Đọc hiểu: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành Đọc đoạn trích dưới đây: "Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!.." Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 3: Thông qua đoạn trích tác giả thể hiện tâm tư, tình cảm như thế nào? Câu 4: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói của cụ Mết: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!" Câu 5: Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra bài học gì? Gợi Ý Đọc Hiểu Câu 1: Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm. Phong cách ngôn ngữ: Sinh hoạt. Câu 2: Nội dung: Cụ Mết kể về cuộc đời đầy bi tráng, đớn đau tột cùng của Tnú khi Tnú không thể nào cứu sống được vợ con mình. Cảnh tượng kinh hoàng, thảm khốc, đau thương xảy ra khi Tnú bị giặt bắt trói lại bằng dây rừng, Tnú trong tay không có vũ khí để chống chọi, giặc tàn ác dùng cây sắc đánh vào ngang bụng con Tnú, vợ Tnú không kịp che chắn con lại. Cuối cùng 2 mẹ con chết. Cụ Mết đứng nhìn bất lực, đau xót khi chứng kiến cảnh tượng đầy thương tâm, bởi trong tay không có thứ gì làm vũ khí để giúp đỡ Tnú. Cụ Mết vào rừng tìm bọn thanh niên giúp đỡ và căn dặn các thế hệ sau: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!" Câu 3: Thông qua đoạn trích tác giả thể hiện tâm tư, tình cảm: Ngậm ngùi, xót thương, biết ơn và trân quý sự hy sinh cao đẹp của những anh hùng Tây Nguyên đã sẵn sàng đứng dậy chiến đấu để bảo vệ hòa bình, độc lập, tự do cho toàn dân tộc Căm giận trước hành động độc ác, vô nhân đạo của giặc Mỹ đối với người dân Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung. Câu 4: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!" là câu nói ý nghĩa, sâu sắc của cụ Mết dành cho các thế hệ chứ không riêng gì đối với dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung. Cụ Mết là vị già làng được mọi người kính trọng, dành nhiều tình cảm thương yêu bởi nhân cách, phẩm chất, con người cao quý. Vào đêm Tnú trở về thăm làng, cụ Mết và dân làng Xô Man đã có dịp ngồi lại quây quần bên nhau để kể về một thời oan liệt, đầy tự hào, hiển hách, kiên cường nhưng cũng đầy mất mát, đau thương của Tnú khi anh bị giặc hủy hoại bàn tay cầm giáo mác một cách vô nhân đạo, chứng kiến cảnh vợ con bị giặc đánh đập dã man đến chết. Cuộc đời Tnú thấm đượm máu và nước mắt. Để đổi lấy sự hòa bình, độc lập, tự do như ngày hôm nay, người dân làng Xô Man đã hy sinh quá nhiều. Câu nói của cụ Mết vang lên đầy hào hùng, trịnh trọng, nghiêm trang: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!" nhắc nhở mọi người phải ghi nhớ, biết ơn các thế hệ trước đã chiến đấu anh dũng và củng cố thêm tinh thần yêu nước, ý chí, nghị lực để trở nên mạnh mẽ, kiên cường cho các thế hệ mai sau. Cụ Mết gọi: "Chúng nó" là bọn giặc, kẻ thù, còn "Mình" chính là dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung. "Súng" là vũ khí hiện đại, còn "giáo" là vũ khí thô sơ. Câu nói của cụ Mết chứa đựng triết lý sâu sắc, tư tưởng lớn lao, đó là trong hoàn cảnh đầy cam go, khốc liệt, bất cứ thứ gì thô sơ đều có thể làm vũ khí chiến đấu. Khi họ lấy vũ khí tấn công thì ta phải đáp trả bằng vũ khí, cụ Mết khẳng định tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của vũ khí trong công cuộc đấu tranh, quy luật có áp bức có đấu tranh. Câu nói của cụ Mết là bài học rút ra từ cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Các thế hệ trước và thế hệ sau hãy lấy câu nói đó làm kim chỉ nam để ứng biến trước tình thế bất lợi, nguy nan. Câu nói của cụ Mết đã tiếp thêm nguồn động lực, sức mạnh ý chí, nghị lực để dân làng Xô Man trở nên kiên cường hơn khi tận dụng những thứ thô sơ làm vũ khí chiến đấu. Câu 5: Bài học rút ra: Đừng từ bỏ hy vọng, niềm tin, bỏ cuộc khi ta có thể thay đổi được mọi thứ. Không bao giờ khuất phục trước kẻ thù luôn là tấm gương sáng để mọi người học hỏi và noi theo. Hãy lấy tình thần yêu nước làm nguồn động lực, sức mạnh để trở nên kiên cường, dũng cảm chiến đấu với quân thù. Khi trong tay không có vũ khí hiện đại thì ta hãy tận dụng những thứ thô sơ làm vũ khí tấn công kẻ địch. Hãy luôn biết ơn, trân quý thành quả, sự cống hiến, hy sinh to lớn của những vị anh hùng dân tộc. Tác giả đề cao, ca ngợi tình yêu thương dành cho gia đình, quê hương, lòng trung thành đối với dân tộc và thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.