1. Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ: Bướng bỉnh: Trẻ tìm cách đối phó với những nguyên tắc và luật lệ của người lớn, để bảo vệ suy nghĩ của mình. Những hành vi này vượt quá những giới hạn cho phép và vi phạm những quy tắc đạo đức. Muốn khẳng định cái tôi: Trẻ không muốn làm theo sự ra lệnh, chỉ bảo của người lớn và thường hay cố tình làm ngược lại để khẳng định mình đã lớn. Do thường bị người lớn cấm đoán nên nhu cầu độc lập của trẻ không được thỏa mãn, khiến trẻ có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ và hành vi chống đối. Phản ứng tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu nghe theo một số yêu cầu của người lớn. Ngoan cố: Trẻ ngang bướng, đòi hỏi cha mẹ phải đáp ứng những nhu cầu của mình. Đôi khi bé đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích, mà là muốn cha mẹ phải chịu thua. Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ tự mình làm điều gì đó mà không cần có ý kiến của người lớn. Thường trẻ chỉ hướng tới sự độc lập về mặt vận động, ở đây là sự vận động có chủ định và chủ kiến. Ví dụ: Muốn đi chợ mua đồ cho mình, muốn cắt tóc cho em và muốn vẽ cả bức tranh to lớn.. Chống đối: Bé muốn làm trái lại những lời dạy dỗ và vi phạm những điều bị ngăn cấm. Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn như giơ tay đánh, cấu véo, hét to.. với người lớn 2. Biện pháp: - Khi trẻ có những thái độ như bướng bỉnh, tranh giành, đánh bạn người lớn không nên quát mắng trẻ, cấm trẻ chơi trò chơi hay giật đồ chơi từ tay trẻ. Hãy giải thích cho bé hiểu, đâu là của mình, đâu là của bạn, hành động nào là sai, hành động nào là đúng. - Nếu trẻ ăn vạ lơ đi hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác. - Khi cần xử phạt không nên đánh, mắng vì như thế sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế và có thể lần sau trẻ sẽ tiếp tục lặp lại những hành vi chống đối. - Nếu trẻ có ý muốn thỏa đáng người lớn nên đồng tình và cho trẻ thực hiện. Ngược lại, trong trường hợp trẻ có những đòi hỏi quá quắt, cha mẹ cần tỏ thái độ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ. - Trẻ bắt đầu xuất hiện sự tự ý thức, trẻ ý thức được bản thân mình người lớn nên giành thời gian trò chuyện với trẻ để hiếu mong muốn của trẻ, để khuyên bảo trẻ một cách nhẹ nhàng, khéo léo và cũng là để trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh. - Người lớn nên hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc tạo cho bé cơ hội để tự chăm sóc bản thân như mặc đồ, ăn cơm, gấp quần áo.. - Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt trẻ làm theo, cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải như vậy, đồng thời bày tỏ thái độ tôn trọng trẻ cũng như tôn trọng những việc làm và khả năng của trẻ. - Tạo một môi trường vui chơi thoải mái cho bé. Ngoài ra, có thể cho trẻ theo học các hoạt động năng khiếu vẽ, đàn, thể thao..