Đừng Quên Não Để Đời Bớt Bão - Wada Hideki

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Thủy Olad, 27 Tháng mười một 2021.

  1. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.7:

    Càng suy nghĩ càng cảm thấy lo lắng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi bạn lo lắng, suy nghĩ đó sẽ không có điểm dừng

    Bạn không nên suy nghĩ nhiều về những việc có suy nghĩ cũng không giải quyết được gì

    Chấp nhận rủi ro khi hành động

    Đừng giữ mãi những cảm xúc tiêu cực, hãy kiểm soát cảm xúc thật tốt.

    Khi bạn giữ mãi những cảm xúc tiêu cực, nỗi buồn phiền sẽ kéo dài

    Xác định một cách rõ ràng rằng không thể thay đổi quá khứ

    1. Điểm chung của những người hay có suy nghĩ bi quan

    Có người luôn suy nghĩ bi quan về những việc sắp xảy ra. Ví dụ, "Nếu đi đôi giày mình thích mà trời mưa thì biết làm thế nào?", "Lần đầu đến chỗ đó, có khi mình lại bị lạc đường mất." Có thể thấy họ là những người càng suy nghĩ càng cảm thấy mối bất an, lo lắng trong lòng lớn dần lên, rồi họ quyết định không ra ngoài nữa.

    Với những người luôn có suy nghĩ bất an về mọi thứ, họ nhìn nhận việc mình đang nghĩ là "vấn đề lớn nhất lúc này."

    Vì vậy, chỉ cần trong đầu có một suy nghĩ bất an, toàn bộ tâm trí của bạn cũng sẽ cảm thấy bất an. Và dù có suy nghĩ, bạn cũng không thể tìm ra cách giải quyết. Rốt cuộc, bạn sẽ tiếp tục ôm mối bất an đó trong lòng.

    Phải thừa nhận rằng những điều mà bạn lo lắng vẫn có khả năng xảy ra, nên việc bạn suy nghĩ và cảm thấy bất an là không thể tránh khỏi.

    Tuy nhiên, với những người ít khi cảm thấy bất an, họ sẽ không đắm chìm trong một vấn đề đã suy nghĩ quá lâu mà không tìm ra cách giải quyết.

    "Trời có mưa thì đến lúc đó rồi tính", "Nếu lạc đường, mình hỏi những người xung quanh là được". Mang trong mình tâm thế như vậy nên họ không hề cảm thấy lo lắng về việc trời mưa hay bị lạc đường.

    2. Hầu hết những điều lo lắng đều không xảy ra

    Những người ít khi cảm thấy bất an coi trọng "việc xảy ra trước mắt".

    Vì vậy, họ vô tư chọn những đôi giày mình thích, tìm kiếm lộ trình phù hợp để chuẩn bị cho việc ra ngoài vào hôm sau.

    Họ ưu tiên suy nghĩ và hành động, từ đó sẽ cho ra câu trả lời và đưa tới kết quả.

    Họ nhận thức được rằng không nhất thiết phải dồn quá nhiều tâm sức vào những việc dù đã suy nghĩ cúng không tìm ra câu trả lời.

    Hơn nữa, vốn dĩ hầu hết những điều lo lắng đều không xảy ra.

    Chúng ta cũng cần chú ý đến khả năng máy bay bị rơi, hoặc nguy cơ bị những người xa lạ tấn công. Tuy vậy, những sự việc như trên có xác suất xảy ra khá thấp.

    Bạn chỉ nên cảm thấy bất an khi xác suất xảy ra sự việc cao. Còn với những sự việc có xác suất xảy ra sự việc cao. Còn với những sự việc có xác suất xảy ra thấp, bạn cần suy nghĩ là "Việc đó rất khó xảy ra."

    Điều quan trọng là bạn cần hành động trên cơ sở nắm bắt được mức độ rủi ro.

    Chỉ cần tập trung suy nghĩ về những điều xảy ra trước mắt, bạn sẽ không cảm thấy bất an nữa.
     
  2. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.8:

    Bản thân khó chịu cũng khiến đối phương cảm thấy khó chịu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày càng gặp nhiều người không ưa nổi là do lỗi của bản thân

    Cảm xúc của con người có xu hướng phản ứng lại với nhau

    Việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân là rất quan trọng

    Càng suy nghĩ càng chỉ thêm lo lắng về các rủi ro, điều này chẳng giải quyết được vấn đề gì.

    Điểm mấu chốt để vượt qua nỗi lo lắng

    - Điểm số 1: Xác định những sự việc có xác suất xảy ra cao

    - Điểm số 2: Nhận thức rằng những nỗi lo lắng có xác suất xảy ra thấp hầu như không xảy ra

    - Điểm số 3: Hành động mà không lo ngại những rủi ro nhỏ.

    1. Lý do số người mà bạn không thể ưa nổi ngày càng tăng

    Trong cuộc sống sẽ có những người mà bạn không thể nào ưa nổi. Chỉ cần nhìn thấy mặt họ là bạn đã cảm thấy khó chịu. Khi nói chuyện với họ, bạn cảm thấy mình bị coi thường, xỏ xiên. Tuy nhiên, việc bạn gặp phải những người khác không thể ưa nổi đó chưa chắc đã là do đối phương.

    Hãy thử bình tĩnh nhìn nhận lại bản thân khi tiếp xúc với những người đó. Có rất nhiều trường hợp bạn đã phản ứng thái quá với lời nói của đối phương, võ đoán suy nghĩ của họ, từ đó quy kết và phản ứng với họ.

    Thực ra, càng những người hay khó chịu, xung quanh họ lại càng tồn tại nhiều người mà họ không thể ưa nổi.

    Bởi chỉ cần có chuyện gì đó không vừa ý, họ sẽ quy kết đối phương rằng: "Người đó coi tôi như kẻ thù vậy". Cứ như thế, những người mà họ không thể ưa nổi ngày càng tăng, họ cũng sẽ không ngừng than vãn rằng: "Xung quanh tôi toàn là những người không thể nào ưa nổi."

    2. Không thể ưa nổi là do cả hai bên

    Khi bạn có những cảm xúc tiêu cực với đối phương, chính đối phương cũng sẽ có những cảm xúc tiêu cực đối với bạn. Chắc chắn không ai có thể có ấn tượng tốt với người mình ghét được. Có phải bạn sẽ phản ứng theo kiểu: "Không hiểu sao hay bực mình với người đó thế."

    Tóm lại, trong mối quan hệ giữa người với người, có một quy luật về sự phản ứng. Cảm xúc tích cực sẽ được đáp lại bằng cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực sẽ được đáp lại bằng cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc đối chọi nhau càng mạnh, sự phản ứng lại càng mạnh mẽ.

    Ví dụ, dù cả hai có mối quan hệ thân tình trong một thời gian dài, những chỉ cần một người tỏ thái độ coi thường đối phương vì một lý do nào đó, người còn lại cũng sẽ phản ứng với thái độ tương tự và có lẽ mối quan hệ đó cũng sẽ không còn được như trước nữa.

    Có lẽ tôi không cần giải thích lại nữa, hầu hết mọi người đều biết và hiểu quy luật trên. Chắc bạn cũng từng cảm thấy khó chịu với những người có thái độ bực bội với mình rồi. Thái độ không thể ưa nổi là do cả hai phía.

    Tuy nhiên, có những người mặc dù đã nhận thức được điều đó nhưng vẫn đem cảm xúc tiêu cực đến mọi người xung quanh. Có thể nói rất nhiều người trong số họ là minh chứng của việc giữ những cảm xúc tiêu cực hằng ngày và không kiểm soát được cảm xúc.

    Nhưng chưa chắc những người bạn "không ưa nổi" đã là người xấu.
     
  3. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.9:

    Tại sao lúc nào mình cũng chọn phải phần thiệt?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những người hay khó chịu dễ bị giao làm những công việc nặng nhọc

    Những người vui vẻ dù bị giao làm phần thiệt hơn cũng không thể hiện khuôn mặt nhăn nhó

    Những người vui vẻ sẽ được trao những cơ hội lớn

    Khi có cảm xúc tiêu cực với đối phương, bạn cũng sẽ nhận lại cảm xúc tiêu cực từ đối phương

    Ví dụ, bạn A ghen ghét với bạn B "Không hiểu sao mình lại thấy bực bội với người đó thế chứ?" thì lập tức bạn B sẽ phản ứng lại "Trời, bực mình với người đó quá đi!"

    Quy luật về sự phản ứng: "Tại sao xung quanh mình toàn những người không thể ưa nổi thế nhỉ?", bạn ghen ghét, bực dọc với người này thì người đó lại ghen ghét, bực dọc lại với bạn, tương tự với những người khác theo một vòng tuần hoàn.

    1. Những người càng hay khó chịu càng nhận về phần thiệt

    Trong cuộc sống, có lúc chúng ta gặp những tình huống may mắn và nghĩ rằng: "Số mình may quá", nhưng cũng có lúc hoàn cảnh ngược lại khiến bạn nghĩ rằng "Đen đủi thật."

    Tuy nhiên, có những người sống trong sự khó chịu, họ thường suy nghĩ rằng cuộc sống của họ gặp nhiều điều xui xẻo hơn người khác.

    Trên thực tế, những người hay khó chịu có xác suất cao bị giao những công việc chịu nhiều thiệt thòi. Ví dụ, họ sẽ bị sếp giao làm phần việc của toàn bộ mọi người để kịp cho cuộc họp ngày hôm sau, hoặc sẽ bị sai đi chuẩn bị phòng họp. Họ bị phân công làm toàn những việc mà dù có cố gắng đến mấy cũng không được đánh giá cao.

    Nếu suy nghĩ một cách thấu đáo, liệu có phải họ bị giao cho những phần việc nặng nhọc hơn vì họ đáng bị như thế?

    Với những người hay khó chịu, khi bị giao những công việc như thế, khuôn mặt họ sẽ nhăn nhó, và nói ra những điều bất mãn. Chính vì làm việc trong tâm trạng khó chịu, nên họ không thể làm tốt công việc được giao và mắc lỗi. Thế nên, họ chỉ mãi được giao những công việc tạp vụ như vậy.

    2. Những người vui vẻ ít khi phải chịu thiệt thòi

    Ngược lại, dù có bị giao làm những công việc nặng nhọc, những người vui vẻ cũng không thể hiện khuôn mặt nhăn nhó. Họ vui vẻ làm những công việc vặt đó nên hoàn thành nhiệm vụ sớm.

    Những người xung quanh khi thấy vậy sẽ nghĩ rằng: "Nếu giao việc cho người này thì họ chắn chắn sẽ làm tốt." Vì vậy, những lần sau họ sẽ được giao những công việc ở mức độ cao hơn. Cứ thế, họ hoàn thành tốt công việc, đáp ứng được kỳ vọng của mọi người và đương nhiên sẽ được giao những công việc lớn hơn sau đó. Đồng thời, lần sau khi họ làm những công việc vặt, những người xung quanh cũng đề nghị giúp đỡ họ: "Để tôi giúp anh cho công việc xong sớm nhé!". Vì thế, việc họ bị giao những công việc nặng nhọc cũng giảm đi đáng kể.

    Kết quả là cách phân công công việc sẽ được định hình. Những phần việc vất vả hơn sẽ được giao cho những người hay khó chịu, luôn miệng than vãn. Thế nên, nếu không muốn bị thiệt thòi, bạn chỉ còn cách rũ bỏ tâm trạng khó chịu.

    Những người hay khó chịu thường bị giao cho những công việc nặng nhọc.
     
  4. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 1.10:

    Vì không cởi mở nên bạn dễ khó chịu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Suy nghĩ một chiều khiến con người trở nên khó chịu

    Câu trả lời cho sự việc chắc chắn không chỉ có một

    Việc thừa nhận có nhiều cách suy nghĩ, giá trị quan là rất quan trọng

    Những người hay khó chịu sẽ nhận về phần thiệt: Người vui vẻ sẽ làm việc với tâm thế tích cực; còn người khó chịu thì luôn miệng than vãn.

    1. Vì quy kết một chiều nên cảm thấy căng thẳng

    Những suy nghĩ mang tính một chiều khiến con người trở nên khó chịu, rơi vào nỗi bất an.

    Chảng hạn, tôi nghĩ rằng: "Lượng cholesterol có cao một chút cũng không sao." Tuy nhiên, trong giới bác sĩ sẽ có người cho rằng: "Lượng cholesterol cao đồng nghĩa với việc không khỏe mạnh". Thực tế, tôi đã trở thành mục tiêu phê phán của rất nhiều những độc giả có tên tuổi. Tôi đã phải chịu những lời chỉ trích nặng nề như: "Lượng cholesterol cao không tốt cho sức khỏ là điều không có gì phải bàn cãi". "Ngay cả trên thí nghiệm với động vật cũng đã chứng minh điều đó". "Các cuộc điều tra của Châu Âu cũng đã chứng minh như vậy".

    Theo tôi, nếu khẳng định một cách chắc nịch như thế, các vị hãy chứng minh bằng việc điều tra dịch tễ học. Vì đời sống ẩm thực hay tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim giữa Châu Âu và Nhật Bản có sự khác nhau, cho nên cần tiến hành một cuộc điều tra quy củ tại Nhật Bản.

    Tôi cho rằng nếu được thực hiện, cuộc điều tra đó có thể cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích.

    2. Hãy đi tìm câu trả lời trong tâm thế linh hoạt

    Với những người luôn cho rằng mình đúng, họ sẽ mang cảm giác thù địch với những người có ý kiến trái chiều. Kết quả là họ sẽ luôn sống trong cảm giác tức giận với những người xung quanh.

    "Tôi mới là người đúng". "Không thể có chuyện tôi sai được". Cứ như vậy, cuộc tranh cãi sẽ không có hồi kết, và cũng chẳng có giải pháp nào cả.

    Càng bị trói buộc bởi sự phân định rạch ròi, bạn lại càng không thể thoát khỏi tâm trạng khó chịu, căng thẳng.

    "Nếu thay đổi góc nhìn, bạn sẽ thấy có rất nhiều đáp án đúng cho một câu hỏi. Không có cái nào là đúng tuyệt đối. Bạn chỉ cần khảo sát, điều tra để tìm ra câu trả lời gần đúng nhất là được".

    Như vậy, chẳng phải là bạn cần có tâm thế linh hoạt và kiến thức để tìm ra giải pháp hay sao?

    Con người có nhiều quan điểm là điều đương nhiên. Bạn không nên ép buộc người khác phải nghe theo điều mà bạn cho là đúng.

    Với mỗi một vấn đề, có rất nhiều đáp án đúng khác nhau.
     
  5. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Bài luyện tập:

    Suy nghĩ một chiều khiến con người cảm thấy khó chịu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Người quy kết mọi chuyện: Ép buộc, chỉ trích.. Người luôn cho rằng ý kiến của bản thân là đúng, dễ xung đột với những người xung quanh.

    - Người có thể suy nghĩ linh hoạt: Có nhiều cách suy nghĩ, câu trả lời, vậy nên hãy lắng nghe ý kiến của người khác.

    Câu hỏi 1: Kiểm soát cảm xúc là gì?

    A. Cố gắng để không bộc lộ cảm xúc

    B. Cố gắng không để phát sinh những hành động không đúng mực do cảm xúc

    Câu 2: Khi nào con người trở nên khó chịu?

    A. Khi tình yêu bản thân không được thỏa mãn

    B. Khi không thể yêu người khác được nữa

    Câu 3: Tại sao những người cố gắng làm vừa lòng người khác thường khó chịu?

    A. Vì sợ bị cho ra khỏi nhóm nên cố gắng quá mức

    B. Vì luôn đi cùng với một người cố định nên khó có bạn mới

    Câu 4: Làm thế nào để không giữ trong lòng những sự việc đã xảy ra trong quá khứ?

    A. Nhớ lại và tự kiểm điểm, xem xét lại bản thân lúc đó

    B. Trước tiên là nhận thức rằng không thể thay đổi được quá khứ

    Câu 5: Cách xử lý khi cảm thấy lo lắng về tương lai?

    A. Đối với những việc suy nghĩ cũng không giải quyết được thì cố gắng không suy nghĩ sâu nữa

    B. Suy nghĩ thật thấu đáo về sự lo lắng

    Câu 6: Tâm thế để không trở nên khó chịu là?

    A. Suy nghĩ rằng không chỉ có một câu trả lời cho mọi việc

    B. Suy nghĩ rằng có câu trả lời tuyệt đối chính xác.

    Đáp án:

    - Câu 1: B

    - Câu 2: A

    - Câu 3: A

    - Câu 4: B

    - Câu 5: A

    - Câu 6: A
     
  6. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2:

    Tám cách suy nghĩ để không trở nên cảm tính

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Việc bạn có thể trở nên cảm tính hay không phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Suy nghĩ có thể thay đổi được ngay từ bây giờ. Hãy nhìn nhận lại cuộc sống thường ngày của bạn.

    - Điểm số 1:

    Tìm lĩnh vực mà bản thân dễ cảm thấy quá khích: Bất kỳ ai cũng có lĩnh vực mà bản thân dễ trở nên khó chịu. Hãy tự nhận thức được điều đó.

    - Điểm số 2:

    Suy nghĩ rằng nếu đạt được 80% là được: Nếu chú tâm đến việc phải đạt được 100%, bạn sẽ trở nên mệt mỏi. Nếu xác định đạt mức 80% là được, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.

    - Điểm số 3:

    Khi bạn thấy không vừa ý, hãy nói "không" : Khi bạn thấy không vừa ý, hãy nói "không" và thể hiện cảm xúc chân thật của bản thân.

    - Điểm số 4:

    Chuẩn bị ba phần thưởng một tuần: Khi chuẩn bị ba phần thường để tự thưởng cho bản thân, bạn sẽ có tâm trạng hân hoan, vui sướng. Phần thưởng là những thứ nho nhỏ cũng được.

    - Điểm số 5:

    Nghĩ rằng "bản thân mình cứ như thế này là ổn rồi" : Nếu yêu bản thân, bạn sẽ có cảm giác yên tâm và nảy sinh những cảm xúc tiêu cực.

    - Điểm số 6:

    Tự khích lệ bản thân: Dù kết quả có ra sao, trước tiên hãy tự khích lệ bản thân. Từ đó, tinh thần của bạn sẽ trở nên tích cực hơn.

    - Điểm số 7:

    Tin tưởng vào sự trưởng thành của bản thân: Dù ở độ tuổi nào thì bạn vẫn sẽ có thể trưởng thành. Giữ niềm tin với việc bản thân có thể trưởng thành.

    - Điểm số 8:

    Tạo những cây trụ có thể hỗ trợ cho bản thân: Nếu tạo ra nhiều cây trụ, dù một bị đổ, bạn vẫn có thể đảm bảo được sự thoải mái trong tâm hồn.
     
  7. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2.1:

    Đầu tiên là nhận ra sự khác biệt trong tính cách của bản thân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những người khó chịu hay sốt ruột trước hành động của người khác

    Ai cũng có lĩnh vực mà bản thân dễ phản ứng quá khích

    Nếu thừa nhận được sự khác biệt trong tính cách, bạn có thể xử lý mọi việc một cách bình tĩnh.

    Tại sao bạn lại cảm thấy sốt ruột với hành động của người khác?

    Có những người luôn để ý và cảm thấy sốt ruột với hành động của người khác. Giả dụ, với những người luôn có ý thức đúng giờ, thường đến trước giờ hẹn khoảng 5 phút, họ rất nhạy cảm với những người đến muộn, cho dù chỉ là 1 phút.

    Họ sẽ nghĩ rằng: "Tại sao người đó lại đến trễ như vậy?" và họ sẽ cảm thấy tức giận, muốn nói ra ý kiến của mình.

    Tương tự, với những người yêu thích sự sạch sẽ, họ sẽ rất nhạy cảm với những người bừa bộn. Họ sẽ nghĩ rằng: "Mỗi ngày dọn một ít là được mà. Không hiểu sao anh ta lại có thể sống trong một căn phòng bừa bộn đến như thế này được", và rồi họ cảm thấy khó chịu.

    Thế những, phần lớn mọi người không cau mày khó chịu nếu có người đến muộn một chút hoặc căn phòng bừa bộn. Chỉ có những người để ý chuyện đó mới tức giận. Những người đến muộn giờ hoặc để phòng bừa bộn không cố tình hành động như vậy để khiêu khích người khác.

    Tóm lại, việc trở nên khó chịu không phải là do những hành động cẩu thả của người khác, mà là do tính khắt khe của thời gian, ưa sạch sẽ một cách cực đoan của bản thân.

    Chính vì sự khác biệt về tính cách đó nên chúng ta sẽ để ý từng hành động của đối phương.

    Những người hay khó chịu sẽ không nhận ra sự thật là tính cách của họ khác biệt so với mọi người.

    Tuy nhiên, chừng nào còn có suy nghĩ rằng tính cách của bản thân là bình thường, tính cách của người khác là bất thường, bạn sẽ mãi không thể thoát khỏi tâm trạng khó chịu. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là thừa nhận sự khác biệt trong tính cách của bản thân.

    Ai cũng có một hoặc hai lĩnh vực mà bản thân dễ phản ứng quá khích hơn bình thường khi đụng chạm tới. Nếu thừa nhận được rằng: "Mình là người khắt khe về thời gian hơn mọi người", bạn sẽ không trở nên khó chịu và có thể bình tĩnh tiếp nhận hành động của người khác.

    Hỏi đồng nghiệp, gia đình, bạn bè xem lúc nào bạn dễ trở nên khó chịu cũng là một cách. Nếu nhận ra được sự khác biệt trong tính cách của bản thân và người khác, bạn sẽ không bị đối phương chi phối nữa.

    Bởi vậy, ai cũng có lĩnh vực mà bản thân mình dễ trở nên phản ứng quá khích.
     
  8. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2.2:

    Đặt thử thách ở mức vừa phải

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Không có chuyện mọi việc đều diễn ra thuận lợi một cách hoàn hảo

    Khi quá chú tâm đến sự hoàn hảo, bạn dễ trở nên khó chịu

    Nhận thức rằng đạt được mức 80% là đủ rồi

    Nếu nhận ra sự khác biệt trong tính cách mỗi người, bạn sẽ không bị hành động của người khác chi phối.

    1. Chủ nghĩa hoàn hảo là khởi nguồn của sự khó chịu

    Trong công việc, sở thích, hay các mối quan hệ, không có chuyện mọi thứ đều diễn ra thuận lợi một cách hoàn hảo.

    Chẳng hạn, một người có khiếu kinh doanh rất giỏi trong việc giới thiệu các sản phẩm cho khách hàng và kiếm hợp đồng, nhưng có thể lại không giỏi trong việc hành chính như viết báo cáo.

    Những lúc như vậy, nếu có những suy nghĩ rằng: "Tại sao mình lại không thể làm một cách hoàn hảo được cơ chứ?", họ ắt hẳn sẽ đến lúc suy sụp về tinh thần.

    Trong số đó, cũng có những người tin rằng bản thân có thể làm mọi việc rồi cố gắng đến cùng. Rốt cuộc, họ mệt mỏi rã rời, tích tụ căng thẳng, và có thể khiến cơ thể bị suy nhược.

    Dù làm việc gì, những người theo chủ nghĩa hoàn hảo đều đặt ra mục tiêu đạt được 100% kết quả. Họ không chấp nhận được sự thỏa hiệp hay nhượng bộ. Và nếu như mức độ hoàn thành ở mức 80%, họ sẽ cảm thấy không thể nào chấp nhận được và trở nên khó chịu. Họ sẽ chú ý đến 20% chưa làm được và cảm thấy bị thất bại.

    Cứ mỗi lần nỗ lực làm gì, họ lại suy sụp, nên đương nhiên sẽ cảm thấy khó chịu. Thế nên, có thể nói rằng một yếu tố khiến con người trở nên khó chịu chính là chủ nghĩa hoàn hảo.

    2. Nhận thức rằng làm được 80% là đủ rồi

    Để thoát khỏi tình trạng khó chịu do chủ nghĩa hoàn hảo, trước tiên, bạn phải từ bỏ việc hướng đến chủ nghĩa hoàn hảo. Hay nghĩ rằng không cần đạt 100%, chỉ cần đạt được 80% là đủ rồi.

    Chẳng hạn, có rất nhiều người nghĩ rằng nên thân thiết với tất cả mọi người. Tuy nhiên, khách quan mà nói, không thể có chuyện thân thiết được hết với toàn bộ tất cả mọi người.

    Sẽ có những người mà dù thế nào mình cũng không thể hợp được. Chính vì vậy, hãy nghĩ rằng: "Thôi, mình quan hệ tốt với 80% mọi người là được rồi!"

    Trong mối quan hệ vợ chồng hay bạn bè cũng vậy, nếu bạn đòi hỏi sự hoàn hảo, mối quan hệ rõ ràng không thể duy trì được. Chính nhờ việc chấp nhận bản thân có đôi lúc thiếu sót mà mối quan hệ mới lâu bền.

    Dựa trên kinh nghiệm, chúng ta có thể nhận định khi hoàn thành những mức nào là mình đạt được đến 80%. Với những người có suy nghĩ: "Mình đã hoàn thành 80% rồi nên nếu 20% còn lại mình làm tốt thì đó là điều may mắn", họ sẽ không bực dọc mà sẽ tận hưởng cuộc sống.

    Bởi vậy, hãy đặt tiêu chí hoàn thành là 80%
     
  9. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2.3:

    Có dũng khí để nói "Không"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Rất nhiều người chịu đựng sự ràng buộc

    Chính vì không thể nói "Không" nên mới trở nên khó chịu

    Có dũng khí để nói "Không" là rất quan trọng

    Bằng việc vứt bỏ chủ nghĩa hoàn hảo, bạn có thể thoát khỏi sự khó chịu

    1. Sự ràng buộc trong các mối quan hệ sẽ gây khó chịu

    Trong một xã hội cộng đồng, phần lớn con người đều có sự ràng buộc trong các mối quan hệ với mọi người dù ít hay nhiều.

    Chẳng hạn, anh A là một người không thích ăn đồ ngọt, và được anh B (một người được anh A giúp đỡ nhiều) tặng quà là bánh ngọt Daifuku. Trong lòng anh A muốn từ chối ăn chiếc bánh Daifuku đó, nhưng rồi anh A vẫn miễn cưỡng bỏ một miếng vào miệng và khen ngon. Nghe thế, trong đầu anh B sẽ hình thành suy nghĩ là anh A thích đồ ngọt. Kể từ đó, cứ có dịp gì là anh B lại mang quà là đồ ngọt đến. Anh A thầm nghĩ: "Đến nước này thì mình đành phải nói ra là mình không thích đồ ngọt vậy."

    Tôi chắc rằng bạn cũng có những trải nghiệm tương tự. Bạn không thể từ bỏ được thói quen tặng quà hay gửi thiếp chúc mừng năm mới cho những người đã giúp đỡ bạn. Bạn cũng không thể từ chối lời mời đi nhậu của cấp trên.

    Trong cuộc sống này, có rất nhiều người sống với tâm trạng khó chịu đó hàng ngày bởi những sự ràng buộc kiểu như vậy.

    2. Hãy có dũng khí nói "Không"

    Thi thoảng, bạn nên có dũng khí để nói "Không".

    Với những món ăn không vừa miệng, bạn có thể nói: "Xin lỗi, tôi không ăn được." Hoặc với những cuộc nhậu không thể tham gia, bạn có thể trả lời rằng: "Tôi có việc bận rồi nên không thể đi đâu được." Những người luôn kìm nén cảm xúc của bản thân có lẽ sẽ lưỡng lự khi nói: "Không". Tuy nhiên, nói "Không" chính là một nghệ thuật trong giao tiếp. Dù đối phương có là ai đi nữa, nhưng nếu có điều bạn cảm thấy không thỏa đáng hoặc không thể chịu đựng nổi, việc bộc lộ cảm xúc một cách thẳng thắn là điều nên làm.

    Nếu truyền tải hết được những điều muốn nói cho nhau nghe, trừ phi đối phương lại còn là một người kỳ quặc, thì việc đó sẽ không hề để lại ảnh hưởng gì xấu cho mối quan hệ của bạn.

    Dẫu vậy, bạn cũng nên lưu ý không để cảm xúc bực dọc lấn át, dẫn đến bộc phát những lời lẽ xúc phạm đối phương. Hành động biểu thị cảm xúc một cách thẳng thắn và hành động làm tổn thương đối phương là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

    Có dũng khí để thi thoảng nói "Không" là điều vô cùng quan trọng.
     
  10. Thủy Olad Cô gái tháng năm

    Bài viết:
    58
    [​IMG]

    Chương 2.3:

    Có dũng khí để nói "Không"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Rất nhiều người chịu đựng sự ràng buộc

    Chính vì không thể nói "Không" nên mới trở nên khó chịu

    Có dũng khí để nói "Không" là rất quan trọng

    Bằng việc vứt bỏ chủ nghĩa hoàn hảo, bạn có thể thoát khỏi sự khó chịu

    1. Sự ràng buộc trong các mối quan hệ sẽ gây khó chịu

    Trong một xã hội cộng đồng, phần lớn con người đều có sự ràng buộc trong các mối quan hệ với mọi người dù ít hay nhiều.

    Chẳng hạn, anh A là một người không thích ăn đồ ngọt, và được anh B (một người được anh A giúp đỡ nhiều) tặng quà là bánh ngọt Daifuku. Trong lòng anh A muốn từ chối ăn chiếc bánh Daifuku đó, nhưng rồi anh A vẫn miễn cưỡng bỏ một miếng vào miệng và khen ngon. Nghe thế, trong đầu anh B sẽ hình thành suy nghĩ là anh A thích đồ ngọt. Kể từ đó, cứ có dịp gì là anh B lại mang quà là đồ ngọt đến. Anh A thầm nghĩ: "Đến nước này thì mình đành phải nói ra là mình không thích đồ ngọt vậy."

    Tôi chắc rằng bạn cũng có những trải nghiệm tương tự. Bạn không thể từ bỏ được thói quen tặng quà hay gửi thiếp chúc mừng năm mới cho những người đã giúp đỡ bạn. Bạn cũng không thể từ chối lời mời đi nhậu của cấp trên.

    Trong cuộc sống này, có rất nhiều người sống với tâm trạng khó chịu đó hàng ngày bởi những sự ràng buộc kiểu như vậy.

    2. Hãy có dũng khí nói "Không"

    Thi thoảng, bạn nên có dũng khí để nói "Không".

    Với những món ăn không vừa miệng, bạn có thể nói: "Xin lỗi, tôi không ăn được." Hoặc với những cuộc nhậu không thể tham gia, bạn có thể trả lời rằng: "Tôi có việc bận rồi nên không thể đi đâu được." Những người luôn kìm nén cảm xúc của bản thân có lẽ sẽ lưỡng lự khi nói: "Không". Tuy nhiên, nói "Không" chính là một nghệ thuật trong giao tiếp. Dù đối phương có là ai đi nữa, nhưng nếu có điều bạn cảm thấy không thỏa đáng hoặc không thể chịu đựng nổi, việc bộc lộ cảm xúc một cách thẳng thắn là điều nên làm.

    Nếu truyền tải hết được những điều muốn nói cho nhau nghe, trừ phi đối phương lại còn là một người kỳ quặc, thì việc đó sẽ không hề để lại ảnh hưởng gì xấu cho mối quan hệ của bạn.

    Dẫu vậy, bạn cũng nên lưu ý không để cảm xúc bực dọc lấn át, dẫn đến bộc phát những lời lẽ xúc phạm đối phương. Hành động biểu thị cảm xúc một cách thẳng thắn và hành động làm tổn thương đối phương là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

    Có dũng khí để thi thoảng nói "Không" là điều vô cùng quan trọng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...