Đóng vai ông hai kể lại truyện ngắn làng - Có yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Như Thạch, 31 Tháng mười hai 2021.

  1. Như Thạch

    Bài viết:
    4
    BÀI LÀM:

    Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng được sinh ra và lớn lên tại một quê hương tươi đẹp, cùng nhau trải qua những kỉ niệm sâu sắc và hơn hết là hình thành nên một tình yêu sâu nặng nhất đối với quê hương mình. Và tôi cũng vậy, mọi người thường gọi tôi là ông Hai và niềm tự hào lớn nhất của tôi chính là làng Chợ Dầu – đây là quê hương yêu dấu của tôi. Nơi đây đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi không biết bao những kí ức, những câu chuyện hết sức ý nghĩa mà tôi không bao giờ quên. Đặc biệt tôi cứ nhớ mãi những tháng ngày phải đi tản cư xa quê.

    Ngày ấy, vì yêu cầu của cuộc kháng chiến, tôi miễn cưỡng cùng gia đình đi tản cư. Ở đây, tôi rất thích nói về làng Chợ Dầu của mình. Làng tôi có phòng thông tin, con đường lát đá, nhà ngói san sát. Tôi không có tính hay khoe nhưng vì nhớ làng nên tôi bộc bạch ra cho thỏa cái miệng để vơi đi nỗi nhớ trong lòng. Tôi càng khoe càng thấy tự hào về làng Chợ Dầu. Có những lúc ngồi buồn buồn tôi nghĩ ngợi vu vơ, nhớ làng, nhớ những ngày cùng anh em đầu chí ở làng đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.. rồi cười nói vui vẻ. Chao ôi! Tôi thấy dạo ấy mình thật trẻ trung và yêu đời làm sao! Giờ nghĩ lại lòng cứ thấy nao nao, ước gì được trở lại làng, được lao động cùng anh em thì hạnh phúc biết bao.

    Mặc dù ở nơi tản cư nhưng tôi vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến về làng. Hàng ngày, tôi ra phòng thông tin để nghe ngóng, cập nhật thông báo về làng. Tôi thì cũng từng tham gia bình dân học vụ nhưng vì thời gian ngắn nên học cũng không được bao nhiêu mà báo lại là chữ in nên tôi khó nhận ra mặt chữ thành ra đọc không được. Đặc biệt tôi ghét vô cùng những anh ỷ mình biết đọc nên đọc bằng mắt đọc thầm không cho tôi nghe. Nhưng hôm ấy may sao gặp được anh dân quân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt từng tiếng một làm tôi nghe không sót câu nào. Tôi vô cùng vui mừng khi nghe được bao nhiêu là tin hay tin tốt của làng, ruột gan tôi cứ như múa cả lên hòa trong niềm vui sướng khiến tôi không thể nào tả được. Rồi tôi trở ra phòng không khỏi mừng rỡ và ghé quán nước gần đó uống nước, gặp được mấy người tản cư ở dưới xuôi lên tôi vui vẻ bắt chuyện hỏi thăm. Một hồi sau tôi bỗng sựng lại và niềm vui kia dường như tan biết khi biết tin cái làng mà tôi yêu quý, tự hào nay theo Việt Gian, thoe giặc.

    Song, tôi bàng hoàng sững sờ: Cổ họng nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, tim tôi như bị xé nát thành từng mảnh không thể nào hàn gắn lại được. Tôi hít thở thật sâu và cố lấy lại bình tĩnh hỏi lại:

    - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại..

    Nghe tôi hỏi lại mụ đàn bà đang cho con bú vội xen vào với vẻ rất hiểu chuyện và nói:

    - Sao lại không thật. Thằng Chánh Bệu là người làng Chợ Dầu bỏ làng, bỏ ruộng, bỏ nhà bỏ cửa lên xe theo giặc mà.

    Để mọi người không nhận ra sự thay đổi trên sắc mặt của tôi, tôi vội vã trả tiền nước và đứng dậy ra về. Trên đường đi, tôi không dám ngẩng mặt lên vì thấy xấu hổ nhục nhã ê chề; tôi cúi gầm mặt xuống mà đi một mạch về nhà. Đến nhà, tôi nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân, nước mắt cứ giàn ra, một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn tôi, buồn cho mình cũng buồn cho lũ con vô tội. Tôi tự nhủ: ' Chúng nó cũng là con Việt Gian đấy ư?'; ' Làng Chợ Dầu của tôi tinh thần lắm cơ mà, anh dũng lắm cơ mà tại sao có thể như thế được, tại sao'. Thế rồi tôi suy nghĩ kiểm điểm từng người trong óc.

    Đêm đó. Tôi đang bực bội trong lòng, tâm trạng mệt mỏi, rã rời, chán nản không ngủ được đã dị mụ vợ tôi cứ ngồi lẩm bẩm tính tiền nào là tiền hàng tiền bành tiền kẹo làm tôi cảm thấy càng bực dọc hơn. Mụ cố gợi chuyện nhưng tôi đều để ngoài tai tất cả, mụ nói gì kể mụ, tôi nằm đó thở dài và nghĩ thầm vì sao tôi lại phải gặp cảnh này cơ chứ? Rồi mấy ngày sau, tôi chỉ quanh quẩn trong nhà nghe ngóng tin tức. Xa xa một đám người tụm lại cười nói tôi cũng chột dạ. Hễ mọi người nhắc đến ' tiếng Tây ' ; ' Việt Gian ' ; ' cam nhông ' là tôi lủi ra một góc nín thít. Dường như cuộc sống này thật nhàm chán, bế tắc, đau khổ.

    Đã thế mụ chủ nhà còn đòi đuổi đi, thật là cùng đường. Tôi biết đi đâu bây giờ. Tìm ở đâu ra chỗ chứa làng Chợ Dầu như chúng tôi cơ chứ. Không lẽ về lại làng làm tay sai cho giặc. Không! Không thể như vậy được. Càng lúc càng tuyệt vọng, không còn thấy cuộc sống này còn ý nghĩa nữa. Rồi tôi quay qua tâm sự với đứa con út, tôi hỏi nó:

    - Húc kia! Con nhà ở đâu?

    Nó trả lời:

    - Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

    Thế con có thích về lại làng Chợ Dầu không?

    Nó nói khe khẽ bên tai tôi rằng ' Có '.

    Tôi hỏi nó câu cuối:

    - Thế con ủng hộ ai?

    Đứa con út của tôi nó liền giơ cả hai tay lên, mạnh dạn và rành rọt:

    - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

    Nghe nói thế, nước mắt tôi cứ giàn ra, ướt đẫm hai má. Quyết định chọn cụ Hồ, chọn kháng chiến ' Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù'.

    Thế rồi một hôm, có một người ở làng Chợ Dầu đi công tác ghé thăm nhà tôi rồi trò chuyện hỏi thăm nhau. Nhờ điều đó nên tôi mới hay tin rằng làng Chợ Dầu không hề theo Tây, không lập ấp lập tề. Làng tôi vẫn là làng Chợ Dầu xinh đẹp trong lòng tôi như hôm nào. Tôi sung sướng, hạnh phúc liền khăn gói, quần áo chỉnh tề sang bác Thứ khoe nhà bị Tây đốt rồi mua quà về cho mấy đứa con. Lòng tôi như tràn ngập niềm vui. Lại thêm một lần nữa tôi lại yêu lại tự hào về làng của mình. Tát cả làm tôi vỡ òa cảm xúc vì làng vẫn luôn kháng chiến chống giặc, luôn chọn cách mạng.

    Câu chuyện về làng Chợ Dầu đáng nhớ nhất của tôi là như vậy đó. Trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau từ chán nản. Thất vọng đến vui sướng, hạnh phúc. Qua đây, tình yêu và niềm tự hào về làng trong lòng tôi vẫn tràn đầy và vẹn nguyên. Và sẵn đây tôi muốn nhắn nhủ đến mội người rằng hãy luôn yêu, luôn tự hào và trân quý nơi chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng.

    ** Như Thạch** (mọi người xem cho mình xin 1 like nha cảm ơn ạ)
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...