Đọc hiểu: Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 9 Tháng một 2024.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    Đọc văn bản sau:

    Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm

    Những mùa quả mẹ tôi hái được

    Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

    Những mùa quả lặn rồi lại mọc

    Như mặt trời, khi như mặt trăng.

    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

    Còn những bí và bầu thì lớn xuống

    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

    Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

    Và chúng tôi một thứ quả trên đời

    Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

    Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

    Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.​

    Chú thích:

    1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm: Thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.

    [​IMG]

    2. Bài thơ Mẹ và quả. Bài thơ in trong tập Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2012.

    Thực hiện các yêu cầu bên dưới.

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

    - Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm.

    Câu 2: Văn bản trên sáng tác theo thể thơ nào? Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ.

    - Văn bản trên sáng tác theo thể thơ tự do.

    - Nhân vật trữ tình của bài thơ là nhân vật người con.

    Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ?

    - Nhan đề bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

    + Mẹ: Gợi hình dáng thân thương, người thân yêu nhất trong cuộc đời ta.

    + Quả: Vừa là quả thực, những lại hoa trái tay mẹ vun trồng vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho những thành quả mẹ gặt hái được từ sự tần tảo, lam lũ, hi sinh.

    ⇒ Mẹ và những loài hoa trái mẹ vun trồng, những thành quả cuộc đời mẹ. Trong đó có cả con.

    Câu 4: Trong hai dòng thơ "Những mùa quả lặn rồi lại mọc/ Như mặt trời, khi như mặt trăng", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

    - Phép tu từ được sử dụng trong câu thơ đó là so sánh: Mùa quả lặn rồi lại mọc - mặt trời, mặt trăng.

    - Tác dụng của phép so sánh: Mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

    Câu 5: Nghĩa của "trông" ở dòng thơ "Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng" là gì?

    - Ý nghĩa từ "trông" trong dòng thơ "Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng" thể hiện sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ "quả" mà mẹ mong chờ nhất.

    Câu 6: Hình ảnh "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" gợi cho em suy nghĩ gì?

    - Hình ảnh "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" gợi suy nghĩ: Sẽ là một nỗi sợ nếu phải rời xa vòng tay mẹ khi chưa đủ trưởng thành để đối diện với phong ba bão táp ngoài kia; sẽ không còn bến đỗ bình yên chúng ta có thể quay về sau những mệt mỏi.

    Câu 7: Từ "quả" trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tả thực? Từ "quả" trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng?

    - Từ "quả" có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1, 3.

    - Từ "quả" có ý nghĩa tượng trưng trong các câu thơ 9 và 12, chỉ những đứa con lớn lên bằng tình yêu và sự săn sóc ân cần của mẹ.

    Câu 8. Bài thơ đã thể hiện những tình cảm gì của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình?

    Bài thơ "Mẹ và quả" đã đem lại những tình cảm tốt đẹp của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình:

    - Sự xót xa, thương cảm về cuộc đời lam lũ, vất vả của mẹ.

    - Sự trân trọng, yêu thương và biết ơn những hi sinh lặng lẽ của mẹ dành cho con,

    - Sợ mẹ già yếu mà mình chưa trưởng thành để báo hiếu.

    Câu 9. Qua bài thơ anh/ chị rút ra từ bài học gì cho bản thân?

    Qua bài thơ, tôi đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình:

    - Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng.

    - Biết đồng cảm, chia sẻ với mẹ những vất vả, khó khăn trong cuộc sống. Biết đồng cảm, chia sẻ với mẹ những vất vả, khó khăn trong cuộc sống là một hành động thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của con dành cho mẹ. Đây là một hành động vô cùng ý nghĩa và cần thiết, giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và con, giúp mẹ cảm thấy được yêu thương, trân trọng và có thêm động lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

    - Cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng để trở thành niềm vui, hạnh phúc của mẹ.

    Câu 10. Anh/Chị có đồng ý với quan niệm: "Tình yêu thương của mẹ chính là thứ tình cảm vô giá, vô điều kiện và là tình cảm cao đẹp nhất" không? Vì sao?

    - Tôi đồng ý với quan niệm: "Tình yêu thương của mẹ chính là thứ tình cảm vô giá, vô điều kiện và là tình cảm cao đẹp nhất".

    Bởi vì: Tình yêu thương của mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả nhất mà con người có thể nhận được. Nó là tình cảm xuất phát từ trái tim, không cần sự đáp trả, không cần sự ràng buộc. Tình yêu thương của mẹ bắt đầu từ khi con còn là một bào thai trong bụng mẹ. Mẹ đã mang nặng đẻ đau, trải qua bao nhiêu đau đớn, vất vả để con có thể chào đời. Khi con ra đời, mẹ dành cho con tất cả tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc. Mẹ lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ, từng bước đi, từng lời nói. Mẹ luôn ở bên cạnh con, động viên, an ủi con khi con gặp khó khăn. Tình yêu thương của mẹ là vô giá. Nó không thể đong đếm bằng vật chất, bằng tiền bạc. Tình yêu thương của mẹ là vô điều kiện. Mẹ yêu con bất kể con là ai, con làm gì. Tình yêu thương của mẹ là cao đẹp nhất. Nó là tình yêu thương cao quý nhất mà con người có thể nhận được. Tình yêu thương của mẹ là động lực giúp con trưởng thành, vững bước trên đường đời. Nó là nguồn sức mạnh giúp con vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tình yêu thương của mẹ là món quà quý giá nhất mà con có thể nhận được trong cuộc đời.

    Câu 11: Đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Mẹ và quả".

    - Về nội dung:

    + Bài thơ là tâm sự thầm kín của người con về mẹ của mình: Mẹ cả đời vất vả cực nhọc, hi sinh thầm lặng vì con.

    + Người con cũng thể hiện được tấm lòng hiếu thảo khi lo lắng mẹ già yếu mà mình chưa trưởng thành để báo đáp của thiên nhiên và con người Việt Nam.

    - Về nghệ thuật:

    + Thể thơ tự do, giọng điệu tha thiết, lắng sâu, buồn thương

    + Các hình ảnh, từ ngữ giàu giá trị biểu đạt.

    + Sử dụng nhiều biện pháp tu từ..

    - Đánh giá về giá trị tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...