Đọc hiểu Chợ tết: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi - Đoàn Văn Cừ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 14 Tháng tư 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu Chợ tết: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi - Đoàn Văn Cừ

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:


    Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,

    Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh,

    Trên con đương viền trắng mép đồi xanh,

    Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

    Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;

    Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,

    Vài cụ già chống gậy bước lom khom,

    Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,

    Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.

    Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,

    Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

    Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

    Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa.

    Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

    Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

    (Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ - Thi nhân Việt Nam)

    Câu 1. Thể thơ của đoạn trích trên là gì?

    A. Thơ tự do

    B. Thơ tám chữ

    C. Thơ mới

    Câu 2. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích thơ trên là?

    A. Miêu tả, biểu cảm

    B. Miêu tả, tự sự

    C. Tự sự, biểu cảm

    Câu 3. Biện pháp tu từ trong hai câu: "Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi/Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh" là?

    A. Nhân hóa

    B. So sánh

    C. Ẩn dụ

    Câu 4: Biện pháp tu từ trong hai câu thơ: "Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh/Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh" là?

    A. Nhân hóa

    B. So sánh

    C. Ẩn dụ

    Câu 5. Biện pháp tu từ trong hai câu thơ: "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa/ Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa" là?

    A. Nhân hóa, so sánh

    B. So sánh, ẩn dụ

    C. Ẩn dụ, hóa dụ

    Câu 6. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là?

    A. Sinh hoạt

    B. Báo chí

    C. Nghệ thuật

    Câu 7. Ý nghĩa của đoạn trích thơ trên là gì?

    Câu 8. Từ đoạn trích thơ trên, hãy nêu cảm nhận của em về việc gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển, hiện đại.

    Gợi ý trả lời

    Câu 1. B. Thơ tám chữ

    Câu 2. B. Miêu tả, tự sự

    Câu 3. A. Nhân hóa

    Nhân hóa sương hồng lam "ôm ấp" mái nhà gianh, làm cho cảnh vật trở nên sinh động, tươi đẹp hơn.

    Câu 4. C. Ẩn dụ

    Ẩn dụ hình ảnh chiếc áo the xanh cho vẻ đẹp của miền núi và thiên nhiên tươi đẹp.

    Câu 5. A. Nhân hóa, so sánh

    Nhân hóa "tia nắng nháy"

    So sánh "sương trắng" như "giọt sữa"

    Câu 6. C. Nghệ thuật

    Câu 7. Đoạn trích thơ thể hiện cảnh đi chợ Tết với một nét đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, gợi nên nét đẹp của vùng thôn quê Việt Nam, đồng thời cũng nêu bật lên vẻ đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.

    Câu 8. Gợi ý trả lời

    Nét đẹp văn hóa dân tộc có thể xem như là bản sắc văn hóa của một dân tôc so với dân tộc khác, nó vào gồm những giá trị về tinh thần và vật chất cốt lõi của một dân tộc. Và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một điều vô cùng cần thiết, bởi có vai trò vô cùng lớn với mỗi dân tộc, mội quốc gia. Trước hết, văn hóa dân tộc là hồn, là xương cốt của một quốc gia, chỉ khi giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, giữ được tròn vẹn nét đẹp ấy thì ta mới giữ được cội nguồn ngàn văn hóa. Có thể nói, khi thời đại ngày càng phát triển, khi văn hóa ngày càng hòa nhập với các nền văn hóa đồng văn và các nền văn hóa khác biệt thì việc giữ vững được nét đẹp lại càng quan trọng hơn. Chúng ta có thể hòa nhập nhưng đừng hòa tan, vì việc giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc là một điều vô cùng ý nghĩa và cũng là việc làm quan trọng cho tổ quốc, cho giới trẻ hôm nay. Thế giới hiện đại, chúng ta có thể tiếp thu cái mới, để nó làm bàn đạp giúp ích cho bản thân, nhưng hãy biết trân trọng và sống có ý thức với nét đẹp chân quý của quê hương mình.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...