KHÁC BIỆT (PHẦN 1) Vậy khác biệt là gì? Có phải sự khác biệt nào cũng mang lại giá trị và góp phần cho sự phát triển của nhân loại? Trong bài viết này tôi sẽ làm rõ từng vấn đề của "Sự khác biệt" theo quan điểm cá nhân và từ những kiến thức mà tôi đã tích luỹ từ trước. Khác biệt và khác biệt có giá trị. Hay nói cách khác: Tư duy khác biệt và tư duy cổ hủ lạc hậu. "Khác" có nghĩa là không giống, "biệt" có thể hiểu là đặc biệt, duy nhất. Và khái niệm khác biệt không quá khó để hiểu. Nói đến tư duy khác biệt, trước hết chúng ta phải hiểu và biết được tư duy đám đông. Muốn biết một người nào đó có khác biệt hay không, thì phải biết điểm chung của đám đông là gì. Và để trở nên khác biệt, thì hiển nhiên ta cũng phải là một phần của đám đông và sau một thời gian, sự khác biệt mới được định nghĩa. Vì thế những gì chúng ta suy nghĩ và hành động không giống với số đông thì lúc đó sự "khác biệt" mới được hình thành. Mặt khác, sự khác biệt chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và nó không ngừng thay đổi. Đặc biệt sự khác biệt cũng chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển không ngừng của giới hạn con người. Ví dụ: Nếu trong số 100 người có 1 người đi ô tô, 99 người đi xe máy, thì người đi ô tô đó khác biệt so với 99 người còn lại. Nhưng nếu 99 người đều có ô tô, còn lại 1 người vẫn đi xe máy. Lúc này, liệu 99 người có xe ô tô là "khác biệt" hay người đi xe máy đó mới là "sự khác biệt". Để rồi đến một lúc nào đó, tất cả đều sở hữu xe ô tô, thì lúc này cái gọi là khác biệt về có xe ô tô hiền nhiên cũng biến mất, thay vào đó là khác biệt về có tàu hỏa, trực thăng, tùa vũ trụ, vệ tinh.. Nhưng xem xét kỹ: Ở giai đoạn đầu: Người sở hữu ô tô đầu tiên, sẽ là người khác biệt so với 99 người còn lại. Vì anh ta có khả năng hơn 99 người khác. Lúc sau: Có thêm 98 người nữa có khả năng mua xe, và dần dần sự khác biệt giữa có xe hoặc không có cũng trở nên bình thường. Tuy nhiên, nếu còn sót lại một vài người trong số 100 người đó, cụ thể còn 1 người không có ô tô. Thì đây cũng là một sự khác biệt, nhưng không ai muốn cái khác biệt này tồn tại bền vững cả. Rồi hiển nhiên, không phải sự khác biệt nào cũng đem lại giá trị. Chỉ những khác biệt có giá trị mới góp phần cho sự phát triển của nhân loại, còn những thành phần hướng tới sự khác biệt sẽ tích luỹ cho sự phát triển và biến sự khác biệt thành điều hiển nhiên. Trong khi đo những thành phần không thay đổi, phát triển theo sự khác biệt cần thiết sẽ tự nhiên bị bỏ lại và tự đào thải. Tư duy khác biệt cũng không ngừng thay đổi. Có nhiều người sở hữu tư duy tốt, tư duy làm giàu, tư duy khác biệt với đám đông. Thì đến một lúc nào đó, miễn là Trái Đất chưa ngừng quay thì sự khác biệt ở thời điểm hiện tại cũng sẽ không còn là khác biệt nữa. Lúc này yếu tố quyết định lại là thời gian, rồi những ai không theo kịp sự khác biệt để đáp ứng với sự thay đổi không ngững của Thế Giới, của Vũ Trụ thì cũng sẽ tự giác bị đào thải mà thôi. Trên đây là bài viết mang quan điểm cá nhân, có thể bạn sẽ nghĩ khác. Cảm ơn vì đã đọc bài viết này. #HunterTTC #TrinhTuanCuong
KHÁC BIỆT (PHẦN 2) Trong những yếu tố quyết định thành công mà rất nhiều doanh nhân các nhà đầu tư mà tôi biết thông qua internet nói chung và những người thầy thành đạt trong lĩnh vực kinh doan nói riêng. Họ có một điểm chung đó chính là sự khác biệt. Về khác biệt. Yếu tố khác biệt không chỉ đơn giản nằm ở phong cách, lời nói, tư duy, nó còn thể hiện thông qua con người thật sự của họ. Một người có tư duy khác biệt, nhưng cách họ làm lại hoàn toàn không như những gì họ nói -> Ở đây gọi là sự "không đồng nhất". Vì sao lại có khái niệm "tư duy khác biệt không đồng nhất"? Theo cách tôi hiểu: Tư duy khác biệt đem lại khác biệt có giá trị là một thể hiện của tư duy đồng nhất (nói đi đôi với hành động). Chính xác là những người tư duy khác biệt tạo ra khác biệt có giá trị thì khi nói họ đã suy nghĩ và gần như chắc chắn một điều rằng "nói là sẽ làm"; nhưng cách làm của họ có thể không giống với những người xung quanh nghĩ. Điều này không làm sai lệch đi ý nghĩa của "tư duy khác biệt đồng nhất". Ví dụ: Một nhà đầu tư, dự định sẽ đầu tư vào một dự án bất động sản với số vốn bỏ ra 3 tỷ đồng cho 3Hecta đất ở vùng nông thôn. Theo thông tin thu thập được, cùng với kinh nghiệm và khả năng phân tích thị trường, người này dự tính sẽ đầu tư trong vòng 10 năm. Dự kiến sau 10 năm giá đất sẽ tăng lên 100trieu cho 1m2 đất, tổng giá của mảnh đất sau 10 năm là 100tr x 30.000 = 30 tỷ (1hec = 10 000 m2). Vậy là tăng gấp 10 lần. Xét về lâu dài, nếu nhà đầu tư "real" khi nói với những người bạn để có thể chia sẻ hoặc kêu gọi góp vốn. Trước khi nói ra câu "sẽ đầu tư" thì họ đã tìm hiểu và phân tích rất kỹ. Và khi câu nói "sẽ đầu tư" được người này nói ra, hiển nhiên những nhà đầu tư khác sẽ tin tưởng hơn và sẵn sàng tham gia. Nhưng nếu nhà đầu tư này, trước đó đã fail hoặc không có uy tín bởi câu nói của mình. Thì hiển nhiên cũng câu nói tôi sẽ đầu tư' thì giá trị của câu nói này sẽ thấp hoặc thậm chí khiến các nhà đầu tư khác không tin tưởng, cho rằng người này "chỉ được cái nói mồm". Mặc dù nhà đầu tư này có ý định sẽ đầu tư thật. Chính vì vậy ở ví dụ này: Khác biệt nằm ở chỗ: Việc đầu tư đất ở một nơi (ít ai biết nó sẽ có tiềm năng). Nhưng nhà đầu tư vẫn cân nhắc và quyết định đầu tư. Đi ngược lại với tư duy an toàn của rất nhiều người (tìm chỗ ngon, bổ rẻ mà quất). Được hình thành từ tư duy và kinh nghiệm.. Đồng nhất là yếu tố bên trong: Nói được làm được. Nó không chỉ được hình thành từ tư duy mà còn phụ thuộc rất nhiều từ tính cách con người. Điều mà chưa chắc cứ học là sẽ làm được. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác tạo nên sự nhất quán của một người: Kỷ luật, sự cho đi, lòng biết ơn.. Và tôi sẽ đề cập thêm ở phần sau. Trên đây là bài viết mang quan điểm cá nhân, có thể bạn sẽ nghĩ khác. Cảm ơn vì đã đọc bài viết này. #HunterTTC #TrinhTuanCuong