Tư vấn Khủng hoảng tuổi lên 3 và áp lực làm anh

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Trịnh Ngọc Bích, 25 Tháng mười một 2023.

  1. Trịnh Ngọc Bích Hãy sống mỗi ngày thật tuyệt!

    Bài viết:
    2
    Tôi là một người mẹ có 2 cậu con trai, 1 bạn 3 tuổi, 1 bạn 1 tuổi. Tôi đã rất cố gắng để 2 anh em chơi vs nhau, yêu thương nhau. Nhưng vấn đề là anh thì chưa lớn, em thì quá bé, hai ae thường xuyên choảng nhau. A thì nghĩ rằng bố mẹ yêu em hơn và càng ngày càng nhõng nhẽo, hay cáu bẳn, hay khóc giãy đành đạch.

    Mọi người có ai đã và đang trong hoàn cảnh này có thể cho lời khuyên k ạ?

    * * *> Khủng hoảng tuổi lên 3 và những điều cha mẹ cần làm
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng mười một 2023
  2. Hạ Như

    Bài viết:
    8
    Mình chưa lập gia đình, nhưng nhà đông người nhiều cháu, hầu như đứa nào mình cũng chăm sóc từ lúc mới đẻ; cháu mình cũng có 1 cặp 3 tuổi 1 tuổi, nên xin chia sẻ với nhà bạn tí nhé.

    Cặp nhỏ 3 tuổi 1 tuổi nhà mình cũng y như nhà bạn, hay cãi nhau, oánh nhau, tị nạnh bố mẹ thương đứa này hơn đứa kia, cái này phải nhờ người lớn gia đình bình tĩnh xử lý. Vấn đề này không hẳn ở đứa nhỏ mà đa phần do người lớn xung quanh qua lời nói, việc làm và thái độ.

    Bé lớn nhà mình lúc mà mẹ có bầu là tự dưng lo lắng mẹ thương em hơn, mẹ có em không cần nó nữa, lại được mấy người xung quanh cứ bảo mẹ có em rồi, không thương không bế, nhóc ra rìa.. nên bé lớn nó hoảng, cứ lén lút vô góc khóc, im im chứ cũng không biết nói ra đâu. Xong mình với anh trai hay ôm, nói mẹ có em bé, con có em, sau 2 anh em dắt nhau đi chơi, dẫn dì đi uống trà sữa nhé.. Rồi ôm dụ bé chăm em, chơi với em. Nhiều lúc bé nó muốn chơi với em, nhưng đang nhỏ, tay chân không có lực, không nặng nhẹ vô tình đụng em, em nhỏ giật mình rồi nhiều khi khóc ré lên, mẹ nghe bé khóc lại tưởng anh nó đánh, quay ra cáu gắt, làm bé tưởng mẹ ghét nó. Cái này ba mẹ phải chậm rãi xem nguyên nhân sao bé nó khóc, rồi bình tĩnh chỉ cho bé lớn cách chơi với em, giống như chỉ dạy bé cách ăn bánh kẹo phải chậm rãi bóc vỏ ấy, từ từ ăn khônh lỡ bị nghẹn, ăn nhiều sâu răng ấy.

    Mấy bé nhỏ đôi lúc thấy mẹ toàn bế em, nựng em, bé cũng muốn, nhưng không biết cách nên muốn được quan tâm, thường hay làm nũng hoặc quậy phá, la lối, chủ yếu là muốn lôi kéo sự chú ý của cha mẹ. Nói ai đâu xa, tui có mấy đứa bạn đại học nè, nó bảo ba mẹ thương em út hơn.. người lớn mình còn ganh tị nói gì mấy đứa nhỏ. Cho nên mình đừng quá chăm mấy đứa nhỏ mà lơ đãng, quên mất có đứa lớn. Thường xuyên dắt 2 đứa cùng chơi, cùng chia đồ ăn đều nhau, rồi chỉ cho mấy đứa cách chia sẻ, cũng như mình chơi với bé, tâm sự theo kiểu ngang hàng, làm bạn ấy, như vậy bé nó sẽ bớt nhạy cảm, lo lắng, sau sẽ giảm dần.

    Bé lớn nhà mình lúc đầu cũng giống nhà bạn, giờ thương em với giữ em dữ lắm, không có được la em hay đưa em đi chỗ khác 1 mình, sợ em bị bắt cóc..

    À, nhà mình cố gắng đừng kiểu "bé còn nhỏ không biết gì" nhé, nên uốn nắn thì phải nắn, thương thì đúng kiểu thương, nói thẳng rõ ràng, không bênh không mặc kệ, chứ không sau hỏng cả 1 tương lai.

    Với lại, dạy bé lớn thương em thì cũng phải chỉ đứa em quan tâm anh, thương anh, 2 bên cùng thương mới bền, chứ anh bao dung em chỉ hưởng dụng thì cũng không nên.

    Với lại, nhà mình chú ý chút người lớn, hàng xóm xung quanh, họ nói ra nói vào, người lớn là giỡn chơi nhưng con nít nó nghĩ là thật, tin tưởng và nhập tâm luôn đấy; nếu thấy những lời nói không đúng phải dập tan ngay từ đầu, đừng để vạ miệng.

    Mình chia sẻ 1 chút với bạn, hy vọng bạn tham khảo được 1 chút, nhà có trẻ con, tương lai còn nhiều vất vả.
     
    Phượng Chiếu NgọcLieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...