Đừng Quên Não Để Đời Bớt Bão - Wada Hideki

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Thủy Olad, 27 Tháng mười một 2021.

  1. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Đừng quên não để đời bớt bão

    Tác giả: Wada Hideki

    Đã bao giờ bạn cảm thấy buồn bực vì người khác không hiểu mình chưa? Hay đã bao giờ bạn cảm thấy khó chịu chỉ vì những điều hết sức nhỏ nhặt?

    Đó là những điều hết sức bình thường, là con người ai cũng có lúc cảm thấy như vậy. Thế nhưng nếu bạn để những cảm xúc này kiểm soát mình thì sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy đến.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm xúc khó chịu kéo dài làm giảm chức năng miễn dịch của con người, dễ dẫn đến các loại bệnh lý. Ngược lại, nếu tâm trạng thoải mái vui vẻ, chức năng miễn dịch được củng cố, con người có cuộc sống khỏe mạnh. Nếu vấn đề sức khỏe bạn không thấy rõ thì có thể nhìn ngay vào mối quan hệ chúng ta cũng sẽ không thể cảm thấy hạnh phúc, làm tốt công việc khi mà lúc nào cũng có nhiều cảm xúc khó chịu bủa vây đúng không?

    Vì vậy cuốn sách Đừng quên não để đời bớt bão do Thái Hà Books ấn hành trong tháng 8/2018 này, ngoài giới thiệu đến bạn những kỹ năng loại bỏ cảm xúc khó chịu và căng thẳng. Sẽ còn giới thiệu đến bạn các kỹ năng để có cảm xúc vui vẻ, thoải mái. Đặc biệt đó không phải là những điều xa vời mà đều là những việc bạn có thể thực hành ngay lập tức! Thêm nữa, trong sách còn có tranh minh họa phong phú để những kiến thức được truyền tải đến bạn một các dễ hiểu nhất.

    Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tâm trạng trở nên tốt hơn khi đọc cuốn sách này.

    Mục lục:

    - Lời tựa.

    - Mở đầu.

    - Chương 1: 10 điều mấu chốt trong cơ chế của não bộ và trái tim

    - Chương 2: Tám cách suy nghĩ để không trở nên cảm tính

    - Chương 3: Không được phép làm! Những hành động, suy nghĩ làm tăng căng thẳng

    - Chương 4: Trở thành người thoải mái, vui vẻ mỗi ngày

    - Phụ lục: Hiểu cảm xúc ngay từ bây giờ! Phương pháp điều chỉnh cảm xúc Wada
     
  2. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Lời tựa:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Tại sao bạn luôn bị người khác chi phối?

    Tại sao bạn lại bị những người xung quanh chi phối? Bạn luôn cố gắng để làm hài lòng mọi người, còn những việc của bản thân lại bị trì hoãn?

    +, "Tôi không muốn tách biệt khỏi nhóm!"

    +, "Tôi không muốn bị mọi người ghét!"

    Những suy nghĩ như trên khiến bạn luôn phải dè chừng và để ý đến sắc mặt của mọi người.

    Khi chú tâm quá nhiều đến cảm nhận, suy nghĩ của người khác về mình, bạn sẽ phản bội lại chính cảm xúc của bản thân. Kết quả là lúc nào bạn cũng sống trong sự khó chịu.

    Điều quan trọng là bạn phải sống thật với cảm xúc của mình. Đôi khi, bạn nên nói: "Không" một cách dứt khoát trước những lời nhờ vả, rủ rê của những người xung quanh.

    - Hiểu rằng tính cách của mỗi người đều khác nhau:

    Ai cũng có sự khác biệt trong tính cách. Với những người kỹ tính về thời gian, họ thường cảm thấy sốt ruột, khó chịu dù người khác chỉ chậm trễ một chút.

    Nói cách khác, nguyên nhân thực sự của việc cảm thấy sốt ruột nằm ở tính cách của người đó. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là phải tự nhận thức được rằng tính cách của mỗi người đề khác nhau.

    Nếu nhận thức được sự khác biệt trong tính cách của mình với người khác, bạn sẽ cải thiện được sự cố chấp của bản thân, bớt săm soi từng hành động của người khác cũng như tránh được việc trở nên khó chịu.

    - Việc không hiểu được tâm trạng của người khác là điều đương nhiên

    Anh chàng người yêu tự dưng nổi đó ở khu vui chơi. Rốt cuộc, lý do nằm ở đâu?

    Điều anh ta muốn nói là như thế này:

    - "Hôm qua, anh bị sếp mắng nên trong lòng cảm giác không thoải mái. Đáng lẽ là bạn gái, em phải nhận ra sự khó chịu đó và dùng lời lẽ dịu dàng để động viên anh!"

    Thế nào nhỉ? Nếu là cô bạn gái, có lẽ bạn cũng thấy thật phiền phức đúng không?

    Những ý kiến cho rằng người Nhật là những người dù không nói ra bằng lời nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc, âm thầm quan sát tâm trạng của người khác.. chỉ là lời khen ấu trĩ. Việc bắt người khác chiều theo sự nhõng nhẽo của mình là hết sức vô lý. Việc không hiểu được tâm trạng của người khác là điều đương nhiên. Phân định rạch ròi như vậy chính là bước đầu tiên để trở thành người thoải mái, vui vẻ.

    - Một khi bận tâm đến chuyện thắng thua, bạn sẽ không thể thoát khỏi tâm trạng khó chịu.

    Việc lúc nào cũng so sánh với người khác, ganh đua thắng thua sẽ khiến tâm tính của bạn trở nên thất thường. Nếu có thói quen nhìn nhận mọi việc bằng sự thắng thua, khi nhận thất bại, đương nhiên bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy vậy, không thể nào thắng được mãi, nên kể cả khi thắng, bạn cũng vẫn phải chịu nhiều áp lực. Kết quả là bạn sẽ không thể thoát khỏi tâm trạng khó chịu.

    Tiêu chuẩn để đánh giá hạnh phúc là do tự bản thân chúng ta tạo ra. Hãy dừng việc đánh giá hành động, vị trí của bản thân bằng sự thắng thua. Việc này khiến bạn trở nên khó chịu, và vì vậy bạn sẽ bị mọi người xa lánh.
     
  3. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Lời mở đầu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bạn có cảm thấy hiện nay rất nhiều người hay khó chịu và không kiểm soát được cảm xúc của mình hay không? Bằng chứng là có vô vàn cuốn sách hoặc các buổi tọa đàm đề cập đến kỹ năng "kiểm soát cảm xúc". Khi xem những cuốn sách đó, có thể bạn sẽ cho rằng việc trở nên cảm tính là không tốt và bản thân cần hướng đến việc không để cho tâm trí trở nên nhiễu loạn.

    Thú thật, tôi cũng là một người theo chiều hướng cảm tính. Nhất là tôi hay nôn nóng và thường khó chịu trước những điều hết sức nhỏ nhặt. Dẫu vậy, tôi nhận thấy rằng mình ít khi bị cảm xúc lấn át dẫn đến hành động sai lầm.

    Tôi có một vài bí quyết.

    - Thứ nhất: Là "tự nhận thức việc bản thân mình hay nôn nóng hơn người khác." Bằng việc thừa nhận sự khác biệt trong tính cách của bản thân, tôi có thể kiềm chế cơn nóng giận.

    - Thứ hai: Là không coi suy nghĩ của mình là tuyệt đối, thừa nhận những khả năng khác. Nếu bỏ được việc để ý phân định ai đúng ai sai, bạn sẽ không cảm thấy bị căng thẳng nữa.

    - Thứ ba: Là coi trọng kết quả. Kết quả cuối cùng có lợi cho mình là được. Do đó, tôi không ngại nếu đôi lúc phải nhượng bộ trước người khác.

    Tóm lại, điều quan trọng không phải là loại bỏ cảm xúc. Phàm là con người, ai cũng có lúc cảm thấy khó chịu. Thế nhưng, điều mấu chốt là đừng để bản thân bị cảm xúc chi phối.

    Dẫu vậy, có nhiều thời gian thoải mái, vui vẻ vẫn hơn là cảm thấy khó chịu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm xúc khó chịu kéo dài làm giảm chức năng miễn dịch của con người, dễ dẫn đến các loại bệnh lý. Ngược lại, nếu có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, chức năng miễn dịch được củng cố, con người có thể có cuộc sống khỏe mạnh. Chính vì vậy, trong cuốn sách này, ngoài việc đề cập đến các kỹ năng loại bỏ cảm xúc khó chịu và căng thẳng, tôi còn giới thiệu các kỹ năng để có cảm xúc vui vẻ, thoải mái. Đó không phải là những điều xa vời mà đều là những việc bạn có thể thực hành ngay lập tức.

    Cuốn sách này tập hợp tất cả những bí quyết đó, kèm thêm tranh minh họa phong phú để bạn đọc dễ hiểu. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tâm trạng trở nên tốt hơn khi đọc cuốn sách này. Tôi mong rằng nó sẽ giúp ích cho cuộc sống vui tươi của bạn.
     
  4. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1:

    Mười điểm mấu chốt trong cơ chế của não bộ và trái tim

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Con người có cảm xúc là điều đương nhiên. Tuy vậy, nếu không điều khiển tốt cảm xúc, chúng ta sẽ không thể thoát khỏi sự khó chịu.

    - Điểm số 1: Điều khiển, tự chủ cảm xúc

    Để cảm xúc nóng giận lấn át, từ đó nói ra những lời xúc phạm người khác sẽ làm cho mối quan hệ đó xấu đi.

    - Điểm số 2: Cố gắng không để cảm xúc chi phối

    Khi có cảm xúc tiêu cực, hãy suy nghĩ xem mình có thể chuyển hóa nó hay không.

    - Điểm số 3: Mình có đang mang khuôn mặt khó chịu hay không?

    Với những người dễ bộc lộ cảm xúc khó chịu ra bên ngoài, hãy tạo thói quen xác nhận cảm xúc của bản thân.


    - Điểm số 4: Cảm nhận bản thân đã được thỏa mãn

    Cảm giác được thỏa mãn sẽ đem lại tình yêu bản thân, đồng thời đẩy lùi cảm giác khó chịu.

    - Điểm số 5: Không quá để ý xem người khác nghĩ mình như thế nào

    Khi có tâm lý không muốn bị mọi người ghét, bạn sẽ bị những người xung quang chi phối.

    - Điểm số 6: Xác định rõ ràng việc quá khứ không thể thay đổi

    Hãy thôi buồn phiền về những việc đã xảy ra trong quá khứ. Cố gắng kiểm điểm, xem xét lại trong những lần sau.

    - Điểm số 7: Nhận thức rằng việc lo lắng sẽ không xảy ra

    Hầu như những việc mà bản thân lo lắng sẽ không xảy ra. Cho dù có suy nghĩ cũng không giải quyết vấn đề gì nên không cẩn phải suy nghĩ.

    - Điểm số 8: Không trút cảm xúc tiêu cực sang đối phương

    Trong mối quan hệ tồn tại quy luật phản ứng lại. Gây ra cảm xúc tiêu cực cho người khác thì cũng sẽ nhận lại cảm xúc tiêu cực.

    - Điểm số 9: Dù ở vai trò nào cũng luôn phải nỗ lực với thái độ tích cực

    Nếu mang khuôn mặt nhăn nhó, khó chịu khi nhận phần thiệt, rốt cuộc thì bạn vẫn sẽ mãi nhận lại được những phần thiệt đó.

    - Điểm số 10: Nhận thức rằng có nhiều câu trả lời

    Trên thế giới này có rất nhiều cái đúng. Hãy thừa nhận sự đa dạng, có tinh thần cởi mở.
     
  5. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.1:

    Khi không kiểm soát được cảm xúc, cuộc đời của bạn cũng không thể hạnh phúc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Người biểu lộ cảm xúc được yêu mến hơn.

    Cảm xúc hỉ nộ ái ố giúp con người tươi trẻ.

    Không kiểm soát được cảm xúc sẽ làm xấu đi mối quan hệ với mọi người.

    1. Người biểu lộ cảm xúc được yêu mến hơn.

    Con người có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau. Việc cảm thấy hạnh phúc khi gặp may mắn hoặc tức giận khi trải qua những chuyện khó chịu là hoàn toàn dễ hiểu. Mọi người thường có cảm tình đối với những người biểu lộ cảm xúc ra ngoài hơn là những người không thể hiện cảm xúc hay những người khó nắm bắt cảm xúc.

    Những nhân vật trong phim ảnh cũng được xây dựng là những người dồi dào cảm xúc, tại cảm giác gần gũi với người xem. Ví dụ, trong bộ phim "Đàn ông khổ lắm", nhân vật chính thể hiện các cung bậc cảm xúc rất mãnh liệt. Anh ta giận dữ khi cãi nhau, thẫn thờ lúc thất tình. Và chính những điều đó đã tạo nên sức hút của nhân vật này.

    Bản thân muốn biểu lộ cảm xúc, tất nhiên là không hề xấu. Chúng ta có thể thấy những người thể hiện niềm hạnh phúc, sung sướng ra ngoài thường là những người vui vẻ. Họ rất được mọi người yêu quý.

    Khi bộc lộ cảm xúc hỉ nộ ái ố, bộ phận thùy trước trán nằm ở vỏ não sẽ hoạt động làm tăng cường sinh lực, kích thích trí não, nhờ đó duy trì sự trẻ trung ở con người. Vấn đề không nằm ở việc thể hiện cảm xúc mà là việc phó mặc cho cảm xúc xô đẩy đến những hành động không đúng mực.

    2. Kiểm soát cảm xúc là gì?

    Những người không thể kiểm soát cảm xúc thường giữ sự lo lắng, bất an, giận dữ trong lòng, khiến những cảm xúc này tích tụ lại. Một khi bộc phát, chúng có thể dẫn đến những hành động không đúng mực. Chẳng hạn, quá tức giận có thể dẫn đến hành vi đáng người, hoặc nói ra những lời gâu tổn thương đối phương. Khi đó, những rắc rối phát sinh là không thể tránh khỏi. Những việc này làm xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh, do đó, việc sống trong một xã hội cộng đồng cũng trở nên khó khăn hơn.

    Kiểm soát cảm xúc không phải là cố gắng để không có cảm xúc mà là tự kiềm chế để không phát sinh những hành động không đúng mực do cảm xúc.

    Những người có thể kiểm soát cảm xúc là những người không chỉ khéo léo trong các mối quan hệ với mọi người mà còn là những người có khả năng tập trung cao khi làm việc, học tập. Nhờ vậy, những kết quả mà họ đạt được thường rất ổn định. Trước tiên, bạn cần nhận thức rõ rằng việc kiểm soát cảm xúc tạo nên sự khác biệt giữa cuộc đời mỗi người.


    Hãy thể hiện cảm xúc tích cực.
     
  6. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.2:

    Không để cảm xúc chi phối

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có cảm xúc tiêu cực cũng không sao

    Có thể để cho cảm xúc tiêu cực lên xuống một cách thoải mái

    Khi để cảm xúc chi phối, mọi việc sẽ không thể diễn ra một cách suôn sẻ được.

    Việc thể hiện cảm xúc là bình thường. Nhưng điều quan trọng là kiểm soát cảm xúc để không phát sinh hành động không đúng mực.

    1. Cảm xúc tiêu cực là động lực của sự trưởng thành.

    - "Khi nghe tin người vào công ty cùng lúc với tôi được thăng chức, trong lòng tôi xuất hiện cảm giác ghen tỵ và khó chịu."

    - "Tôi đã nghĩ rằng sống độc thân thân cũng không sao, nhưng bỗng nhiên tôi lại cảm thấy buồn."

    Có thể thấy rằng khi chúng ta đối mặt với những sự việc diễn ra hằng ngày, những cảm xúc tiêu cực như ghen tỵ, bất an là không thể tránh khỏi.

    Như đã nói, việc có những cảm xúc tiêu cực không phải là điều xấu. Thực ra, những cảm xúc tiêu cực chính là động lực để con người trưởng thành.

    Tôi đã nhiều lần lắng nghe nỗi lo lắng của các bạn thí sinh dự thi đại học. Có bạn thổ lộ:

    - "Em rất lo lắng vì tuy học hành chăm chỉ nhưng chẳng biết có đỗ được không."

    Tôi đã trả lời như sau:

    - Việc em cảm thấy lo lắng hoàn toàn không xấu. Nếu không có cảm giác lo lắng nghĩa là em không nghĩ rằng

    Mình cần cố gắng học tập. Vì vậy, đừng cố loại bỏ sự lo lắng đó mà nên biến nó trở thành động lực thúc đẩy việc học tập. "

    Chính vì lo sợ, bất an mà chúng ta cố gắng học tập, chính vì cảm thấy tiếc nuối khi thất bại chúng mà ta nỗ lực phát triển để ngẩng cao đầu với bạn bè. Nói cách khác, cảm xúc có thể trở thành động lực để cố gắng.

    2. Người bị cảm xúc chi phối, người không bị cảm xúc chi phối

    Việc cảm xúc lên xuống thất thường không hề xấu.

    Tuy nhiên, có rất nhiều người không thể điều khiển được những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

    -" Em luôn lo lắng chuyện thi cử nên không thể tập trung học được "," Trong phòng thi, vì quá hoàng loạn nên em không làm được bài."..

    Những tình huống trên là ví dụ của việc bản thân đã bị cảm xúc chi phối.

    Khi bị cảm xúc chi phối, bạn không thể thực hiện những việc mang tính tích cực và cuộc đời bạn cũng sẽ không diễn ra theo cách mà bạn mong muốn.

    Ngược lại, những người điều khiển được cảm xúc có thể thực hiện những việc mang tính tích cực nên công việc và đời sống cá nhân của họ rất thoải mái, đủ đầy. Những người bị cảm xúc chi phối cần nhanh chóng thoát khỏi sự chi phối đó.

    Vì có cảm xúc tiêu cực nên con người mới có thể trưởng thành.
     
  7. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.3:

    Vẻ mặt của những người không thể kiểm soát được cảm xúc thường giống nhau

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những người không kiểm soát được cảm xúc thường mang vẻ mặt khó chịu

    Mang vẻ mặt khó chịu thì chỉ nhận lấy phần thiệt

    Trước tiên, bạn phải tạo thói quen hiểu cảm xúc của bản thân

    Đừng để cảm xúc chi phối, điều quan trọng là kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân

    - Bất an: "Có lẽ công ty phá sản mất thôi!"... "

    Chắc chỉ có mỗi mình là độc thân thôi!"

    Việc có những cảm xúc tiêu cực là điều đương nhiên

    - "Mình sẽ thi lấy chứng chỉ để dù xảy ra chuyện gì cũng không sao cả!"... "

    Mình sẽ có người yêu trước mọi người!"

    Con người có thể điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực, nỗ lực hướng tới sự trưởng thành của bản thân.

    1. Vòng luẩn quẩn mà những người mang vẻ mặt khó chịu thường gặp phải

    Những người không kiểm soát được cảm xúc, không vui vẻ thường mang vẻ mặt lầm lì, khó chịu. Những người có khuôn mặt như vậy chắc chắn không bao giờ muốn gần gũi với mọi người xung quanh. Dù là những người có chức cao vọng trọng, có thành tích đáng nể, họ cũng là những người rất khó để kết giao và thường bị gắn mác là nông nổi, bồng bột.

    Họ không chỉ bị mọi người xa lánh vì vẻ mặt khó chịu, mà còn thường bị đánh giá thấp về năng lực. Nếu lúc nào mặt mày cũng khó đăm đăm, bạn sẽ nhận phải những phản ứng không tốt từ mọi người và bị coi là một kẻ bất tài vô dụng. Vì thế, bạn sẽ không có bạn bè, không được trao cơ hội, không thể đjt được kết quả nào tốt đẹp.. Rốt cuộc, bạn không thể thoát ra khỏi chuỗi thất bại đó.

    Rất nhiều người biểu lộ sự khó chịu ra mặt nhưng lại không hề nhận thức được điều đó. Vì họ không hiểu được cảm xúc của bản thân nên thường biểu lộ nó ra ngoài. Đương nhiên, họ cũng không hiểu tại sao mình lại bị mọi người xa lánh, và vì thế họ dễ cảm thấy chán nản với tất cả mọi chuyện.

    2. Tạo thói quen hiểu cảm xúc của bản thân

    Với những người dễ thể hiện sự khó chịu ra mặt, việc nhận thức được cảm xúc của bản thân là điều tiên quyết.

    - "Nghe thành tích của anh ta, mình thấy ghe tị quá"

    - "Mình cảm thấy lo lắng với công việc khó như thế này"

    Những ví dụ nêu trên thể hiện việc hiểu cảm xúc của bản thân. Đây cũng là bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát cảm xúc.

    Con người thường cho rằng mình là người hiểu rõ nhất cảm xúc của bản thân, nhưng thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp không hẳn là như vậy. Trước tiên, hãy tạo thói quen tạo cảm xúc của bản thân. Trong một ngày, vào khoảng thời gian bất chợt nào đó, hãy tự hỏi xem hôm nay mình đã có những cảm xúc nào. Buổi tối, khi có thời gian dành cho bản thân, hãy thử nghĩ lại xem cảm xúc của bạn trong một ngày vừa qua diễn biến ra sao.

    Bạn thường sẽ bị đánh giá thấp nếu lúc nào cũng mang vẻ mặt khó chịu.
     
  8. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.4:

    Những người luôn cảm thấy không thỏa mãn thường dễ trở nên khó chịu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những người không được mọi người coi trọng thường dễ trở nên khó chịu

    Những người có sự phong phú về mặt tinh thần, vật chất thường ít trở nên khó chịu

    Những người luôn hài lòng về hoàn cảnh sống của mình là những người ít trở nên khó chịu

    Nếu bạn mang vẻ mặt khó chịu, mọi việc sẽ không diễn ra trôi chảy, thuận lợi.

    1. Sự khác biệt giữa cảm thấy thỏa mãn và người không cảm thấy thỏa mãn

    Khi tình yêu bản thân không được thỏa mãn, con người sẽ trở nên khó chịu. Nhất là với những người lúc còn bé không được bố mẹ dành tình yêu thương, những người không được gia đình, bạn bè coi trọng; những người không được thuận lợi trong công việc, tình yêu, bản thân họ thường không được thỏa mãn.

    Với những người như vậy, chỉ cần vấp phải một vấn đề nhỏ thôi, họ sẽ ngay lập tức trở nên khó chịu. Họ là những người chỉ cần tàu đến muộn một chút thôi cũng sẽ càu nhàu với nhân viên nhà ga hoặc chỉ cần món ăn ra muộn một chút thôi cũng sẽ nổi nóng với nhân viên phục vụ. Thái độc của họ với nhân viên nhà ga, nhân viên phục vụ giống như muốn khẳng định rằng: "Tôi là khách hàng nên vị trí của tôi cao hơn anh một bậc." Nếu đối phương nói "xin lỗi", họ sẽ thấy là "Đấy, mình đúng mà", đồng thời tình yêu bản thân của họ được thỏa mãn.

    Tuy nhiên, việc làm thỏa mãn bản thân bằng sự khó chịu là một hành động có tính rủi ro cao. Nó sẽ khiến đối phương cảm thấy không hài lòng, và bạn sẽ nhận lại sự đáp trả của đối phương, trở thành đối tượng chỉ trích của những người xung quanh.

    2. Những người cảm thấy hài lòng, thỏa mãn sẽ không sốt ruột

    Vậy với những người không có mối lo lắng về kinh tế, tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ, được mọi người yêu quý thì sao?

    Với những người này, họ cảm thấy tình yêu bản thân được thỏa mãn. Vì có sự thoải mái về cả tinh thần lẫn vật chất nên họ cũng là những người ít trở nên khó chịu. Tàu điện có đến chậm, món ăn có ra chậm, học cũng nhìn nhận là: "Thi thoảng cũng sẽ có lúc như vậy" và coi như không có chuyện gì.

    Sẽ không có một quy chuẩn khách quan nào để đánh giá việc bản thân bị thỏa mãn. Có rất nhiều người giàu có, nhiều bạn bè nhưng bản thân họ lại không cảm thấy bằng lòng, thỏa mãn.

    Điểm mấu chốt là bạn có thực sự cảm thấy được thỏa mãn trong môi trường mà mình đang sống hay không. Trước tiên, hãy nhận thức sự khác biệt rất lớn giữa người cảm thấy thỏa mãn trong cuộc sống, trong mối quan hệ với mọi người, và người không cảm thấy thỏa mãn.

    Nếu tình yêu bản thân được thỏa mãn, chắc chắn sự khó chịu sẽ giảm đi một cách rõ rệt.
     
  9. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.5:

    Tâm lý không muốn bị mọi người ghét sẽ gây khoa chịu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những người càng không muốn bị người khác ghét lại càng cố gắng để làm vừa lòng người khác

    Khi cố gắng làm vừa lòng người khác, bạn cũng sẽ phản bội lại cảm xúc của chính mình

    Việc trở nên khó chịu được quyết định bằng việc bạn có cảm thấy thỏa mãn hay không

    - Với người không cảm thấy thỏa mãn: Họ sẽ cố làm thỏa mãn bản thân bằng việc nghĩ rằng mình đứng trên đối phương một bậc

    - Với những người cảm thấy thỏa mãn: Vì bản thân cảm thấy thỏa mãn nên sẽ không có chuyện họ khó chịu với những việc không cần thiết

    1. Tại sao bạn lại bị mọi người ở xung quanh chi phối?

    Chị A là nhân viên văn phòng làm việc tại một công ty ở Tokyo. Chị say mê công việc, sống cuộc sống thoải mái mỗi ngày. Tuy nhiên, chị vẫn có một nỗi lo lắng. Đó là mối quan hệ với mọi người ở công ty. Chị có một nhóm bạn nữ bao gồm bốn người gần bằng tuổi nhau. Họ thường ăn trưa cùng nhau và được mọi người xung quanh xem là một nhóm bạn thân.

    Chị A không ghét ba người kia, nhưng việc cuối tuần thường xuyên bị rủ rê đi chơi khiến chị A rất đau đầu. Chị A nghĩ rằng: "Thân thiết với mọi người ở công ty là tốt, nhưng tôi không muốn đến cả cuối tuần cũng đi chung." Ba người kia không biết tâm tư của chị A nên tuần nào cũng rủ rê: "Cuối tuần này đi Kamakura chơi đi!"; "Có bộ phim mới ra hay lắm, mình đi xem đi!"

    Dù chị A có nói rằng: "Tuần này công việc bận rộn rồi, nên cuối tuần tớ muốn ở nhà nghỉ ngơi!" thì cũng bị ba người còn lại ép buộc, rồi rốt cuộc vẫn phải ra ngoài. Hơn nữa, bởi chỉ toàn đến những nơi mà ba người kia muốn đi nên tâm trạng của chị A chẳng mấy vui vẻ. Vì vậy, chị A trở nên khó chịu.

    2. Đằng sau nỗi lo lắng "không thể từ chối" là nỗi sợ hãi

    Nói một cách đơn giản, việc chị A dù không muốn nhưng vẫn làm theo những người trong nhóm là vì tâm lý "Không muốn bị cô lập", "Không muốn bị mọi người ghét".

    Để không còn phải khó chịu trước những lời rủ rê mà bản thân không muốn, chị A nên từ chối một cách dứt khoát, "Lần này tớ sẽ không đi đâu!". Nếu từ chối một, hai lần mà mối quan hệ của họ vẫn thân thiết, đó mới là bạn bè thực sự. Tuy nhiên, chị A lại không đủ can đảm để nói ra những lời như vậy. Bởi lẽ, nếu từ chối một lần, chị không chắc liệu mình còn được ở trong nhóm nữa hay không.

    Như vậy, nếu lúc nào cũng để ý đến suy nghĩ của người khác, chúng ta sẽ dần phản bội lại cảm xúc của bản thân và luôn mắc kẹt trong tình trạng khó chịu.

    Nếu như từ chối một lần, mà vẫn ổn thì mới là tình bạn thực sự.
     
  10. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.6:

    Không thể thay đổi được quá khứ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vì nhớ lại những sự việc xảy ra trong quá khứ nên bạn mới giữ những cảm xúc tiêu cực

    Nếu giữ những cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài, bạn có thể sẽ bị bệnh

    Nhận thức được rằng không thể thay đổi quá khứ là điều vô cùng quan trọng

    Khi quá để tâm đến việc người khác nghĩ như thế nào về mình, bạn sẽ dễ trở nên khó chịu

    - Chấp nhận những lời mời không mong muốn

    - Đi theo sự rủ rê của những người xung quanh

    - Phản bội lại cảm xúc của bản thân dẫn đến cảm thấy không thoải mái.

    1. Những người mãi mang theo những cảm xúc tiêu cực

    Phàm là con người, ai cũng có lúc phát sinh cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, thời gian giữ trong lòng những cảm xúc tiêu cực đó giữa mỗi người lại khác nhau.

    Chẳng hạn, khi bị cấp trên mắn thậm tệ, có người sẽ thấy buồn bã một lúc nhưng sau đó nhận thức được rằng: "Ủ rũ, chán nản cũng không giải quyết được vấn đề." Bên cạnh đó, lại có người cứ mang theo tâm trạng buồn bã và mãi chẳng thể vui vẻ trở lại.

    Bác sĩ Morita Seiba đã đưa ra một quy luật về cảm xúc như sau: Cảm xúc của con người nếu cứ để nó nguyên như vậy thì nó sẽ dần giảm đi giống như đường cong của cánh cung, và rồi một lúc nào đó nó sẽ hoàn toàn biến mất.

    Tóm lại, cảm xúc tức giận hay buồn bã rồi sẽ được hóa giải theo thời gian.

    Tuy nhiên, với những người giữ mãi trong lòng những cảm xúc tiêu cực, khi gặp chuyện gì họ cũng sẽ nhớ lại những việc đã xảy ra trong quá khứ. Trong một thoáng, họ nhớ lại hình ảnh bị cấp trên cằn nhằn và lại trở nên ủ rũ, chán nản. Nếu bạn giữ trong lòng những cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài, chức năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm, có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Khả năng kiểm soát cảm xúc, không để cảm xúc tiêu cực kéo dài quá lâu là yếu tố cần thiết để bạn sống một cách vui vẻ, thoải mái.

    2. Bạn có buồn phiền thì cũng không thể thay đổi quá khứ

    Vậy phải làm gì để cảm xúc về những sự việc xảy ra trong quá khứ không còn kéo dài và ảnh hưởng đến bạn?

    Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta phải nhận thức được rằng trong quá khứ không thể nào thay đổi được.

    Cứ ôm lấy quá khứ cũng không có gì tốt đẹp. Chừng nào còn có suy nghĩ bi quan như: "Mình bị sếp mắng vì để xảy ra lỗi. Mình đúng là người vô tích sự", lúc đó bạn còn bị lệ thuộc vào quá khứ.

    Quá khứ không thể thay đổi được nhưng cách nhìn nhận quá khứ có thể thay đổi được.

    Bạn chỉ cần phát huy suy nghĩ rút kinh nghiệm, chẳng hạn như: "Lần này mình đã để xảy ra lỗi. Nhưng mình sẽ cố gắng để lần tới không thất bại nữa."

    Bạn có buồn phiền vì những việc xảy ra trong quá khứ thì cũng chẳng ích gì.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...