DU LỊCH Ở TP HCM Lời nói đầu: Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị trẻ bởi lịch sử hình thành và phát triển chỉ mới hơn 300 năm. Được biết đến nhiều với cái tên "Sài Gòn", thành phố sôi động này được ví như "Hòn ngọc của Viễn Đông" bởi những công trình kiến trúc di sản đầy quyến rũ, không khí năng động, náo nhiệt, con người thân thiện. Đây là những đặc điểm giúp thành phố Hồ Chí Minh trở thành 1 địa điểm thu hút khăn du lịch trong và ngoài nước. Sự đa dạng màu sắc, mùi hương và âm thanh là những nét đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh, những điểm này giúp thành phố Hồ Chí Minh luôn được xếp cao trong những điểm du lịch được yêu thích nhất Châu Á. Du lịch là nét đặc trưng nổi bật với nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lĩnh vực giúp thành phố thu về 1 nguồn vốn lớn từ du khách trong và ngoài nước. Theo báo cáo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, du lịch vẫn là điểm sáng. Tổng doanh thu du lịch và dịch vụ trong tháng 8 năm 2022 đạt 14, 121 tỷ đồng, tính chung 8 tháng, tổng doanh thu đật 74, 500 tỷ đồng, tăng đến 90, 6% so với cùng kì. Ta thấy trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội, du lịch là lĩnh vực vô cùng quan trọng với nguồn lực thu về lớn. Với môi trường du lịch cũng có những tác động tích cực nhất định như bảo tồn thiên nhiên, khẳng định giá trị của việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng. Tăng cường chất lượng môi trường qua viên cung cấp sáng kiến qua việc làm sạch môi trường, các chương trình quy hoạch cảnh quan.. Cải thiện cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá, hệ thống cấp, thoát nước, xử lí chất thải, thông tin liên lạc.. Khi nói đến tác động của du lịch của thành phố Hồ Chí Minh, ta lại không thể không nói đến các tác dụng về xã hội. Phát triển du lịch giúp việc làm người dân địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thêm nhiều cơ hội hơn, xuất hiện việc làm mới, tăng thu nhập các nhân, du lịch cũng là công cụ giúp thành phố Hồ Chí Minh xóa nhòa đi khoảng cách giữa các nền văn hóa, dân tộc hay tôn giáo. Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng rất lớn về du lịch, lịch sử hình thành còn trẻ, có tiềm năng phát triển vượt bậc. 1 - Lịch sử ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh. - Trước 1993: Là 1 ngành thuộc sở thương mại trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. - 1993 - 2008: 1993, sở du lịch thành lập theo quyết định số 1282/QĐ-UB-NC 25 tháng 8 năm 1993 của ủy ban nhân dân thành phố, trên cơ sở tách chức năng và nhiệm vụ quản lí nhà nước về du lịch và dịch vụ từ sở thương mại, tồn tại là sở riêng được 15 năm. - 2008 - 2014: Sáp nhập vào sở văn hóa, thể thao và du lịch, trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố. - 2014 đến nay: Sở du lịch trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố. 2 - Tiềm năng phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh. A. Cơ sở vật chất kỹ thuật - Tính đến nay ngày 30 tháng 6 năm 2017, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 2, 168 cơ sở lưu trú du lịch với 50, 261 buồng. Trong đó có 1, 941 cơ sở lưu trú với 48, 729 buồng được phân loại, xếp hạng từ 1 đến 5 sao và 185 nhà nghỉ du lịch với 1, 166 buồng. - Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang không ngừng phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật du lịch nhằm tạo cho các du khách trong và ngoài nước có được những trải nghiệm tốt nhất. B. Nguồn cung cấp nước sạch. - Thành phố có hệ thống nước sông Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông và các hệ thống kênh rạch như Thị Nghè, Tân Hóa, Lò Gấm, Chợ Đêm, Kênh Đôi.. Cùng tổng chiều dài gần 800 km. Nguồn nước của thành phố là Thủ Đức Và Củ Chi cung cấp từ nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. C. Nguồn cung cấp năng lượng. - Nguồn điện của thành phố Hồ Chí Minh được cung cấp từ nhà máy điện Thủ Đức, Chợ Quán, đường dây siêu cao áp 500kv từ bắc vào nam.. Với lưới điện thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay, nhiều công trình chống quá tải tại các trạm biến áp trung gian Hỏa Xá, Xa Lộ, Sài Gòn, Thủ Đức Bắc và Hooc Môn. D. Giao thông vận tải. - Đường bộ: Không chỉ là trung tâm kinh tế thương mại của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh còn là đầu nối giao thông quan trọng, nối đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung, miển Bắc bằng quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây, Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, quốc lộ 52 đi tỉnh Đông Nai, quốc lộ 51 đi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.. - Đường sắt phát triển, nối liền nam bắc, trải dài khắp cả nước. E. Du lịch nhân văn - Di tích lịch sử văn hóa: Địa đạo Củ Chi - Đền Bến Dược, Hội trường Thống Nhất, Tòa nhà UBND thành phố Hồ chí Minh, Khu lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh. - Di tích khảo cổ: Lò gốm Hưng Lợi, Di tích mọi chum Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt ở Cần Giờ. - Hệ thống bảo tàng: Với hệ thống 13 bảo tàng công lập, thành lhố Hồ Chí Minh là nới có số bảo tàng nhiều nhất so với cả nước. Ngoài các bảo tàng này, thành phố còn có nhiều bảo tàng tự nhiên 3 - Tình hình hiện nay. - Du lịch thành phố Hồ Chí minh ngày càng được bình chọn là địa chỉ yêu thích của nhiều người, càng được biết đến nhiều hơn. - Minh chứng là nếu lấy mốc lần đầu phát động "Năm du lịch Việt Nam 1990" với 250000 lượt khách quốc tế thì đến nay đã 10 triệu lượt khách đến Việt Nam vào năm 2016. Khách nội địa tăng mạnh liên tục từ 1 triệu lên 35 triệu lượt. Việc này thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động ngành du lịch trên mọn lĩnh vực. - Bên canh đó, hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO liên tiếp công nhận, gia tăng số lượng. - Sự phát triển không ngừng của ngành du lịch góp phần vào GPD Việt Nam, bao gồm trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công. Tổng kết: Thành phố Hồ Chí Minh là niềm tự hào của Việt Nam ta trên nhiều lĩnh vực, du lịch thành phố đã góp phần vào sự phắt triển của Việt Nam, "Hòn Ngọc Viễn Đông" không phải là cái tên mà còn là sự thành công trong suốt nhiều năm của du lịch Việt Nam, luôn hướng tới sự thành công thật sự, phát triển và thu hút mọi người, không tiến tới vì Việt Nam.