Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi dưới đây: Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tài ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà này đến nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù đi hái củi, bung ngô, nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một cái cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng, Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo Dục, 2008, tr. 6) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 4: Nêu 1 biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong đoạn trích trên. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. Câu 2: Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài. Câu 3: Nội dung nói về thân phận khổ sở, cơ cực, chịu kiếp đọa đày khi Mị về nhà làm dâu nhà thống lý Pá Tra, vợ của A Sử. Câu 4: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh khi ví Mị vất vả, lầm lũi như con trâu, con ngựa, câm nín như con rùa. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh: - Tăng sức gợi hình, gợi cảm - Giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc - Thể hiện được cuộc sống đọa đày, thân phận đau khổ, số kiếp hẩm hiu của Mị - Giúp người đọc dễ hình dung và cảm thụ được tác phẩm.