng khiến thầy Lương chợt tỉnh, thầy Lương không ngờ được rằng, câu chuyện mà ông nói với sư phụ năm đó giờ lại đang xảy ra ở tại mảnh đất này.

    Quay trở lại câu hỏi của ông Vọng ban nãy, thầy Lương đáp:

    - Trước mắt chúng ta phải xuống được đến đáy giếng đã. Nếu long mạch nằm ở đó, mà chất độc xuất phát từ đó chắc hẳn sẽ có cách để giải. Nhưng làm cách nào để xuống đáy giếng khi mà chất độc đã ngấm toàn bộ trong nước.

    Ông Vọng đề xuất ý kiến:

    - Chuyện này cũng không phải chuyện quá khó, trên huyện, mấy ông cán bộ có cái máy bơm cỡ lớn. Mượn thì chắc hơi khó, nhưng nếu có cán bộ xã đi cùng rồi mình biếu họ ít tiền là được thôi. Ta dùng máy bơm bơm hết nước ở giếng đi rồi xuống dưới đó.

    Thầy Lương đáp:

    - Nếu được vậy thì tốt quá, nhưng có điều này bác trưởng làng cần phải biết. Hiện nay độc mới chỉ được phát hiện trong nguồn nước giếng. Nhưng nếu bơm nước giếng ra bên ngoài, nước này chảy xuống kênh mương hay ao hồ trong làng tôi sợ rằng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Bởi khi nước nhiễm độc lan ra toàn bộ hệ thống kênh rạch của làng, sợ rằng việc khắc phục còn khó khăn hơn rất nhiều. Nước luôn là nguồn sống của tất cả các sinh vật, chuyện này không thể hấp tấp được. Chỉ một sai sót nhỏ thôi, chúng ta sẽ đưa làng Văn Thái đến bờ vực vô cùng tồi tệ.

    Long mạch đã tìm ra, nhưng hiện giờ cách khắc phục, giải quyết lại đi vào bế tắc. Giếng làng là cái giếng lớn nhất, sâu nhất, bao nhiêu năm qua giếng chưa một lần cạn, cũng chẳng ai biết giếng sâu bao nhiêu. Muốn bơm nước giếng lên nhưng lại không được đổ ra kênh rạch, thật sự rất khó. Suy nghĩ mãi, cuối cùng ông Vọng nảy ra một ý tưởng, ông nói:

    - Thầy Lương, tôi có ý này, có thể sẽ giải quyết được cả 2 việc, vừa chứa được nước giếng, lại vừa không để nước đó thoát ra ngoài?

    Thầy Lương hỏi:

    - Ý bác trưởng làng là sao?

    Ông Vọng tiếp:

    - Xây bể, chúng ta sẽ xây một cái bể thật lớn ở giữa sân đình. Thầy cũng biết rồi đấy, đình làng gần ngay khu vực giếng, sân đình cũng rất rộng, giờ chúng ta dùng gạch xây lên, biến sân đình thành một bể chứa lớn. Lúc bơm nước sẽ dẫn ống đổ nước giếng vào cái bể nơi sân đình. Tôi nghĩ như vậy có thể giải quyết được vấn đề.

    Thầy Lương quả thực ngạc nhiên trước ý tưởng thông mình của ông Vọng, thầy Lương đáp:

    - Nhưng việc xây dựng sẽ tốn kém và cần nhiều người để hoàn thành nhanh chóng, việc này bác trưởng làng nên thông báo với tất cả mọi người sẽ tốt hơn.

    Ông Vọng gật đầu, ông nói tiếp:

    - Chuyện thuê máy bơm tôi sẽ bỏ tiền túi của tôi ra, thằng cu con nhà tôi đi làm hơn 2 năm nay ở ngoài, tháng nào cũng gửi tiền về, tôi chẳng tiêu đến, tính để dành cho nó sau lấy vợ mà giờ làng có chuyện tôi sẽ đem số tiền đó ra đi thuê máy bơm. Còn việc xây bể, cỡ như cậu Lực, cậu Sửu cũng xây được, chỉ là xây gạch lên thôi mà. Để sáng mai, tôi sẽ vận động mọi người rồi xin ý kiến.

    Lúc này cũng đã gần nữa đêm, thầy Lương kêu ông Vọng đi ngủ. Trời đêm gió cũng đã ngừng thổi, mọi thứ trở lại tĩnh lặng, yên ả, cô tịch. Ngồi bên cây đèn dầu, thầy Lương đang nghiên cứu lại tấm phổ truyền. Chắc hẳn sự chỉ dẫn của thần bảo hộ ngôi làng cho thầy Lương cùng mọi người đào được tấm phổ truyền này lên không chỉ dừng lại việc xác nhận đã từng có một Cao Gia hưng thịnh tại ngôi làng này. Nhưng còn ý nghĩa gì ẩn sâu bên trong này thì thầy Lương vẫn chưa hiểu hết.

    Ông thiếp đi lúc nào không hay, trong giấc mơ ông thấy mình đang bị mắng bởi sư phụ:

    - Lương, con đang làm gì vậy?

    Lương giật mình vội gập quyển sách lại, Lương khẽ lắc đầu, mặt lo lắng:

    - Dạ.. không, con.. con chỉ đang.. sắp xếp lại bàn đọc sách của, sư phụ thôi ạ..

    Vị đạo sĩ đáp:

    - Được rồi, cảm ơn con.. Con ra ngoài đi, lần sau không được tự tiện chạm vào những quyển sách này, nghe rõ chưa hả? Khi nào đến lúc, ta sẽ truyền lại hết toàn bộ những gì ta biết cho con.

    Nhưng sau đó 3 năm, trong một lần đi cùng sư phụ sang vùng núi phía Bắc của Việt Nam, Lương đã phải lòng một cô gái nơi đây rồi bỏ qua sự khuyên can của sư phụ, bất chấp tất cả, Lương đã ở lại Việt Nam cưới cô gái ấy.. Và rồi, nỗi bất hạnh đã xảy đến với chàng trai tội nghiệp, còn quá non nớt trước sự nguy hiểm của bùa ngải, đến khi Lương nhận ra lời sư phụ nói năm xưa quan trọng thế nào thì đã quá muộn. Lương đã tự tay giết chết chính người con gái mà anh từng yêu nhất, không chỉ vậy, trong vô thức, Lương đã moi rồi nhai sống trái tim của con gái mình.

    "Ò.. Ó.. O.. O"

    Tiếng gà gáy báo hiệu trời đã sáng, cả đêm qua thầy Lương ngủ gục trên ghế, bất chợt ông giật mình tỉnh dậy khi giọng nói của ông Vọng hối hả cất lên:

    - Thầy Lương.. thầy Lương ơi.. Con Vàng.. Con Vàng.. chết rồi.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...