I Một số vấn đề lý luận giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân - Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: Chạy, nhảy.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. - Giai đoạn từ 6 đến 10 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới. Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ, tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng. Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè. - Đa phần cha mẹ đều ý thức được vai trò của việc giáo dục cho học sinh kĩ năng tự bảo vệ bản thân, nhưng không phải cha mẹ nào cũng có phương pháp dạy con những kĩ năng tự bảo vệ bản thân đúng đắn. Sự lựa chon thường gặp của phụ huynh đó là nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro mà không phải là trau dồi cho con kĩ năng bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm, biết ứng phó với những tình huống mà mình có thể gặp trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội. Bất kể một sự vật nào cũng có thể trở thành chủ đề để thu hút trẻ. Đó cũng là lúc chúng ta phải trang bị cho trẻ kĩ năng bảo vệ bản thân để giúp trẻ an toàn, tự tin khám phá cuộc sống. Trẻ biết kĩ năng tự bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thể nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. - Có rất nhiều chương trình về kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ bản thân trẻ nói riêng đã được tổ chức, thực hiện: Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Giáo dục khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO).. với Việt Nam thì việc nghiên cứu và áp dụng kĩ năng sống cơ bản, trong đó có kĩ năng an toàn và bảo vệ bản thân cũng rất được quan tâm. Những chương trình này giúp cho học sinh nắm được những kĩ năng cơ bản, giúp trẻ thích nghi, thích ứng những thói quen, nhận thức về thế giới bên ngoài và là hành trang để các em vững bước vào đời. II. Vai trò của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân đối với con người - Kỹ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng là vô cùng cần thiết đối với học sinh tiểu học. - Nó giúp trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân và sẽ biết cách thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm và khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Giáo dục kỹ năng tư bảo vệ sẽ thúc đẩy ở trẻ những hành vi mang tính xã hội tích cực; giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kỹ năng tư bảo vệ còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em, quyền công công dân được pháp luật quy định ở Việt Nam và quốc tế. Trẻ có những kỹ năng tư bảo vệ bản thân phù hợp sẽ vững vàng trong những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống nguy hiểm một cách tích cực, nhanh chóng, an toàn. Ngược lại nếu như trẻ không có kỹ năng tư bảo vệ bản thân thì khi gặp những tình huống nguy hiểm sẽ thụ động, suy nghĩ tiêu cực và đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách chậm trễ và có thể trả giá cho sai lầm đó. III Nguyên tắc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân - Để dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ hiểu đúng và thực hiện đúng hành vi ba mẹ cần kiên trì. Nên thực hiện theo các nguyên tắc sau đây trong quá trình dạy trẻ. +) Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ và tạo niềm tin cho trẻ Nói chuyện là cách đơn giản nhất để giúp bé hiểu được vấn đề. Bên cạnh đó còn kéo gần khoảng cách giữa ba mẹ và con cái gần nhau hơn. Việc thường xuyên nói chuyện với con giúp ba mẹ tạo dựng cho con niềm tin. Là tiền đề cho ba mẹ nắm bắt và giải quyết vấn đề xảy ra xung quanh bé tốt nhất. Nên chọn khoảng thời gian thích hợp để dạy bé như thời gian đi dạo, cùng làm việc nhà.. +) Khi trẻ sai nên giải thích cho trẻ và không nên mắng trẻ Trẻ phạm phải sai lầm chúng ta thường không giữ được bình tĩnh và la hét, quát mắng con. Ở vấn đề mà chúng ta nên đặt mình vào vị trí của con để xử lý. Phương pháp cuối cùng của mọi các phương pháp mới là sự trách phạt. +) Tập thói quen cho trẻ hiểu về nguyên nhân - kết quả Ở giai đoạn này trẻ luôn nóng lòng muốn thể hiện bản thân. Và lúc này tư duy của trẻ bắt đầu phát triển mạnh hơn. Trẻ nhận thức về nguyên nhân và kết quả. Thế nên cha mẹ cần rèn luyện tư duy cho trẻ biết hành động đúng trong các tình huống +) Sử dụng đóng kịch giúp trẻ hiểu hơn về tình huống và cách giải quyết Theo khoa học thì trẻ hiểu được 10% những gì mà trẻ nghe, 40% những gì trẻ thấy và 60% những gì trẻ nhắc lại. Vì thế mà việc tạo ra tình huống là cách tốt nhất để trẻ biết xử lý mọi tình huống. +) Đưa ra các quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và không được phép Quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và không được phép là một trong số các quy tắc đơn giản mà phụ huynh có thể thực hiện tại nhà. Để thực hiện phương pháp này hiệu quả ba mẹ cần làm gương cho con trong mọi vấn đề. Nếu cần sửa đổi hoặc bổ sung thì ba mẹ cần thống nhất với con thật rõ ràng. IV. Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh Tiểu học - Đối với các trường tiểu học, cùng với nhiệm vụ dạy học là nhiệm vụ giáo dục. Đây là hai nhiệm vụ vô cùng quan trọng của trường tiểu học. Nhiệm vụ giáo dục học sinh tại trường tiểu học bao gồm rất nhiều hoạt động giáo dục khác nhau. Trong đó, giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng tự bảo vệ bản thân là một trong những kĩ năng cơ bản của nó là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động giáo dục học sinh tại trường tiểu học. Hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học cần được tiếp cận như là năng lực tâm lý-xã hội của học sinh, học sinh khi được giáo dục các kĩ năng tự bảo vệ sẽ phải tiếp nhận kiến thức, biến kiến thức thành thái độ và hành động để thực hiện hiểu quả hoạt động nào đó. Do vậy, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh cần phải dựa tên đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi, dựa vào môi trường nơi các em sống, dựa vào quy định của ngành giáo dục, quyền trẻ em và nhu cầu chính của học sinh. - Cần giáo dục để học sinh tiểu học hiểu rõ và sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của việc cần phải có được kĩ năng tự bảo vệ bảo thân. Đây chính là những công cụ cần thiết giúp các em tự bảo vệ chính mình, thích ứng được với điều kiện môi trường sống, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước và hội nhập tốt vào môi trường học tập tại trường cùng như ngoài xã hội. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh là giáo dục để các em biết, hiểu và vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được để ứng phó với những trình huống nguy hiểm gặp phải trong cuộc sống. Do vậy, các trường tiểu học cần đặc biệt quan tâm đến giáo dục các kĩ năng tự bảo vệ bảo thân cho học sinh tiểu học như: - Kĩ năng an toàn khi tự chơi. - Kĩ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. - Kĩ năng tránh bị sâm hại thân thể, quấy rối tình dục. - Kĩ năng ăn uống an toàn. - Kĩ năng ứng xử khi đi làm. - Kĩ năng tham ra giao thông. - Kĩ năng vận dụng những kiến thức khoa học đơn giản để xử lý trình huống thực tế tránh mất an toàn đến bản thân. - Kỹ năng thích ứng trong môi trường xã hội. - Trên thực tế, trẻ em sống ở các vùng miền khác nhau nên tiếp cận của chúng với xã hội cũng khác nhau, vì thế việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh sẽ có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm khu vực, địa bàn giáo dục mà có thể chọn hình thức và phương pháp giáo dục cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. - Về phương pháp giáo dục: Là những cách thức làm việc của giáo viên và của trẻ em được giáo viên hướng dẫn những tri thức, kĩ năng và phát triển năng lực. - Để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh một cách hiểu quả, có thể sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp giải quyết tình huống. + Phương pháp dùng lời. + Phương pháp thực hành. + Phương pháp đóng vai. + Phương pháp nêu gương. - Về hình thức: Có thể dùng những hình thức sau đây để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh: + Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh trong giờ lên lớp thông qua các môn học chính ở trường. + Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, ngoại khóa. + Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội. + Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh thông qua sinh hoạt câu lạc bộ ở trường và ngoài trường. V. Kết luận - Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh Tiểu học là việc làm thiết thực và hoàn toàn có thể thực hiện được, nhằm hình thành cho các em có nhận thức, hiểu biết ban đầu về việc bảo vệ bản thân nhằm giúp các em có kĩ năng xử lí các tình huống gặp kẻ xấu trong cuộc sống để bảo vệ bản thân tốt hơn. Qua đó rèn luyện và nâng cao cảnh giác khi đi một mình đảm bảo an toàn khi đi học; hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trong thời điểm hiện tại và sau này.