Hội Chứng Muggy Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cần Lưu Ý!

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Jenny QwQ, 11 Tháng mười hai 2021.

  1. Jenny QwQ Muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm lí do <3

    Bài viết:
    24
    Khi trời trở lạnh, người lớn có xu hướng mặc nhiều quân áo cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh để giữ ấm. Tuy nhiên với những người lần đầu tiên làm bố mẹ đã lo lắng quá mức mà mặc đến 5-6 lớp áo để giữ ấm nhưng lại không biết điều này ảnh hưởng rất lớn đến trẻ khiến chúng dễ mắc hội chứng Muggy và dẫn đến nhiều hậu quả hết sức nghiêm trọng.

    [​IMG]

    Vậy hội chứng Muggy là gì?

    Hội chứng Muggy hay còn gọi là hội chứng che phủ. Tên tiếng anh của hội chứng này là "Muggy Syndrome". Hội chứng này diễn ra thường xuyên ở trẻ dưới 1 tuổi, nhiều nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong đó, Muggy có nghĩa là nóng ẩm, ngộp hay ngột ngạt. Tình trạng này diễn ra là do những bố mẹ không có kinh nghiệm sợ con lạnh mà chồng cùng lúc 5-6 lớp áo con mà không biết rằng thân nhiệt của trẻ con rất cao so với người lớn, chức năng điều hòa thân nhiệt chưa phát triển nên khi tăng lượng quần áo đột ngôt, trẻ không thích nghi được với nhiệt độ. Thêm nữa, trẻ còn nhỏ nên vốn không thể biểu đạt cảm xúc hay ý nghĩ của mình một cách rõ ràng nên khi người lớn phát hiện dáu hiệu bất thường, trẻ đã ở trong những tình huống nghiêm trọng.

    - Những biểu hiện thường thấy là:

    - Có tiền sử rõ ràng về việc bị che phủ, ủ ấm. Chẳng hạn như ôm em bé, cho bé mặc quá nhiều áo, hoặc quấn chăn mền quá chặt, nhiệt độ trong phòng quá cao..

    - Nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trước khi phát bệnh trẻ thường khởi phát sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên đến 41-43 độ C, toàn thân vã mồ hôi, ướt đẫm quần áo. Kèm theo đó là đầu tỏa ra nhiều hơi nước nóng, thân nhiệt có thể giảm hoặc không tăng sau khi vã mồ hôi. Và toàn thân trẻ bị ê ẩm, thậm chí không cử động được, không ăn uống được.

    - Trẻ cũng có thể xuất hiện tình trạng có nước da, môi tím, thở nhanh hoặc không đều, một vài trường hợp trẻ còn có thể bị ngừng thở tạm thời. Nếu trẻ sẽ bị co giật và trong trường hợp nghiêm trọng thì có thể dẫn đến bất tỉnh.

    Nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện ra và đưa trẻ đi bệnh viện kịp thời sẽ gây ra những tai biến nghiêm trọng.


    Các biện pháp để ngăn ngừa hội chứng che phủ xảy ra với trẻ:

    - Cần phải dựa vào thân nhiệt của trẻ mà tăng từ từ số lượng quần áo. Không dựa vào cảm giác của người lớn mà phán đoán tình trạng thân nhiệt của trẻ.

    - Vào ban đêm, giữ ấm cho trẻ phù hợp cần chú trọng 4 bộ phận là cổ, ngực, bụng và chân.

    - Khi ra ngoài, không nên quấn quần áo cho trẻ quá chặt tránh việc gây mất lưu thông máu và hô hấp ở trẻ.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. nick not to no

    Bài viết:
    1
Trả lời qua Facebook
Đang tải...