Đừng Quên Não Để Đời Bớt Bão - Wada Hideki

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Thủy Olad, 27 Tháng mười một 2021.

  1. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 3.4:

    Không ôm vấn đề một mình

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi ôm những vấn đề một mình, bạn dễ trở nên khó chịu

    Có giới hạn cho những vấn đề có thể tự giải quyết

    Nếu nhờ những người xung quanh giúp đỡ, bạn sẽ không còn căng thẳng nữa


    1. Vì ôm vấn đề một mình nên bạn sẽ cảm thấy khó chịu

    Những người dễ trở nên khó chịu thường có xu hướng suy đoán cảm xúc của mọi người sau đó suy diễn lung tung. Họ tự đoán, tự diễn giải cảm xúc của đối phương, và kết quả là họ tự ôm nỗi trăn trở một mình.

    Anh C, một nhân viên văn phòng, là điển hình của mẫu người ôm vấn đề một mình. Anh 30 tuổi, giữ chứ vụ quản lý, được các nhân viên tầm 20 tuổi yêu mến, ngưỡng mộ. Nhưng bản thân anh lại ô, sự trăn trở một mình. Đó là do anh không giỏi trong chuyện phân công công việc.

    "Nếu giao cho cô ấy việc này liệu cô ấy có từ chối không nhỉ?"

    "Vẫn còn quá sớm để giao việc này cho một người mới vào như anh ấy."

    Anh C cứ trăn trở như vậy, và rốt cuộc là anh tự mình làm hết mọi việc.

    "Tại sao ngày nào mình cũng bận rộn thế nhỉ? Thực ra mình không muốn bị ghét vì ép việc cho mọi người, nhưng đến lúc không có kết quả thì mình lại phải chịu trách nhiệm." Ngày nào anh cũng mang tâm trạng khó chịu do căng thẳng.

    Anh C giống như đang chơi đấu vật một mình. Bởi lẽ anh không hẳn đã hiểu tâm tư của cấp dưới. Nếu không giao cho họ làm thì không thể biết năng lực của họ đến đâu.

    2. Việc có dũng khí để nhờ người khác là rất quan trọng

    Có phải cấp dưới của anh C khi bị giao việc là sẽ không làm tốt hay không? Phải chăng chính vì anh C cố gắng một mình nên mọi người mới không có chỗ để thể hiện.

    Nếu anh C phân việc một cách thẳng thắn kiểu: "Nhờ cậu giúp tôi!" hay dùng những cách nói mang tính kỳ vọng vào đối phương như: "Tôi giao việc này cho cậu là vì thời gian qua cậu đã rất tiến bộ", những cấp dưới của anh ắt sẽ nỗ lực một cách tích cực.

    Thực ra, nếu làm như vậy, không chỉ anh C nhàn hơn, mà ý thức tạo kết quả bằng sức lực của toàn nhóm cũng được nâng cao.

    Khi nghĩ rằng mình phải tự giải quyết từ đầu tới cuối, bản thân bạn sẽ cực kỳ căng thẳng. Khi nhờ những người xung quanh giúp đỡ, thường là bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Đừng cố tỏ ra mạnh mẽ, hãy đón nhận sự giúp đỡ của những người xung quanh. Khi đó, mạng lưới kết nối với mọi người cũng được mở rộng, giúp ích cho sự trưởng thành của bạn.

    Nếu nhờ mọi người giúp đỡ, mọi việc sẽ trở nên ổn thỏa. Khi tạo thói quen không ôm vấn đề một mình mà nhờ người khác giúp đỡ, tâm trạng của bạn sẽ trở nên thoải mái và đạt được kết quả tốt hơn.
     
  2. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 3.5:

    Ngừng nhõng nhẽo kiểu "Tôi muốn được chú ý"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Không thể hiểu được 100% cảm xúc của nhau

    Chính vì đòi hỏi được người khác chú ý nên mới trở nên khó chịu

    Nếu xác định rõ ràng rằng việc không được người khác chú ý là điều bình thường, tinh thần bạn sẽ trở nên thoải mái hơn.


    1. Có thật mình sẽ được đối phương chú ý không?

    Dù không nói thành lời, nhưng cảm xúc vẫn được hiểu và đối phương chú ý đến mình. Đó được xem là một nét đẹp trong văn hóa của người Nhật, nhưng thực sự có phải như vậy không?

    Dưới đây là ví dụ về một cặp vợ chồng đã kết hôn được nhiều năm.

    Người chồng là một nhân viên văn phòng bình thường. Tối nọ, anh ta trở về nhà với khuôn mặt khó chịu. Sáng nay ở công ty, anh ta bị cấp trên mắng một trận xối xả. Hơn nữa, mặc dù anh ta không gây ra sai lầm gì nhưng lại bị quy kết là để xảy ra lỗi. Sau khi về nhà, anh ta uống bia nhưng vẫn không hết bực dọc.

    Tuy nhiên, cô vợ vẫn không hay biết cảm xúc đó của anh chồng, thản nhiên xem chương trình giải trí và phá lên cười rất to. Anh chồng đang sẵn cơn bực dọc liền quay sang nhiếc móc cô vợ.

    Tuy nhiên, cô vợ vẫn không hay biết cảm xúc đó của anh chồng, thản nhiên xem chương trình giải trí và phá lên cười rất to. Anh chồng đang sẵn cơn bực dọc liền quay sang nhiếc móc cô vợ.

    "Này, em còn định xem mấy cái chương trình nhảm nhí đó đến bao giờ vậy?"

    Cô vợ tự dưng bị chồng cáu cũng phản ứng lại, thế là cuộc cãi vã giữa hai vợ chồng nổ ra.

    Trong trường hợp này, người sai rõ ràng là anh chồng.

    "Khi mình thấy khó chịu, cô ấy phải để ý rồi động viên mình bằng những lời nói nhẹ nhàng". Anh ta đã nghĩ như vậy và chờ đợi phản ứng từ cô vợ. Anh chồng đã tự nhõng nhẽo một mình.

    2. Ngừng đòi hỏi người khác phải hiểu

    Giữa con người với con người tồn tại một bức tường khó có thể xác định.

    Dù là cha con, anh chị em, vợ chồng thì cũng khó có thể hiểu hết 100% cảm xúc của đối phương. Mối quan hệ dù thân thiết đến mấy thì suy nghĩ của mỗi người cũng mỗi khác.

    Nhưng chúng ta vẫn bất chấp điều đó để đòi hỏi được chú ý là vì bình thường chúng ta luôn để ý đến suy nghĩ của những người xung quanh.

    Chúng ta trở nên khó chịu với suy nghĩ: "Tại sao mình luôn để ý đến suy nghĩ của đối phương mà đối phương lại không để ý đến suy nghĩ của mình có chứ?"

    Nhưng vốn dĩ, cảm xúc của con người nếu không biểu lộ thành lời nói thì người khác không thể hiểu được. Việc cố gắng hiểu một người không bộc lộ thẳng thắn cảm xúc là điều không thể.

    Chính vì vậy, ngay từ đầu, bạn không nên kỳ vọng vào việc được đối phương chú ý. Chúng ta không thể hiểu cảm xúc của đối phương là điều đương nhiên và ngược lại. Khi nhận thức được rõ ràng điều đó và từ bỏ việc nhõng nhẽo muốn được người khác hiểu, bạn sẽ cảm thấy tinh thần trở nên thoải mái hơn.

    Bạn không thể hiểu được những cảm xúc của người khác khi chúng không được thể hiện ra bằng lời nói. Nếu từ bỏ việc nhõng nhẽo muốn được người khác hiểu, tinh thần sẽ trở nên thoải mái hơn.
     
  3. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 3.6:

    Không nhìn nhận mọi việc bằng con mắt thắng thua

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có những người luôn nhìn nhận mọi thứ dựa trên sự thắng thua

    Khi bạn bị tâm lý thắng thua chi phối, cảm giác bất mãn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn

    Khi không còn quan tâm đến thắng thua, bạn sẽ trở nên thoải mái

    1. Vì tin vào chuyện thắng thua nên bạn trở nên khó chịu

    Có những người luôn nhìn nhận mọi việc xảy ra bằng con mắt thắng thua.

    Chăng hạn, khi bị đóng khung trong suy nghĩ: "Nhân viên làm việc ở những công ty lớn có niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán nằm ở đội thắng, còn nhân viên của những công ty vừa và nhỏ nằm ở đội thua", những người làm việc ở công ty vừa và nhỏ sẽ cảm thấy bi quan, bất mãn. Những người làm việc ở công ty lớn cũng bị căng thẳng vì luôn phải cố gắng để thắng.

    Thế nhưng, với những nhân viên của công ty vừa và nhỏ có suy nghĩ là: "Làm việc ở công ty lớn hay không cũng không liên quan. Làm những công việc có ý nghĩa là được", họ sẽ không nghĩ mình nằm ở đội thua. Họ cũng trở nên thoải mái và không có cảm giác thất bại. Nguyên nhân của tâm trạng khó chịu nằm ở việc đóng khung suy nghĩ rằng mọi việc đều liên quan đến sự thắng thua. Khi thấy người bằng tuổi mình trở nên nổi tiếng, bạn sẽ có cảm giác thất bại. Chỉ cần nghe thấy tin bạn cùng khóa chuẩn bị kết hôn, trong bạn cũng trào dâng lên cảm giác thất bại.

    Dù trong trường hợp nào, bạn cũng tự đóng khung mình trong suy nghĩ về chuyện thắng thua, tự nghĩ rằng mình thất bại, và cũng chỉ có mình bạn khó chịu. Bạn có đang tự đẩy mình vào sự khó chịu hay không?

    2. Hạnh phúc hay không là do bản thân mình quyết định

    Vốn dĩ hạnh phúc hay không là do bản thân bạn quyết định. Việc đó hoàn toàn không hề liên quan đến sự thắng thua thông thường của thế gia này. Hãy dừng việc nhận định vị trí, hành động của mình qua con mắt thắng thua. Bạn không cần phải để ý đến những sự thắng thua vô nghĩa ấy.

    Đương nhiên, khi thi cử hay thăng tiến thì cũng nên để ý đến việc thắng thua. Bạn chỉ cần đường đường chinh chính chiến đấu là được. Tuy nhiên, giả dụ có thất bại một lần, điều đó cũng không có nghĩa là toàn bộ cuộc đời bạn trở thành đồ bỏ đi.

    Cho dù như thế nào, nếu giải phóng bản thân khỏi tâm lý hiếu thắng nhàm chán, bạn cũng sẽ thoát khỏi sự khó chịu.

    Hãy quyết định hạnh phúc bằng tiêu chuẩn của bản thân. Khi bị đóng khung trong suy nghĩ thắng thua, bạn sẽ không thể thoát khỏi sự khó chịu. Chuyện thắng thua của thế gian này sao cũng được. Hạnh phúc hay không là do tự bản thân mình quyết định.
     
  4. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 3.7:

    Không tiếp cận quá gần với người khác

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cảm quan về khoảng cách giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp

    Dù có thân thiết cũng không nên tiến lại quá gần ai đó

    Thi thoảng nên tiếp xúc với những người đã lâu không gặp

    1. Lý do để thân thiết với những người thi thoảng gặp

    Chẳng hạn cơ hội gặp mặt một năm một lần hâm nóng lại tình cảm với người bạn từng rất thân thiết lúc bạn còn đi học là thời gian vô cùng vui vẻ. Nhân dịp cuối năm, đến nhà thăm hỏi người đã giúp đỡ mình và nhận được những lời động viên nhẹ nhàng cũng là khoảng thời gian quý báu. Khi mình 40 tuổi, tình cờ gặp lại người làm cùng lúc 20 tuổi, hàn huyên chuyện cũ có thể nói là một việc hết sức vui mừng.

    Việc chúng ta cảm thấy vui mừng khi hội ngộ những người hiếm khi gặp mặt là do tâm lý nhung nhớ về mặt thời gian, khoảng cách.

    Nói cách khác, một yếu tố quan trọng để làm tốt đẹp mối quan hệ giữa người với người chính là cảm quan về khoảng cách này.

    Cho dù là người bạn thân thiết đến mấy, nhưng nếu hôm nào cũng ngủ chung một phòng, sớm muộn bạn cũng sẽ phát hiện ra điểm mình không hài lòng ở đối phương và rồi trở nên khó chịu với nhau. Cả hai cùng khó chịu và có khả năng sẽ xảy ra chuyện cãi cọ.

    Tuy nhiên, nếu giao lưu ở khoảng cách vừa phải, bạn sẽ có khả năng duy trì được mối quan hệ tốt đẹp.

    Có thể bạn khó chịu trong một khoảng thời gian, nhưng trong lúc cách xa nhau bán sẽ bình tĩnh, và tinh thần trở nên ổn định hơn. Cảm quan về khoảng cách giúp bản thân tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực trong các mối quan hệ.

    2. Điều quan trọng là không gần gũi quá mà cũng không xa cách quá.

    Để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, hãy ý thức về khoảng cách vừa phải. Kể cả có hợp tính đến mấy, bạn cũng nên cân nhắc về việc thân thiết quá mức.

    Thay đổi thói quen làm thêm, trở về nhà sớm, dành thời gian với mọi người trong gia đình, tạo những mối quan hệ mới bàng cách tham gia các câu lạc bộ sẽ giúp duy trì khoảng cách vừa phải với mọi người xung quanh. Bạn cũng có thể gửi một tấm thiệp, hay viết thư cho những người đã lâu không gặp vào những lúc chuyển mùa. Đây chính là tiền đề để có khoảng thời gian vui vẻ khi tiếp xúc với những người thi thoảng mới gặp.

    Với loài nhím, để có thể sống hòa thuận với nhau, việc có cảm quan khoảng cách không gần quá mà cũng không xa quá là vô cùng quan trọng. Quy luật này cũng là chân lý khi áp dụng cho con người.

    Việc có cảm quan về khoảng cách giúp bạn có được mối quan hệ tốt với mọi người. Điều quan trọng để có mối quan hệ tốt là cảm quan về khoảng cách thích hợp.
     
  5. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Bài luyện tập

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Câu hỏi 1: Khi có những cảm xúc tiêu cực, bạn nên làm gì?

    A. Nói ra ngay những điều mình nghĩ

    B. Suy nghĩ cẩn trọng xem nếu mình nói ra thì hậu quả sẽ như thế nào

    Câu hỏi 2: Khi những người xung quanh nói xấu một ai đó, bạn nên làm gì?

    A. Lặng lẽ rời khỏi chỗ đó

    B. Cùng mọi người nói xấu

    Câu số 3: Sử dụng mạng xã hội như thế nào thì tốt?

    A. Trả lời tất cả bạn bè, người quen

    B. Chỉ trả lời một số người thân thiết

    Câu số 4: Khi đối phương không hiểu mình thì nên xử lý như thế nào?

    A. Tỏ thái độ để đối phương chú ý đến

    B. Nói ra và truyền đạt bằng lời nói cho đối phương hiểu

    Câu số 5: Cách suy nghĩ để có thể thoát khỏi sự thắng thua là gì?

    A. Hạnh phúc của bản thân sẽ do mình quyết định

    B. Cố gắng để có thể nằm trong đội thắng

    Câu số 6: Điểm mấu chốt để có mối quan hệ tốt với mọi người là:

    A. Kể cả với người mình thích cũng tiếp xúc ở mức độ vừa, khoảng cách vừa phải

    B. Ngày nào cũng bám lấy người mình thích

    Đáp án:

    Câu số 1: B

    Câu số 2: A

    Câu số 3: B

    Câu số 4: B

    Câu số 5: A

    Câu số 6: A
     
  6. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 4:

    Trở thành người thoải mái, vui vẻ mỗi ngày

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chín điểm mấu chốt để thoải mái, vui vẻ mỗi ngày

    Bạn không cần phải làm toàn bộ những điểm này ngay lập tức. Trong quá trình thực hiện thử từng điểm một, bạn hãy trang bị cho mình thói quen kiểm soát cảm xúc.

    Điểm số 1: Chỉ tập trung vào những điều có thể thay đổi được

    Phân định rõ ràng điều có thể thay đổi và điều không thể thay đổi, từ đó nỗ lực trong phạm vi có thể thay đổi được

    Điểm số 2: Ý thức việc luôn giữ khuôn mặt tươi cười

    Khuôn mặt tươi cười là phương pháp tối ưu để trở nên vui vẻ, thoải mái. Hãy luyện tập để có khuôn mặt tươi cười hằng ngày.

    Điểm số 3: Khi làm sai, xin lỗi một cách thành thật

    Cho dù mình không sai, nhưng việc xin lỗi một cách thành thật sẽ đem lại kết quả

    Điểm số 4: Bắt đầu từ những điều mình thích

    Nếu bắt đầu từ những điều mình thích thì việc gì bạn cũng có thể làm một cách vui vẻ và hiệu quả

    Điểm số 5: Nghỉ ngơi triệt để

    Mệt mỏi khiến bạn trở nên khó chịu. Hãy nghỉ ngơi một cách triệt để, tạo trạng thái tốt nhất cho cơ thể

    Điểm số 6: Điều chỉnh cảm xúc của bản thân vào buổi sáng

    Buổi sáng là quãng thời gian để đoán trước tình hình của ngày hôm đó. Hãy đưa ra quyết định: "Hôm nay cũng sẽ là một ngày tốt lành."

    Điểm số 7: Có phương pháp để đổi gió tinh thần

    Để quên đi những ký ức không vui, tốt nhất là nên làm một thứ gì đó khác. Hãy tìm cho mình phương pháp để đổi gió tinh thần.

    Điểm số 8: Thử sức với những điều mới

    Đừng bị trói buộc trước những tiền lệ có sẵn, hãy thử sức với những điều mới. Nếu thấy không làm được, bạn có thể dừng lại.

    Điểm số 9: Bắt chước những người luôn vui vẻ

    Khi bắt chước những người luôn vui vẻ, tự nhiên bản thân bạn cũng sẽ trở nên tươi vui và hạnh phúc sẽ đến với bạn.
     
  7. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 4.1:

    Tập trung vào điều tự bản thân mình có thể thay đổi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phân định giữa điều có thể thay đổi và điều không thể thay đổi

    Từ bỏ những điều không thể thay đổi

    Thử thay đổi hành động của bản thân trong phạm vi có thể thay đổi được

    1. Điều có thể thay đổi và điều không thể thay đổi

    Để không trở thành người khó chịu, việc trút bỏ những lo lắng, giận dữ không cần thiết là vô cùng quan trọng.

    Trước tiên, bạn cần phân định rõ ràng giữa điều có thể thay đổi và điều không thể thay đổi. Nếu là điều có thể thay đổi, tùy thuộc vào hành động của bản thân mà chúng ta có thể giảm bớt được số lần trở nên khó chịu.

    Nhưng nếu là điều không thể thay đổi, cho dù bạn có trăn trở, hay lo lắng như thế nào đi chăng nữa thì cũng chẳng thể giải quyết được vấn đề gì. Nếu bạn vẫn tiếp tục lo âu, tâm trạng khó chịu sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.

    Phương pháp trị liệu Morita có phương châm căn bản là "Quá khứ và người khác thì không thể thay đổi." Ví dụ, một bà mẹ đang rất lo lắng về chuyện bê trễ học hành của đứa con. Gần đến ngày thi rồi mà nó chỉ toàn đi chơi. Bà mẹ thấy vậy đã vô cùng tức giận, mắng mỏ đứa con nhưng tình hình chẳng được cải thiện chút nào.

    Tuy nhiên, nếu bình tĩnh suy nghĩ có thể thấy rằng việc thay đổi đứa con theo ý muốn của mình là điều không thể. Chính vì suy nghĩ: "Mình phải thay đổi con" nên bà mẹ mới cảm thấy khó chịu khi đứa con không có chút nào thay đổi.

    Do đó, chúng ta nên nhận thức rõ ràng rằng không thể nào thay đổi được con cái. Bạn nên ý thức được là "Mình muốn con vào được một trường đại học tốt, nhưng nếu không thể thì cũng phải chấp nhận. Bởi đó là cuộc đời của con." Nếu suy nghĩ được như vậy, gánh nặng trong bạn sẽ được trút bỏ, sự bực dọc cũng dần tiêu biến.

    2. Hướng ý thức tới những điều bản thân có thể thay đổi

    Ngoài ra, bạn cũng cần nhận thức rằng chỉ nên thay đổi những điều bản thân có thể thay đổi được. Ví dụ, nếu bà mẹ thử nhẹ nhàng khuyên bảo con, đứa con sẽ nhận ra rằng có điều gì đó khác thường. Từ đó, có thể nó sẽ có những hành động khác.

    Hoặc bà mẹ cho thấy cha mẹ mình say mê học hỏi, có lẽ chúng sẽ cảm nhận được rằng việc học tập có thể là một điều vui vẻ.

    Trên thực tế, trong các trường hợp mà tôi đã gặp, những ông bố, bà mẹ của những đứa trẻ có thành tích học tập tốt đều là những người yêu thích việc học tập.

    Tóm lại, hãy thử thay đổi hành động trong phạm vi mà bản thân có thể thay đổi được.

    Nếu nhờ mọi người giúp đỡ, mọi việc sẽ trở nên ổn thỏa. Phân định giữa điều có thể thay đổi và điều không thể thay đổi.

    Ví dụ:

    - Hộp có thể thay đối:

    +, Cách nhờ vả đồng nghiệp

    +, Chào hỏi cấp trên

    +, Cách bắt chuyện với con

    +, Chăm sóc sức khỏe của chồng..

    - Hộp không thể thay đổi:

    +, Đồng nghiệp không làm việc

    +, Cấp trên nhiều lời

    +, Đứa con không chịu học hành

    +, Ông chồng uể oải

    Việc thay đổi từ những điều có thể thay đổi là vô cùng quan trọng.
     
  8. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 4.2:

    Thể hiện bản thân với khuôn mặt tươi cười

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi bạn thể hiện khuôn mặt tươi cười, nét mặt của đối phương cũng sẽ dịu đi

    Khi có khuôn mặt tươi cười, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và trở nên vui vẻ, thoải mái

    Khi đến những nơi vui vẻ, tự nhiên bạn sẽ có khuôn mặt tươi cười.

    1. Khuôn mặt tươi cười là phương pháp đơn giản để có tinh thần vui vẻ

    Để có tinh thần vui vẻ, phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất chính là có khuôn mặt tươi cười. Khi bạn thể hiện khuôn mặt tươi cười với đối phương đang có tâm trạng khó chịu, tâm trạng đó của đối phương cũng sẽ dịu đi và họ sẽ trở nên bình tĩnh hơn. Bác sĩ tâm lý là một nghề phát huy tốt khuôn mặt tươi cười giúp tạo được sự kết nối và mối quan hệ tốt với bệnh nhân. Ngoài ra, khuôn mặt tươi cười cũng đóng vai trò vô cùng lớn để bảo vệ bản thân khỏi sự ảnh hưởng từ người bệnh.

    Không ai muốn lại gần những người lúc nào cũng mang khuôn mặt khó chịu. Và khi bị mọi người xa lánh, họ lại càng trở nên khó chịu hơn. Ngược lại, những người luôn có khuôn mặt tươi cười sẽ được mọi người yêu mến. Khuôn mặt tươi cười là liều thuốc hiệu quả để cải thiện các mối quan hệ.

    Để sử dụng hiệu quả khuôn mặt tươi cười, điều quan trọng nhất là tạo thói quen cười tươi. Khi bạn luôn giữ được khuôn mặt tươi vui, những cơ mặt tạo nên khuôn mặt đó sẽ phát triển, nhờ vậy việc tươi cười trở thành thói quen.

    Khi đó, không cần phải có ý thức, bạn cũng có thể tạo được khuôn mặt tươi cười một cách tự nhiên. Khi tươi cười, bạn sẽ được mọi người yêu mến, đồng thời bản thân cũng cảm thấy phấn chấn, vui vẻ.

    2. Thử luyện tập để có khuôn mặt tươi cười

    Với những người cảm thấy khó khăn để tươi cười, hãy thử luyện tập trước gương. Trước tiên, giãn cơ miệng, nở nụ cười. Tiếp theo, ngậm ngang một chiếc đũa, luyện tập để kéo dãn khóe miệng. Hãy ý thức việc cười sao cho để lộ được răng.

    Cùng với khuôn mặt tươi cười, hãy chuẩn bị cả việc chào hỏi vui vẻ. Khi bạn thêm nụ cười cùng với câu chào, đối phương cũng sẽ chào lại bạn một cách vui vẻ. Hai bên đều cảm thấy tinh thần vui vẻ hơn và có thể trải qua một ngày với tâm trạng thoải mái, hứng khởi. Tuy nhiên, với những người cảm thấy khó khăn để tươi cười, có lẽ đến những chỗ mà mọi người đều tươi cười là lời khuyên tốt cho họ.

    Con người rất kỳ lạ, kể cả khi cảm thấy khó chiu, nhưng nếu những người xung quanh vui vẻ, việc duy trì cảm giác khó chịu đó cũng khó khăn hơn.

    Khi cùng vui cười với mọi người xung quanh, họ sẽ dần trở nên vui vẻ hơn và rồi quên đi cảm giác khó chịu của mình.

    Việc đánh tan cảm giác khó chịu bằng nụ cười có thể nói là con đường ngắn nhất để trở nên vui vẻ, thoải mái.

    Khi có thói quen tươi cười, bạn cũng sẽ có được những ngày vui vẻ, hứng khởi.
    Nụ cười là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để trở nên vui vẻ.
     
  9. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    Chương 4.3:

    Thừa nhận sai sót, xin lỗi một cách chân thành

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu sai sót, hãy nhận lỗi ngay

    Dù bạn không có lỗi, trước hết cũng nên xin lỗi

    Nhanh chóng xin lỗi sẽ giúp bạn chuyển bất lợi thành có lợi

    1. Trong hoàn cảnh nào, việc xin lỗi một cách chân thành cũng đều quan trọng

    Phàm là con người, ai cũng có lúc thiếu sót. Trong những trường hợp đó, nếu thấy bản thân có lỗi, bạn nên xin lỗi một cách chân thành.

    Chẳng hạn, bạn hẹn một người bạn đi ăn và dự định đến đúng giờ. Tuy nhiên, bạn lại nhầm giờ hẹn. Kết quả là bạn để người kia đợi mất 30 phút. Khi đó, chỉ cần bạn chân thành xin lỗi: "Tớ xin lỗi, tớ bị nhầm giờ", có lẽ người bạn đó sẽ cười xòa cho qua.

    Vấn đề đặt ra là trường hợp không thể nhận định được mình có lỗi hay không. Bản thân không nhầm giờ hẹn mà có cảm giác người kia mới là người đến sớm.

    Trong trường hợp này, có người sẽ cất công xác nhận sự thực. "Cậu bị nhầm giờ hẹn đúng không? Trong sổ ghi chép của tớ, giờ hẹn phải là sau 30 phút nữa." Cứ như vậy, khi họ quá để ý vào việc đúng sai, và cho thấy thái độ không hề muốn xin lỗi, việc họ nhận lại phản ứng từ đối phương là điều đương nhiên. Kể cả trong trường hợp bản thân không hề có lỗi, bạn cũng nên xin lỗi trước: "Tớ xin lỗi đã đến muộn". Sau khi đã xin lỗi, nếu bạn nói: "Thực ra tớ nhớ giờ hẹn là sau 30 phút nữa", cả hai bên có lẽ sẽ không cảm thấy bực dọc.

    2. Hãy học tập tư tưởng của những thương nhân Osaka

    Trong rất nhiều trường hợp, người ta xin lỗi những người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị xã hội cao hơn nhưng lại thường không xin lỗi những người ít tuổi hơn hoặc những người có địa vị xã hội thấp hơn mình.

    Càng với những người coi trọng tuổi tác, tâm lý "Mình có nhiều kinh nghiệm và tri thức hơn nên không muốn thừa nhận thất bại" lại càng mạnh mẽ. Đây cũng là lý do chúng ta hay bắt gặp những người trung tuổi hoặc cao tuổi đột nhiên nổi đóa lên giữa phố.

    Vì vậy, tôi khuyến khích bạn nên có tư tưởng của thương nhân Osaka. Những thương nhân ở Osaka luôn coi trọng kết quả. Họ có tư tưởng rất linh hoạt là không cần quá quan tâm đến quá trình, kết quả cuối cùng thu được lợi nhuận là được. Thế nên, nếu biết rằng kết quả thu được lợi nhuận là có lợi, họ sẽ không ngần ngại việc cúi đầu xin lỗi.

    Hơn nữa, việc nhanh chóng xin lỗi có thể biến bất lợi thành có lợi. Đây cũng là kinh nghiệm tránh khỏi tâm trạng khó chịu của người trưởng thành.

    Dù không có lỗi, trước tiên cũng hãy xin lỗi. Việc cúi đầu xin lỗi cũng rất đơn giản, nếu chân thành xin lỗi, sẽ không còn mối lo xảy ra vấn đề nữa.
     
  10. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 4.4:

    Bắt tay làm từ những điều mình thích

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu bắt đầu từ việc bạn ghét, bạn sẽ không có hứng thú làm

    Nếu bắt đầu từ việc bạn thích, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn mức bình thường

    Khi bắt tay làm từ việc bạn thích hoặc sở trường của bạn, bạn sẽ không cảm thấy căng thẳng

    1. Giữa món ăn bạn thích và món ăn bạn ghét, bạn sẽ ăn món nào trước?

    Trong những phương pháp điều chỉnh việc ăn uống không cân đối của trẻ, có một phương pháp là bắt trẻ ăn những món ăn mà trẻ ghét trước. Ví dụ, đem những món ăn khoái khẩu ra để dụ trẻ kiểu: "Nếu con ăn xong chỗ ớt chuông này, con có thể ăn món con thích là xúc xích." Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự điều chỉnh được việc ăn uống không cân đối hay không?

    Dù trẻ có miễn cưỡng ăn ớt chuông thì cũng là vì chịu đựng để được ăn xúc xích. Việc ghét ăn ớt chuông của trẻ hoàn toàn chẳng được cải thiện. Cứ như vậy, món mà trẻ ghét mãi mãi không thể trở thành món mà trẻ thích. Ngược lại, tôi còn lo rằng việc ăn nhiều món mà trẻ ghét đến mức no bụng sẽ khiến chúng ghét cả việc ăn nữa.

    Tôi nghĩ rằng việc để trẻ ăn những món chúng thích sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc rèn luyện cách ăn uống cho trẻ. Trên thực tế, có một cách ăn rất thú vị như sau:

    Trước tiên, chúng ta hỏi trẻ trong số rất nhiều món ăn, "Món mà con thích là món nào?" Sau đó để trẻ ăn món mà trẻ thích nhất. Tiếp theo, trong số các món còn lại, chúng ta lại hỏi trẻ: "Món mà con thích là món nào?" và lại cho trẻ ăn món mà trẻ thích. Cứ như vậy, lặp lại quá trình đó.

    Và như thế, trừ một món cuối cùng, tất cả các món đều là "món ăn thích nhất", từ đó trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

    2. Bắt tay làm những việc mình thích trước

    Bạn cần đặt thứ tự ưu tiên cho công việc. Nếu bắt tay làm từ những việc mình thích, tâm trạng của bạn sẽ trở nên vui vẻ, công việc cũng tiến triển một cách hiệu quả.

    Nếu bắt đầu từ những việc mình thích, bạn sẽ không phải gồng mình cố gắng mà luôn có nguồn năng lượng làm việc hơn mức bình thường. Và trên tinh thần đó, khi làm những việc không phải là sở trường hay những việc khó, bạn có thể đạt được những kết quả vượt quá ngoài mong đợi.

    Điều này cũng đã được giới nghiên cứu não bộ kiểm chứng. Họ chỉ ra rằng khi con người vui vẻ làm gì đó, lưu lượng máu ở vùng vỏ não trước trán tăng. Và cũng có kết quả cho thấy khi vui vẻ, nỗ lực làm việc, khả năng tư duy, khả năng ghi nhớ sẽ được tăng cường.

    Để có thể vui vẻ, nỗ lực làm việc, tốt nhất là bạn nên bắt tay vào làm những việc mà mình yêu thích. Nếu như vậy, bạn sẽ không gây khó chịu cho bản thân.

    Nếu làm những việc mà bạn thích trước, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ. Khi làm một việc gì đó, hãy thử bắt đầu từ điểm bạn thích hoặc có sở trường.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...