Giáo dục bảo vệ sức khỏe thông qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Natsumi Aki, 6 Tháng hai 2023.

  1. Natsumi Aki

    Bài viết:
    16
    Học sinh Tiểu học như hạt giống mọc trên đất lành. Nếu hiểu được tâm lý của trẻ, chăm bón đúng tính cách, con sẽ hình thành nhân sinh quan tích cực, nhân cách tốt đẹp, trở thành người con ngoàn trò giỏi.

    [​IMG]

    - Hồn nhiên và chính thể: Trẻ bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng

    - Tính tiềm ẩn: Nhân cách của trẻ tiểu học lúc này chưa được bộc lộ rõ rệt, cần có tác động để bộc lộ và phát triển

    - Tính cách đang hình thành: Quá trình này đòi hỏi khoảng thời gian lâu dài, phát triển cùng sự phát triển về thể chất và nhận thức..

    - Đời sống cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động, nhận thức của trẻ.

    - Tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực.

    - Hay bắt chước những người gần gũi, có uy tín với trẻ (cha mẹ, thầy cô, bạn bè)

    - Hành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung cao độ, gây căng thẳng.

    Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ sức khỏe

    Sức khỏe tốt là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Vì vậy cần giáo dục về tầm quan trọng của bảo vệ sức khoẻ ngay từ khi là học sinh Tiểu học nhằm:

    [​IMG]

    + Cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về sức khỏe

    + Giúp trẻ hình thành các thói quen, hành vi lành mạnh tích cực.

    + Giúp trẻ rèn luyện thói quen rèn luyện sức khỏe.

    + Giúp trẻ có kiến thức, hiểu biết để phòng, tránh bệnh tật

    + Nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ cá nhân, gia đình và người xung quanh.

    - Về mục tiêu:

    + Xác định những vấn đề và nhu cầu về bảo vệ sức khỏe của học sinh Tiểu học

    + Hiểu rõ những điều mà học sinh có thể thực hiện được để giải quyết vấn đề về sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính học sinh

    + Đưa ra những hoạt động trải nghiệm giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe nhằm nâng cao tinh thần, sức khỏe, học tập cho các em học sinh tiểu học.

    + Không những giáo dục cho các em về kĩ năng nâng cao sức khỏe còn giúp cho các em hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe. Từ đó có ý thức, hành động nâng cao sức khỏe cho bàn thân và biết quan tâm, tuyên truyền những người thân nâng cao bảo vệ sức khỏe

    - Về yêu cầu:

    Qua chủ đề các em phải biết nhận thức, hiểu được thế nào về tầm trọng của sức khỏe. Để từ đó, hãy làm những việc nâng cao giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe cho bản thân hay cũng như mọi người:

    + Biết quan tâm chăm sóc có những lời hỏi thăm yêu thương đến người thân gia đình và mọi người xung quanh

    + Viết lên kế hoạch tự rèn luyện sức khỏe cho mình như: Sáng mấy giờ tập thể dục, ăn sáng..

    + Không phân biệt kì thị những người bạn bị khuyết tật thay vào đó hãy quan tâm, chia sẻ với nhau nhiều hơn..

    Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

    * Kiến thức:

    * Một số cơ quan bên trong cơ thể:

    - Chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được chức năng của chúng.

    - Nhận biết được chức năng của các cơ qua nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân.

    * Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể:

    - Nêu được một số ví dụ về mối quan hệ gia đình và bạn bè có ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của mỗi người.

    - Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.

    - Kể được tên thức ăn, đồ uống và hoạt động có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, tim mạch, thần kinh.

    - Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với các cơ quan tiêu hóa, tim mạch, thần kinh; nêu được để phòng tránh.

    - Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp (theo mẫu) để có được thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc.

    * Năng lực:

    - Năng lực chung:

    + Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn bè, gia đình và giáo viên. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

    + Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

    + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.

    - Năng lực tự nhiên xã hội:

    + Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp để có được thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc.

    + Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Phát triển năng lực quan sát, phân tích, khái quát hóa, làm việc nhóm, thuyết trình, đóng vai và xử lí tình huống..

    * Phẩm chất:

    - Nhân ái: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho sức khỏe của người thân, thầy cô và bạn bè, tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người (vì bệnh tật, khuyết tật)

    - Chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, tự bảo vệ sức khỏe, luôn tự giác tìm hiểu bài.

    - Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

    Đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

    - Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là môn học chứa đựng những kiến thức gắn với đời sống con người, các sư vật hiện tượng trong thực tế cuộc sống rất gần gũi với học sinh Tiểu học.

    - Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được xây dựng theo quan điểm tích hợp, xem xét tự nhiên, con người và xã hội trong một thể thống nhất có quan hệ qua lại.

    - Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có 3 chủ đề đó là: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên; gồm 70 tiết của 35 tuần. Trong đó có 63 bài học mơi và 7 bài ôn tập được phân phối.

    - Chủ đề: "Con người và Sức khoẻ" gồm 16 bài mới và 2 bài ôn tập.

    - Chủ đề: "Con người và Sức khỏe" cho học sinh hiểu biết về các bộ phận chính và chức năng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Từ đó, học sinh biết được cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ các cơ quan hay nói cách khác là bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.

    Những hình thức giáo dục có thể tổ chức cho học sinh

    Các hình thức giáo dục được tổ chức trong và ngoài lớp học nhằm hình thành phẩm chất, phát triển năng lực; giáo dục đạo đức lối sống; bồi dưỡng năng khiếu; hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập phù hợp với học sinh Tiểu học.

    A) Giáo dục sức khỏe thông qua nội dung các môn học

    - Bằng con đường giáo dục qua các môn học, học sinh được hiểu biết, phân tích và tỏ thái độ trước những tình huống, được tiếp nhận thông tin đúng để hình thành kiến thức về sức khỏe và xây dựng các hành vi có lợi cho sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng ở bậc tiểu học, cơ hội giáo dục bảo vệ sức khỏe qua các nội dung môn học là rất lớn.

    - Có thể khái quát thành ba dạng cơ bản sau:

    + Thứ nhất, nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần của nội dung môn học có sự trùng lặp với nội dung giáo dục bảo vệ sức khỏe

    + Thứ hai, một số nội dung của bài hay một số - phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp đến nội dung giáo dục bảo vệ sức khỏe

    + Thứ ba, một số phần của nội dung môn học, bài - học khác, các ví dụ, bài tập, bài làm được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đề GDSK.

    - Phải truyền đạt kiến thức về sức khỏe cho học sinh theo từng dạng bài cụ thể đòi hỏi người giáo viên phải biết khai thác nội dung giáo dục bảo vệ sức khỏe, vừa đảm bảo yêu cầu của môn học.

    B) Giáo dục sức khỏe thông qua các hoạt động độc lập:

    - Bằng việc thực hiện các hình thức giáo dục phong phú như: Thuyết trình, tranh luận, trò chơi, đóng vai, tổ chức các câu lạc bộ sức khỏe, các buổi chuyên đề, tham luận, trò chuyện, đọc sách, kể chuyện, hát, đọc thơ, đóng kịch, bản tin cho cha mẹ.. học sinh sẽ được rèn luyện dần dần về thái độ, kĩ năng, hành vi bảo vệ sức khỏe. Các hình thức giáo dục sức khỏe thống nhất với nhau, hổ trợ cho nhau.

    - Tuy nhiên, mỗi hình thức có ưu thế nhất định. Vì vậy trong công tác GDSK cần phải biết lựa chọn phối hợp nhịp nhàng của các phương pháp và hình thức giáo dục để bài học đạt hiệu quả cao nhất. Đó chính là nhờ vào nghệ thuật giảng dạy của người giáo viên.

    Ví dụ: Trong giờ Thể dục để học sinh có ý thức luyện tập và hứng thú học hơn thì GV nên sử dụng phương pháp thuyết trình để phân tích cho các em thấy được lợi ích của việc luyện tập thể dục thể thao..

    Những chủ đề hướng tới giáo dục bảo vệ sức khỏe cho học sinh

    - Cơ quan tiêu hóa:

    Học sinh chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào: Miệng, tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tụy, ruột non, ruột già, hậu môn..

    - Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa:

    Học sinh quan sát hình ảnh và cho biết những thực phẩm tốt và hại cho cơ quan tiêu hóa

    - Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn:

    [​IMG]

    Quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa chỉ, nói tên các cơ quan chính và nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn

    - Cơ quan thần kinh:

    Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh

    - Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe:

    Học sinh thực hành thu thập thông tin về một số chất và hoạt động có hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.
     
    THG Nguyen, Ưu Đàm Thanh TiLieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...