Đọc hiểu: Mạn thuật bài 4 - Nguyễn Trãi Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay, Trong thế giới phút chim bay. Non cao non thấp mây thuộc, Cây cứng cây mềm gió hay. Nước mấy trăm thu còn vậy, Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay. Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui một lòng người cực hiểm thay. (Nguyễn Trãi, nguồn thivien.vn) Chú thích (1) Thế giới: cảnh quan thiên nhiên, cõi đời (2) Thuộc: Biết rõ (3) Hay: Biết (4) Nhẫn: cho đến (5) Nhẫn này: có bản chép làvẫn rày (6) Chưng: hư từ, không có nghĩa (7) Bui: duy chỉ Trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Theo em, bài thơ được viết vào thời điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi? Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào? Nêu tác dụng. Câu 4. Hai câu thơ đầu miêu tả tâm thế, trạng thái của Nguyễn Trãi như thế nào? Câu 5. Khái quát bố cục của bài thơ. Câu 6. Chiêm nghiệm và nỗi lòng của Nguyễn Trãi thể hiện trong hai câu thơ kết là gì? Câu 7. Nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Câu 8. Chất trữ tình và chất triết lí của bài thơ được thể hiện như thế nào? Gợi ý đọc hiểu Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản: Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn Câu 2. Theo em, bài thơ được viết vào thời điểm Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà (Côn Sơn). Cảnh vật và tâm thế của tác gải trong hai câu đầu cho ta hiểu điều đó. Câu 3. - Phép đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận: Non cao non thấp >< Cây cứng cây mềm; mây thuộc >< gió hay Nước mấy trăm thu >< Nguyệt bao nhiêu kiếp; còn vậy >< nhẫn nay. - Tác dụng: + Nhấn mạnh ý: Sự vật bên ngoài như thế nào, chúng ta đều có thể hiểu biết được (câu 3, 4). + Nhấn mạnh sự bất biến, vĩnh hằng của thiên nhiên, vạn vật (câu 5, 6). + Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ. Câu 4. Hai câu thơ đầu: Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay, Trong thế giới phút chim bay. Với cách ngắt nhịp 2/2/2 và 3/3 cùng phép đảo ngữ đưa từ láy đủng đỉnh lên đầu câu, hai câu thơ trên giúp người đọc hình dung tâm thế, trạng thái thảnh thơi, ung dung của Nguyễn Trãi khi dạo chơi giữa thiên nhiên. Câu 5. Khái quát bố cục của bài thơ: - Hai câu đầu: Tâm thế ung dung, nhàn tản của Nguyễn Trãi. - Sáu câu cuối: Những chiêm nghiệm của Nguyễn Trãi về sự vật hiện tượng (bên ngoài) và sự thâm sâu, hiểm ác của lòng người (bên trong). Câu 6. Chiêm nghiệm và nỗi lòng của Nguyễn Trãi thể hiện trong hai câu thơ kết: Dành 1 phút đăng kí tài khoản (miễn phí) tại LINK để đọc nội dung ẩn bạn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Câu 7. Nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: + Nguyễn Trãi đã Việt hóa thơ Đường luật, biến thể thơ nhiều quy cách gò bó của Trung Quốc thành thể thơ dân tộc: Xen các câu thơ lục ngôn vào bài thơ thất ngôn; biến hóa linh hoạt về nhịp điệu, phối thanh. + Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày, phát huy sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc. + Sử dụng hiệu quả của phép đối, phép đảo ngữ.. + Chất trữ tình và chất triết lí đan cài tạo khiến bài thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc, thấm thía. Câu 8. Chất trữ tình và chất triết lí của bài thơ được thể hiện như thế nào? - Chất trữ tình: Thể hiện ở tâm thế đủng đình như thi sĩ của Nguyễn Trãi trong hai câu đầu; thể hiện qua cảm xúc suy tư, đượm buồn của Nguyễn Trãi trước sự hiếm ác của lòng người. - Chất triết lí: Thể hiện ở những chiêm nghiệm và kết luận của Nguyễn Trãi về cuộc sống bên ngoài và những suy nghĩ mưu toan, tính toán bên trong của mỗi con người. - Mối quan hệ giữa chất trữ tình và chất triết lí: Đan cài, nhuần nhuyễn vừa tạo nên sự sâu sắc cho lời thơ, vừa thể hiện được cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời, lòng người.