Đừng Quên Não Để Đời Bớt Bão - Wada Hideki

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Thủy Olad, 27 Tháng mười một 2021.

  1. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2.4:

    Tự tạo cho mình những phần thưởng riêng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu có những phần thưởng cho bản thân, bạn cũng sẽ có cảm giác vui vẻ

    Tự chuẩn bị cho mình ba phần thưởng mỗi tuần

    Phát hiện niềm vui trong những điều nho nhỏ của cuộc sống thưởng ngày

    Nên thẳng thắn thể hiện cảm xúc khi có điều không thể chấp nhận được hoặc không thể chịu đựng nổi.

    Khi cứ giữ những cảm giác khó chịu trong lòng, bạn sẽ dần không kiểm soát được hành động. Hãy nói "Không" một cách không cảm tính.

    1. Hãy tự chuẩn bị cho mình ba phần thưởng mỗi tuần

    Vào những ngày có chuyện không vui như phải gặp một người mà bạn không thích, ngay từ buổi sáng, bạn đã cảm thấy tâm trạng vô cùng nặng nề.

    Ngược lại, nếu ngày hôm đó lại có hẹn với người bạn thích hay có hẹn đi ăn tối với bạn thân, từ hôm trước, bạn đã cảm thấy tâm trạng khấp khởi, vui vẻ.

    Khi có chuyện vui, tinh thần sẽ trở nên hưng phấn, ngược lại khi gặp chuyện không vui, tinh thần sẽ đi xuống. Đó là tâm lý thường gặp của con người.

    Thế nên, việc tự tạo cho mình những phần thưởng để làm hưng phấn tinh thần của bản thân chính là cách để bạn có thể trở nên vui vẻ hơn.

    Tôi khuyến khích bạn chuẩn bị khoảng ba phần thưởng cho bản thân mỗi tuần. Điều quan trọng khi lựa chọn phần thưởng là tạo hưng phấn tinh thần trong phạm vi có thể thực hiện được. Thi thoảng hai vợ chồng tôi đặt ăn tối tại khách sạn, mua vé xem phim; hoặc đơn giản hơn là dành thời gian rảnh để đọc cuốn sách yêu thích, uống thử ngụm rượu vang hảo hạng có sẵn ở nhà.

    Những thứ có thể trở thành phần thưởng rất đa dạng, xem đua ngựa, đua xe đạp cũng được, xem bóng chày, ngủ mười tiếng một ngày, thưởng thức các tác phẩm hội họa hay đến của hàng mua hoa về trang trí đều có thể trở thành phần thưởng.

    2. Từ những phát hiện nhỏ sẽ lan tỏa những niềm vui

    Những người luôn tất bật ngày đêm sẽ mất cảm giác với sự bận rộn, thậm chí có người quên mất niềm vui sống của bản thân.

    Có thể họ thực sự thích một điều gì đó nhưng lại không nhận ra.

    Với những người mãi không tìm ra phần thưởng cho bản thân, hãy thử xem lại cuộc sống hàng ngày của mình.

    Hàng ngày bạn uống soup miso ăn liền nhưng thực ra bạn thích soup miso được làm thủ công hơn. Có lẽ, bạn sẽ tìm lại được niềm vui từ những điều nho nhỏ trong cuộc sống.

    Sau khi tìm thấy những niềm vui nho nhỏ thì làm cho những niềm vui ấy lớn dần lên cũng là một phương pháp hay.

    Hãy thử mua miso cao cấp hơn bình thường, dùng thử loại rong biển tốt. Tương tự, hãy thử tìm kiếm những niềm vui riêng của bản thân.

    Chỉ bằng việc tạo những phần thưởng cho bản thân, cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ trở nên vui vẻ hơn.
     
  2. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2.5:

    Biết yêu bản thân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu biết yêu bản thân, bạn sẽ có được cảm giác yên tâm

    Khi cảm thấy hạnh phúc với những điều thường ngày, bạn sẽ biết yêu bản thân

    Việc cố gắng để được mọi người xung quanh yêu mến là rất quan trọng

    Hãy chuẩn bị khoảng ba phần thưởng cho bản thân mỗi tuần

    1. Những người yêu bản thân là những người luôn vui vẻ

    Điều tiên quyết để có thể sống vui vẻ, thoải mái mỗi ngày là biết yêu bản thân mình. Khi đó, bạn sẽ có cmar giác yên tâm; "Bản thân mình cứ như thế này là ổn rồi!" Bạn không còn phải lo lắng quá mức về tương lai. Đồng thời, nó cũng giúp bẹn có những hành động trên cơ sở cảm xúc tích cực: "Hãy khiến bản thân trưởng thành hơn."

    Vậy làm thế nào để có thể yêu bản thân? Bạn cần phải cảm thấy hài lòng với con người hiện tại của mình. Hãy cố gắng cảm thấy hài lòng, hạnh phúc với những điều nho nhỏ mỗi ngày. Mỗi buổi sáng thức dậy hãy nghĩ: "Hôm qua mình ngủ rất ngon. Thật hạnh phúc." Khi đọc sách hãy nghĩ: "Cuốn sách này thật thú vị. Mình đã có quãng thời gian thật thoải mái."

    Những điều nhỏ nhất cũng được. Cũng như vậy, bằng việc duy trì cảm giác hài lòng đó, bạn sẽ cảm thấy mình thật hạnh phúc và có thể yêu lấy bản thân.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý tới việc yêu bản thân quá mức. Quan niệm "Bản thân mình luôn đúng" hay "Mình là người có năng lực nhất" sẽ khiến những người xung quanh khó chịu hoặc bất mãn.

    2. Việc tạo mối quan hệ tốt với mọi người là rất quan trọng

    Một điều nữa cần nhắc tới là mối quan hệ với những người xung quanh, yếu tố quan trọng để có thể yêu bản thân. Khi tức giận, ghen ghét, tị nạnh với người khác, bạn sẽ sống trong tâm trạng không thoải mái. Khi đó, bạn không thể nào có thời gian và tâm trí để yêu bản thân mình được.

    Nếu cảm nhận mình được mọi người xung quanh yêu quý, đánh giá cao, niềm tin của bạn vào chính mình cũng sẽ được đâm chồi, từ đó bạn có tình yêu với bản thân.

    Để tạo lập mối quan hệ tốt với mọi người, điều quan trọng nhất là bạn phải có thiện chí khi tiếp xúc với đối phương. Tôi đã đề cập đến quy luật phản ứng trong các mối quan hệ. Nếu bạn có thành ý với đối phương, đối phương cũng sẽ có thành ý đối với bạn.

    Cứ như vậy, nếu tạo lập được mối quan hệ vui vẻ, hòa đồng với mọi người, bạn cũng sẽ ngày càng yêu bản thân mình hơn.

    Bởi vậy, hãy coi trọng cảm xúc: "Bản thân mình bây giờ là ổn rồi!"
     
  3. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2.6:

    Khích lệ bản thân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Con người dễ dàng tin tưởng vào những khẳng định tích cực

    Nếu khích lệ bản thân, bạn sẽ trở nên vui vẻ

    Dù kết quả có thế nào, việc khích lệ bản thân cũng rất quan trọng

    Nếu biết yêu bản thân, bạn có thể sống thoải mái, vui vẻ mỗi ngày:

    - Cảm thấy hạnh phúc với những điều giản dị: "Ngon quá, thật hạnh phúc!"; "Ngủ ngon quá, thật hạnh phúc!"

    - Được mọi người yêu quý: "Tôi quý anh lắm!"; "Ở cùng anh lúc nào cũng vui!"

    1. Chỉ bằng việc khích lệ bản thân, bạn sẽ trở nên vui vẻ

    Nhà tâm lý học người Mỹ Bertram Forer đã tiến hành một thí nghiệm tâm lý như sau:

    Trước tiên, ông tiến hành thí nghiệm tâm lý với các học sinh, sau đó dựa vào kết quả để tiến hành phân tích tính cách rồi phát báo cáo cho mỗi người.

    Tuy nhiên, báo cáo này hoàn toàn là bịa đặt. Bởi lẽ mọi người đều nhận được báo cáo có nội dung giống nhau.

    Dẫu vậy, phải đến 70-80% số học sinh sau khi đọc báo cáo đó cảm thấy giống với tính cách của bản thân. Bởi họ nghĩ rằng báo cáo của một nhà tâm lý học nổi tiếng chắc chắn sẽ dựa trên những kết quả thí nghiệm tâm lý và có độ tin tưởng cao. Hơn nữa, phần lớn nội dung của báo cáo đều mang tính tích cực.

    Khi được khẳng định bởi những suy nghĩ tích cực như: "Mình có khả năng vượt qua khó khăn" hay "Mình rất khéo léo", con người có xu hướng tin vào những điều đó. Hiện tượng này được gọi là "hiệu ứng Forer" hay "hiệu ứng Bertram".

    Bạn hãy thử áp dụng một cách có hiệu quả hiện tượng này. Phương pháp này hết sức đơn giản. Chỉ cần bạn khen ngợi và khích lệ bản thân. Chẳng hạn, nếu đang ôn thi, bạn có thể tự khích lệ bằng suy nghĩ: "Ngày hôm nay mình đã cố gắng học hành rồi. Mình học chăm chỉ như thế này thì chắc chắn sẽ đỗ thôi. Ngày mai mình phải cố gắng hơn nữa."

    Nếu bạn muốn trở nên giàu có, hãy khích lệ bản thân: "Hôm nay mình tự nấu ăn và chỉ tiêu chưa đến 500 yên. Mình vừa vui mà lại vẫn tiết kiệm được."

    2. Dù kết quả có thế nào, trước tiên hãy tự khích lệ bản thân

    Giả sử làm công việc có giới hạn thời gian là một tiếng. Nếu là người khí chịu, chỉ cần bị làm quá năm phút, họ sẽ có suy nghĩ: "Không ổn rồi!" và giảm sút động lực làm việc. Tuy nhiên, với người vui vẻ, trước tiên họ sẽ tự khích lệ bản thân. Họ sẽ động viên mình bằng suy nghĩ: "Mặc dù có quá thời gian một chút nhưng mình làm được như thế này là cũng tốt rồi." Như vậy, họ duy trì được tinh thần vui vẻ và đón nhận những công việc tiếp theo, thế nên họ dễ dàng đạt được những kết quả tốt trong tương lai.

    Cho dù kết quả có như thế nào, việc tự khích lệ bản thân cũng rất quan trọng. Chỉ cần bạn tạo thói quen động viên bản thân: "Mình đã cố gắng rồi!", suy nghĩ, cảm xúc của bạn sẽ trở nên tích cực hơn.

    Bởi vậy, việc tự khích lệ, động viên bản thân hàng ngày là rất quan trọng.
     
  4. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2.7:

    Tin tưởng rằng mình sẽ trưởng thành trong tương lai

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mọi việc đều có thể xoay chuyển

    Những người tin tưởng vào bản thân có thể nỗ lực để hướng tới giấc mơ và mục tiêu của họ

    Tin tưởng vào mong muốn trưởng thành của bản thân

    Với việc tạo thói quen tự khích lệ bản thân mỗi ngày, bạn có thể khiến cảm xúc của mình trở nên tích cực hơn

    - Con người dễ tin là sẽ được khen: "Bạn khéo léo quá!"; "Thật à? Vui quá!"; "Bạn truyền cảm hứng cho rất nhiều người đấy!";..

    - Khi tạo cho mình thói quen tự khích lệ bản thân: "Hôm nay mình đã cố gắng làm việc chăm chỉ. Mình siêu thật!"

    - Bạn sẽ trở nên vui vẻ: "Hôm nay thấy thoải mái quá!"..

    1. Hãy tin tưởng vào bản thân

    Những người cho đến ngày hôm nay vẫn sống xa hoa, phú quý có thể ngay ngày mai chẳng còn một đồng nào. Ngược lại, những người luôn sống túng thiếu cũng có thể đột nhiên phất lên trở thành giàu có.

    J. K Rowling, tác giả của bộ truyện ăn khách Harry Potter, từng là một bà mẹ đơn thân, nhận trợ cấp xã hội khi viết những bản thảo đầu tiên của bộ truyện này. Có lẽ vào thời điểm đó, không một ai có thể tin rằng bà sẽ trở thành tác giả nổi tiếng thế giới.

    Bản thân tôi khi nói ra những câu như: "Bạn có thể trở nên giàu có" hay "Bạn sẽ tìm được một ý trung nhân rất tuyệt vời", có rất nhiều người đã cười và lắc đầu. Họ nói với tôi rằng: "Bác sĩ Wada nói mấy điều viển vông quá".

    Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng việc tin tưởng rằng bản thân sẽ có được kỳ tích là vô cùng quan trọng.

    Trong những người mà tôi kính trọng và ngưỡng mộ, không một ai là không tin tưởng vào bản thân. Những người tin tưởng vào bản thân đều là những người có thể nỗ lực để hướng tới giấc mơ và mục tiêu của họ.

    Nếu tin tưởng vào bản thân, bạn sẽ vượt qua được mọi gian khó. Trước nghịch cảnh, bạn sẽ không hoảng hốt mà có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

    2. Nếu ngốc nghếch thì có thể trở nên vui vẻ

    Những người tin tưởng rằng bản thân sẽ có được kỳ tích là những người tin vào mong ước trưởng thành của bản thân.

    Là con người, ai cũng có mong ước thành công. Tuy nhiên, tuổi tác càng nhiều, tâm lý từ bỏ kiểu như: "Đến tầm này tuổi rồi mà còn bắt đầu cái mới thì cũng chẳng để làm gì" càng trở nên mạnh mẽ. Tin vào bản thân để hành động là một việc không hề dễ dàng.

    Vậy làm thế nào để có thể tin tưởng vào bản thân? Nói thẳng ra, đó là trở nên ngây thơ. Còn nói một cách tếu táo hơn, đó là trở nên ngốc nghếch.

    Việc tin tưởng một cách ngốc nghếch sẽ khiến bạn không còn mối lăn tăn hay bất an nào. Hạ thấp cái tôi cá nhân, bạn sẽ hành động một cách tích cực và được rất nhiều người hỗ trợ. Kết quả là mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi, đồng thời bạn cũng trở nên vui vẻ.

    Việc tin tưởng vào khả năng của bản thân là vô cùng quan trọng.
     
  5. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2.8:

    Tạo những cây trụ hỗ trợ cho bản thân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu chỉ có duy nhất một cây trụ để hỗ trợ bản thân, bạn sẽ cảm thấy bất an

    Bất cứ cái gì cũng có thể trở thành cây trụ

    Việc tạo cho mình lĩnh vực thế mạnh là rất quan trọng

    Chỉ cần tin tưởng vào bản thân, bạn có thể vượt qua mọi hoàn cảnh:

    - Tin tưởng tuyệt đối vào bản thân: "Bây giờ tuy không có nhiều tiền, nhưng mình chắc chắn sẽ sống tốt"

    - Nỗ lực hướng tới giấc mơ và mục tiêu

    - Mọi chuyện diễn ra thuận lợi, bạn sẽ trở nên vui vẻ: "Quả nhiên là mọi thứ đều thuận lợi."

    1. Người đầu hàng và người không đầu hàng trước thất bại

    Một tài năng kiệt xuất tốt nghiệp trường đại học hàng đầu Tokyo tự sát. Trước tin tức như thế này, giới truyền thông thường đưa ra lý giải rằng: "Vì từ khi còn nhỏ không có trải nghiệm về thất bại nên họ dễ dàng đầu hàng trước thất bại.

    Tuy nhiên, tôi không nghĩ như vậy. Quanh tôi có rất nhiều người chịu những thất bại tương tự nhưng hầu hết mọi người không để xảy ra những bi kịch như trên.

    Tôi nghĩ rằng vấn đề nằm ở chỗ có những người chỉ có một cây trụ để hỗ trợ bản thân. Những thứ có thể trở thành cây trụ đó có thể là sử thích mà bạn ấp ủ, mối liên kết với gia đình, nghề tay trái hoặc các hoạt động tình nguyện.

    Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ bị bắt nạt nghĩ rằng:" Mình chuyển trường là được, mình học ở trung tâm là được "; chúng sẽ không cần dồn ép bản thân đến bước đường cùng.

    Nếu một người cảm thấy khó khăn khi hòa nhập với nhóm các bà mẹ nghĩ rằng:" Chỉ cần mọi người trong nhà mình hòa thuận với nhau là được ", họ sẽ không cảm thấy bất an khi bị tách ra khỏi nhóm.

    Nếu có nhiều cây trụ thì cho dù một cây trụ bị đổ, bạn vẫn vững tâm vì còn các cây trụ khác.

    Chính bản thân tôi vì nghĩ rằng nếu không làm được bác sĩ thì có thể làm tác giả viết sách hoặc gia nhập ngành điện ảnh nên tôi mới không mang trong mình cảm giác bất an.

    2. Việc có một lĩnh vực thế mạnh là rất quan trọng

    Nói đến chuyện tạo ra những cây trụ, việc có một lĩnh vực thế mạnh là điểm mấu chốt vô cùng quan trọng. Nhà tâm lý học Alfred Adler từng nói:" Nhờ những trải nghiệm về thành công, chúng ta sẽ có suy nghĩ rằng những việc khác cũng có thể thành công. "

    Bằng việc có được những trải nghiệm về thành công dù chỉ là rất nhỏ, bạn sẽ có được sự tự tin.

    Tóm lại, việc tạo cho mình một lĩnh vực mà bản thân có thế mạnh là rất quan trọng.

    Khi mọi việc tiến triển thuận lợi trong lĩnh vực thế mạnh của mình, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Nếu không giỏi bán hàng, bạn có thể phụ trác lập kế hoạch. Nếu không giỏi lập kế hoạch, bạn có thể thuyết trình. Kể cả có thất bại trong việc gì đó đi chăng nữa, khi có ý nghĩ:" Không sao cả, mình cũng có lĩnh vực thế mạnh"; bạn sẽ không cảm thấy khó chịu.

    Bởi vậy, nếu có nhiều cây trụ, bạn sẽ thấy thoải mái trong tâm hồn.
     
  6. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Bài luyện tập:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Câu hỏi 1:

    Tại sao chúng ta lại phản ứng khắt khe với hành động của người khác?

    A. Vì những người không có ý thức ngày càng tăng

    B. Vì mỗi người đều có tính cách khác nhau

    - Câu hỏi 2:

    Cách đặt mục tiêu để không cảm thấy khó chịu?

    A. Đạt 80% là được

    B. Luôn hướng đến việc đạt 100%

    - Câu hỏi 3:

    Phương pháp hiệu quả để làm hưng phấn tinh thần là:

    A. Tạo cho mình áp lực bằng trò chơi thưởng phạt

    B. Chuẩn bị cho mình những phần thưởng vui vẻ

    - Câu hỏi 4: Để yêu bản than thì điều cần thiết là:

    A. Hàng ngày cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc

    B. Hàng ngày ngắm bản thân mình trong gương 10 phút

    - Câu hỏi 5:

    Thói quen để có tâm trạng tích cực là:

    A. Dù kết quả có thế nào thì cũng khen ngợi, khích lệ bản thân

    B. Chỉ khi nào mọi việc thuận lợi mới khen ngợi bản thân

    - Câu hỏi 6:

    Để có được sự thư thái trong tâm hồn thì điều quan trọng là:

    A. Tạo nhiều cây trụ hỗ trợ cho bản thân

    B. Chuyên tâm vào một điều

    Đáp án:

    Câu 1: B

    Câu 2: A

    Câu 3: B

    Câu 4: A

    Câu 5: A

    Câu 6: A
     
  7. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 3:

    Những hành động, suy nghĩ làm tăng căng thẳng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bảy điểm chính để không bị căng thẳng, khó chịu

    Đôi khi có những thói quen đem lại cảm xúc tiêu cực. Nếu bỏ hẳn được những thói quen này, bạn sẽ không bị cảm tính như vậy nữa.

    - Điểm số 1: Không nói những điều có nói cũng không giải quyết được gì

    Nói ra những lời ghen tỵ, ganh ghét thì chỉ nhận về phần thiệt. Bởi vậy, bạn cần phải bình tĩnh và cẩn trọng.

    - Điểm số 2: Không tham gia những nhóm nói xấu, ngồi lê đôi mách

    Việc không tham gia những nhóm này chính là cách bảo vệ bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực của người khác

    - Điểm số 3: Chỉ tương tác với một số người trên mạng xã hội

    Nếu như bạn xác định được một giới hạn cho bản thân "đến đây thôi", mối lo ngại về việc bị mạng xã hội chi phối sẽ không còn.

    - Điểm số 4: Không ôm vấn đề một mình

    Hãy nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh bằng cảm xúc thật của bản thân. Bạn sẽ dễ đạt được kết quả tốt.

    - Điểm số 5: Ngừng nhõng nhẽo kiểu "Tôi muốn được chú ý!"

    Nếu không nói ra, người khác sẽ không hiểu được cảm xúc của bạn

    - Điểm số 6: Không quá quan tâm đến sự thắng thua

    Khi quá quan tâm đến chuyện thắng thua, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Đừng để cảm xúc lên xuống vì chuyện này.

    - Điểm số 7: Tiếp xúc với mọi người ở khoảng cách thích hợp

    Nếu tiếp xúc với mọi người ở khoảng cách vừa phải, không quá xa cũng không quá gần, mối quan hệ của bạn với mọi người sẽ trở nên tốt đẹp.
     
  8. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 3.1:

    Không biểu lộ cảm xúc tiêu cực thành lời nói

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Biểu lộ các cung bậc cảm xúc hỷ nộ ái ố là hoàn toàn bình thường

    Biểu lộ cảm xúc tiêu cực thành lời nói chỉ khiến người khác nghĩ mình đáng thương

    Hãy hình dung nếu biểu lộ cảm xúc tiêu cực thành lời nói thì kết quả sẽ như thế nào

    1. Biểu lộ cảm xúc tiêu cực thành lời nói sẽ khiến bạn nhận về phần thiệt

    Để căng thẳng không bị tích tụ, việc biểu lộ các cung bậc cảm xúc hỷ nộ ái ố là rất quan trọng.

    Nếu chỉ là các cảm xúc vui mừng hay buồn bã, việc biểu lộ chúng bằng lời nói không phải là vấn đề gì quá to tát. Kể cả có hơi quá đà, bạn chỉ cần xin lỗi những người xung quanh là được. Hon nữa, việc nói ra những cảm xúc buồn bã giúp bạn điều chỉnh được cảm xúc của bản thân.

    Tuy vậy, tôi vẫn muốn bạn chú ý đến những lời nói phát ra từ cảm xúc tiêu cực như ghen tỵ, ganh ghét của bạn đối với một cá nhân cụ thể nào đó. Tất nhiên, ai cũng có những cảm xúc như ghen tỵ hay ghen ghét. Thế nhưng, bạn không nên biểu lộ ngay những cảm xúc tiêu cực đó bằng lời nói. Hãy tự nhắc bản thân rằng: "Mình có nói ra cũng chẳng giải quyết được gì nếu không nói ra thì hơn."

    Chẳng hạn, người đồng nghiệp vào cùng thời điểm với bạn đã kiếm được một đơn đặt hàng rất lớn, từ đó trở nên nổi bật trong công ty. Nhưng bạn lại cảm thấy phần nào đó không phục. Trong bạn sẽ dâng trào những cảm xúc mơ hồ kiểu như: "Chẳng phải anh ta đã tiêu tốn chi phí giao lưu gấp đôi người khác hay sao?"; "Thành tích tháng trước của anh ta cũng đâu có tốt lắm!"

    Tuy nhiên, nếu những cảm xúc ghen tỵ đó được biểu lộ thành lời nói thì sẽ thế nào?

    Những người xung quanh sẽ gán cho bạn cái mác "kẻ ghen tỵ đáng thương" đến mức chính bản thân bạn cũng cảm thấy xấu hổ.

    Tóm lại, việc biểu lộ những cảm xúc tiêu cực thành lời nói chỉ khiến bạn nhận về phần thiệt.

    2. Khi có cảm xúc ghen tỵ hay ganh ghét thì nên làm gì?

    Hãy thử dừng lại một chút và dành thời gian tưởng tượng xem nếu cảm xúc tiêu cực đó được bạn bộc phát thành lời nói thì sẽ như thế nào.

    Nếu nhìn thấy một người nói ra những cảm xúc ghen tỵ, ganh ghét, bạn sẽ có cảm giác gì? Chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng: "Thật là xấu xí, mình không bao giờ muốn trở thành như vậy."

    Khi thử tưởng tượng bản thân bộc lộ những cảm xúc tiêu cực, bạn cũng tự hiểu rằng mình sẽ bị những người xung quanh nhìn bằng con mắt không mấy thiện cảm.

    Nếu nhận ra rằng việc biểu lộ cảm xúc tiêu cực thật là đáng thương, bạn có thể từ bỏ ý định biểu lộ những cảm xúc đó thành lời nói.

    Vì vậy, việc tin tưởng vào khả năng của bản thân là vô cùng quan trọng. Dù mang những cảm xúc tiêu cực, bạn cũng không nên biểu lộ thành lời nói.
     
  9. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 3.2:

    Không tham gia những nhóm nói xấu, ngồi lê đôi mách

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cảm xúc có tính lan truyền

    Cảm xúc tiêu cực lan truyền rất mạnh mẽ

    Nên lặng lẽ rút lui khỏi những nhóm nói xấu

    1. Cảm xúc tiêu cực của con người dễ lan truyền

    Buổi sáng khi đến công ty, bạn thấy cô đông nghiệp vui vẻ khác với mọi ngày. Lúc đó, bạn sẽ có suy nghĩ: "Cô ấy chắc là có chuyện gì vui" và không hiểu vì sao bạn cũng cảm thấy tinh thần phấn chấn.

    Ngược lại, nếu thấy đồng nghiệp đang hằm hằm khó chịu, bạn sẽ nghĩ: "Không hiểu có chuyện gì mà anh ta lại khó chịu như vậy", rồi chính bản thân bạn cũng cảm thấy bực mình.

    Nếu so sánh, những cảm xúc tiêu cực có sức mạnh lan truyền hơn những cảm xúc tích cực. Bản thân bạn cả thấy vui vẻ, phấn chấn nhưng nếu tiếp xúc với người mang tâm trạng khó chịu, ngay lập tức sự khó chịu đó sẽ lan truyền sang bạn. Chỉ cần một người có cảm xúc tiêu cực, cảm xúc đó sẽ lan rộng ra toàn bộ nơi làm việc.

    Lý do những cảm xúc tiêu cực dễ lan truyền phần nhiều là bởi bạn bị cuốn vào việc nói xấu, ngồi lê đôi mách.

    Khi bị cuốn vào việc nói xấu người khác, ngay lập tức cảm xúc tiêu cực sẽ lan truyền đi, những người bị nói xấu cũng mang cảm giác khó chịu.

    2. Không hùa theo những cảm xúc tiêu cực

    Vì vậy, để không cảm thấy khó chịu, yêu cầu đặt ra là bạn phải tự bảo vệ bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực của đối phương.

    Cho dù bị nói gì, bạn cũng không cần phải phản ứng lại.

    Trước tiên, hãy cố gắng không tham gia những nhóm nói xấu, ngồi lê đôi mách. Nếu như vô tình ở chung một chỗ, bạn nên lặng lẽ tìm cách rút lui.

    Nếu bị lôi kéo nhiều lần, bạn cũng không nên phản ứng lại bằng những câu như: "Tại sao anh lại nghĩ như vậy?"... "

    Có thật không đấy?" Bởi bạn sẽ phải tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực từ đối phương, rốt cuộc là bản thân bạn cũng sẽ có cảm xúc khó chịu.

    Bạn nên lảng tránh một cách nhẹ nhàng bằng những câu như: "Ơ, thế à?"; "Tôi không biết gì về chuyện đó cả!"

    Đương nhiên, việc việc đi nói xấu những người xung quanh là chuyện không nên làm. Chỉ cần để lan truyền những cảm xúc tiêu cực một lần, bạn cũng sẽ bị mọi người xung quanh bớt tin tưởng và nhìn với con mắt không mấy thiện cảm.

    Việc nói xấu hay đồn thổi về người khác chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn mà thôi. Bởi vậy, không nên tham gia những nhóm nói xấu, ngồi lê đôi mách.
     
  10. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 3.3:

    Cố gắng không đắm chìm trong mạng xã hội

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sử dụng mạng xã hội dễ gây ra khó chịu

    Đặt ra tiêu chuẩn về sự tương tác

    Bằng việc chắt lọc mối quan hệ, bạn có thể tránh được tâm trạng bực dọc.

    1. Sử dụng quá nhiều mạng xã hội chính là lý do dẫn đến khó chịu

    Một nguyên nhân lớn khiến con người hiện đại ngày nay trở nên khó chịu chính là việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Line, Twitter.

    Khi đăng tình hình hiện tại của bản thân lên Facebook và nhận được nhiều lượt thích, bạn sẽ cảm thấy được công nhận và trở nên vui sướng.

    Tuy nhiên, để có thể gia tăng số lượt thích, bạn sẽ phải hao tâm tổn sức khá nhiều.

    Với những người không được thỏa mãn tình yêu bản thân, có lẽ họ sẽ bỏ bê công việc mà đắm chìm vào Facebook. Ngoài ra, để nhận được nhiều lượt thích, đoi khi bản thân bạn cũng cần phải đi bấm nút thích ở rất nhiều nơi.

    Cứ như vậy, khi chỉ chú tâm đến mạng xã hội, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình không được thư thái và dần dẫn tới bực dọc.

    Tôi nghĩ rằng việc đạt được một kết quả nào đó trong xã hội thực này sẽ đem đến cho bạn nhiều lợi ích hơn là những lượt thích ảo trên mạng.

    2. Chỉ nên tương tác với một số người nhất định

    Bản thân tôi thi thoảng cũng dùng Facebook, nhưng tôi luôn ý thức được việc dừng lại ở mức độ vừa phải. Còn với Line tôi nhìn thấy nguy cơ rõ ràng của việc sẽ trở nên khó chịu khi sử dụng nên hoàn toàn không đụng đến. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng có rất nhiều trường hợp phải sử dụng mạng xã hội trong công việc hoặc trong quan hệ bạn bè.

    Với những người như vậy, tôi khuyến khích việc đặt ra trước một giới hạn về chuyện tương tác đến mức độ nào thì nên dừng lại. Bạn nên phân định rõ ràng việc trả lời một số người thân thiết nhất định, còn lại thì có thể bỏ qua.

    Dù có bị nói là: "Anh không bình luận gì co tôi à?" nhưng nếu bạn trả lời rằng: "Dạo này tôi bận quá nên không để ý", đối phương có lẽ cũng sẽ chấp nhận điều đó.

    Còn với những người yêu cầu sự tương tác một cách dai dẳng, liên tục thì ngay từ đầu bạn không nên kết thân quá. Mạng xã hội không chỉ là công cụ giúp bạn tăng thêm số lượng bạn bè, mà còn là công cụ lọc bớt bạn bè. Nếu tương tác theo lối nghĩ đó, bạn có thể tránh được những điều khó chịu.

    Đạt được thành quả trên thực tế có lợi hơn là trên mạng xã hội. Bởi vậy, hãy đặt ra giới hạn về việc tương tác đến mức độ nào thì nên dừng lại trên mạng xã hội. Nếu chắt lọc được bạn bè, bạn sẽ không bị mạng xã hội chi phối.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...