Đọc hiểu Mạn thuật bài 13: Quê cũ nhà ta thiếu của nào - Nguyễn Trãi Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao. Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch (1), Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao (2). Khách đến vườn còn hoa lạc, Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ, Lẩn thẩn làm chi áng mận đào (3). (Mạn thuật bài 13, Nguyễn Trãi) (1) Hoa mai thanh khiết như thần nhân ở núi Cô Dịch. Trang Tử 莊子, Tiêu Dao Du 逍遙遊: "Diểu Cô Dịch chi sơn, hữu thần nhân cư yên, cơ phu nhược băng tuyết, náo ước nhược xử tử. Bất thực ngũ cốc, hấp phong ẩm lộ. Thừa vân khí, ngự phi long, nhi du hồ tứ hải chi ngoại. Kỳ thần ngưng, sử vật bất tì lệ nhi niên cốc thục" 藐姑射之山, 有神人居焉, 肌膚 若冰雪, 淖約若處子. 不食五穀, 吸風飲露. 乘雲氣, 御飛龍, 而遊乎四海之外. 其神凝, 使物不疵癘而年穀熟 (Trên núi Rưởu Cô Dịch, có thần nhân ở đó, Da thịt như băng tuyết, thơ ngây như gái chưa chồng. Không ăn năm loài thóc, hút gió uống sương, cưỡi khí mây, ngự rồng bay, mà chơi ở ngoài bốn bể. Ðịnh thần lại, khiến cho mọi vật không đau ốm mà lúa mùa được). Nhượng Tống dịch, Trang Tử Nam hoa kinh, Xuân Thu xuất bản, USA, trang 57. (2) Chín đầm nước sâu. Thi kinh - Tiểu nhã, thiên Hạc minh 鶴鳴: "Hạc minh vu cửu cao, Thanh văn vu thiên" 鶴鳴于九 皋, 聲聞于天 (Chim hạc kêu ở xa ngoài chín đầm, tiếng nghe khắp đồng nội). Cả câu này ý nói suối chảy như tiếng đàn, tiếng hạc. (3) Từ xuất hiện ở bài Mạn thuật bài 1 với cụm "Tường đào ngõ mận" : Ông Địch Nhân Kiệt 狄仁傑 hay tiến cử người hiền, nên đời khen là đào lý tại công môn 桃李在公門 nghĩa là người hiền đều ở cửa ông ấy cả. Nay gọi các kẻ môn hạ là "môn tường đào lý" 門牆桃李 là do nghĩa ấy (Hán Việt tự điển, Thiều Chửu). Câu 1. Bài thơ này được viết bằng loại chữ nào? A. Chữ Nôm B. Chữ Hán C. Chữ quốc ngữ Câu 2. Bài thơ trên trích từ tập thơ nào của Nguyễn Trãi A. Quốc Âm Thi Tập B. Ức Trai Thi Tập C. Lam Sơn Từ Mệnh Tập Câu 3. Thể thơ của bài thơ trên là gì? A. Thất ngôn B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn Đường Luật D. Thất ngôn Đường Luật biến thể Câu 4. Đâu không phải là khía cạnh tâm hồn của nhà thơ trong câu 1? A. Tình yêu thiên nhiên B. Lòng yêu đời C. Hai câu trên đều đúng D. Hai câu trên đều sai Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm nghệ thuật có trong bài thơ? A. Ngôn ngữ và văn phong cổ điển, tinh tế, uyển chuyển. B. Hình ảnh tượng trưng, đối xứng. C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, phóng đại. Câu 6. Bài thơ trên sử dụng phong cách ngôn ngữ gì? A. Báo chí B. Sinh hoạt C. Nghệ thuật Câu 7. Bài thơ trên mang tính chất gì để tương tác với độc giả? Gợi ý trả lời Câu 1. A. Chữ Nôm Câu 2. A. Quốc Âm Thi Tập Câu 3. D. Thất ngôn Đường Luật biến thể (câu 7 chữ xen lẫn 6 chữ) Câu 4. D. Hai câu trên đều sai Câu 5. C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, phóng đại. Câu 6. C. Nghệ thuật Câu 7. Bài thơ trên mang chính chất đối thoại với độc giả, thông qua đó giúp độc giả hiểu hơn về hoàn cảnh trữ tình và cảm nhận riêng trong bài thơ.
Đọc hiểu Mạn thuật bài 13: Quê cũ nhà ta thiếu của nào - Nguyễn Trãi Đề 2 Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao. Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch (1), Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao (2). Khách đến vườn còn hoa lạc, Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ, Lẩn thẩn làm chi áng mận đào (3). (Mạn thuật bài 13, Nguyễn Trãi) Câu 1. Bài thơ được trích từ tập thơ nào của Nguyễn Trãi? A. Lam Sơn Từ mệnh tập B. Ức Trai thi tập C. Quốc ngữ thi tập D. Quốc âm thi tập Câu 2. Bài thơ được trích từ phần nào của tập thơ? A. Phần Vô Đề B. Phần Môn Thì Lệnh C. Phần Môn Hoa Mộc D. Phần Môn Cầm Thú Câu 3. Những câu thơ có cấu trúc câu đặc biệt là? A. Câu 2, câu 5, câu 6 B. Câu 2, câu 5, câu 7 C. Câu 2, câu 4, câu 6 D. Câu 2, câu 7, câu 8 Câu 4. Từ láy xuất hiện trong bài thơ là từ nào? A. Lơ thơ B. Cảnh thanh C. Cửu cao D. Lẩn thẩn Câu 5. Câu thơ nào dưới đây cho biết thời gian vào đêm? A. Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. B. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ. C. Rau trong nội, cá trong ao. D. Khách đến vườn còn hoa lác. Câu 6. Nêu tình cảm của nhân vật trữ tình trong hai câu đề. Câu 7. Nêu tình cảm của nhân vật trữ tình trong hai câu luận. Gợi ý trả lời Câu 1. D. Quốc âm thi tập Câu 2. A. Phần Vô Đề Câu 3. A. Câu 2, câu 5, câu 6 - Đây là những câu 6 chữ Câu 4. D. Lẩn thẩn - Đáp án của câu A. Lơ thơ cũng là từ láy, nhưng nó không nằm trong bài thơ này. Câu 5. A. Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. Câu 6. Trong hai câu đề: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào/Rau trong nội, cá trong ao" thể hiện tình cảm vui mừng vì người dân ấm no, cuộc sống đủ đầy, rau đầy vườn, cá đầy ao, có cái ăn cái mặc, cuộc sống yên bình. Từ đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước da diết của thi sĩ. Câu 7. Trong hai câu luận, nhân vật trữ tình mang tâm trạng mong chờ người bạn tâm giao đến cùng vui.