Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng: À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 198, 199) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? A. Chuyện người con gái Nam Xương. B. Làng. C. Chiếc lược ngà. D. Lặng lẽ Sa Pa. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Miêu tả. Câu 3. Trong đoạn văn trên, đại từ "nó" dùng để chỉ nhân vật nào? A. Đản. B. Thu. C. Nho D. Húc. Câu 4. Phần in đậm trong câu văn "Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về" là thành phần gì trong câu? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Khởi ngữ. D. Trạng ngữ. Đáp án 1. C 2. A 3. B 4. D Bài viết về tình phụ tử của Cha con Ông Sáu qua giây phút chia tay Chiến tranh đã đi qua hơn nửa thập kỷ những tấm lòng sâu nặng của người cha thương con trong hoàn cảnh éo le, trắc trở trong tác phẩm Chiếc Lược Ngà thì còn làm thổn thức trái tim người đọc. Tình phụ tử sâu sắc mà ông Sáu dành cho bé Thu được thể hiện ở tấm lòng yêu thương vô bờ bến. Ba ngày phép ngắn ngủi ở nhà là khoảng thời gian ông Sáu sống. Trong tâm trạng đau khổ và bất lực. Bao nhiêu hảo hức đợi chờ là bấy nhiều bàng hoàng, đau đớn, hụt hẫng. Ông tìm mọi cách để được gần con, quan tâm con thì con bé lại càng phản ứng quyết liệt. Phút chia tay, niềm hạnh phúc thiêng liêng của người cha như vỡ òa trong tiếng gọi Ba tha thiết của bè Thu. Ông Sáu ôm con, hôn con gấp gáp lên má, lên tóc. Ông xúc động trào nước mắt khi nghe tiếng gọi Ba cắt lên từ cõi lòng đứa con thơ thương yêu. Tiếng gọi ba ấm áp, thiết tha đã bao ngày ông khát khao mong đợi và tuyệt vọng. Niềm hạnh phúc tột đỉnh, niềm vui quá đỗi lớn lao, sự bù đắp muộn mang mà bé Thu dành cho ông đã xóa tan mọi nỗi buồn, mọi nỗi khổ đau. Lời dặn trong tiếng nấc nghẹn ngào của bé Thu phát chia tay đã khắc ghi vào trái tim người cha từ giây phút ấy: Ba về Ba mua cho con một cây lược nghe ba. Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng tấm lòng sâu nặng của người cha thương con trong hoàn cảnh éo le, trắc trở thì mãi còn làm thổn thức trái tim người đọc. Không chỉ vậy, đọc Chiếc lược ngà, qua giây phút chia tay, ta thực sự xúc động trước tình yêu thương cha võ bỏ, mãnh liệt sâu sắc của bé Thu Buổi sáng ngày ông Sáu trở về đơn vị, con bé nhìn mọi người vây ba nó. Mặt nó tối sầm lại, buồn rầu, mắt nó mở to, nó nhìn với vẽ nghĩ ngợi sâu xa. Trong bé Thu lúc này chắc hắn bao tình cảm, ý nghĩ đang xáo trộn. Em thương ba vô cùng, càng thương càng xót xa ân hận. Phút chia tay, đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao rồi bất ngờ cất lên tiếng gọi: Ba. A. A ba! Đó là sự vỡ òa của tiếng ba thiêng liêng đã dồn nén bao năm tháng. Tiếng gọi ba thiết tha, tức tưới, tiếng gọi của trái tim yêu thương mãnh liệt. Tiếng gọi ấy như xé tan sự im lặng, xé ruột gan mọi người. Tiếng gọi ấy dồn nén bao yêu thương, niềm khát vọng của người con yêu cha. Cùng với tiếng gọi ấy là những cử chỉ vội vàng, ngập tràn yêu thương. Nó chạy xô tới, nhảy phốc lên, ôm chặt lấy cổ ba nó, nó hôn cùng khắp, hỗn tóc, hôn cổ, hôn cá vết thẹo dài trên má. Có lẽ không một ai nhìn thấy cảnh đó mà không xúc động trào nước mặt. Dường như bé muốn bù đắp tình cảm cho ba trong những ngày qua. Khi hiểu ra vấn đề, Thu không chỉ xót xa ân hận về thái độ cư xử của mình mà em còn rất đỗi tự hào về người cha anh hùng