Đọc hiểu bài thơ Tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Hạc Phong, 2 Tháng tư 2022.

  1. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    I. Tìm hiểu chung

    [​IMG]

    1. Hoàn cảnh lịch sử

    • Cuối thế kỉ XIX, xã hội nước ta trở thành xã hội thực dân nửa phong kiến, có nhiều thay đổi lớn, trong đó có sự thay đổi về chế độ khoa cử.
    • Nho học suy vi, các rường mối xã hội trở nên rệu rạ, tệ mua quan bán tước phổ biến, xuất hiện nhiều kẻ có hư danh mà không có thực. Những người có thực tài cũng không đóng vai trò quốc gia đại sự.
    • Bài thơ viết trên sự trải nghiệm, thấm thía về cái nhố nhăng thời cuộc cùng sự bất lực của nhà nho trước sự đòi hỏi mới của đất nước.
    • Bài thơ vừa thể hiện thái độ châm biếm, vừa có chút tự trào.

    2. Thơ song quan

    • Lối thơ song quan (hai cánh cửa) là lối thơ mà đối tượng được miêu tả trực tiếp trong đó gợi người đọc liên tưởng tới một đối tượng khác có nhiều nét tương đồng về mặt hình thức, tính chất với nó. Hình tượng thơ song quan thường gây chút phân vân cho người đọc, buộc họ phải tích cực nhiều hơn trong việc phân định đâu là đối tượng chính, điều chính mà tác giả muốn nói.

    3. Đoạn trích

    A) Nhan đề


    • Tiến sĩ giấy: Hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy cho trẻ em chơi trung thu, giả hình ông tiến sĩ giấy với đủ lệ bộ: Cờ, cân, đai, áo, mặt bôi son, ngồi trên ghế tréo khơi dậy trẻ em lòng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.

    b) Chủ đề

    • Phê phán tính chất hư danh của học vị tiến sĩ trong buổi Hán học suy tàn, Tây học lấn át.

    II. Đọc – hiểu văn bản

    1. Các đối tượng được miêu tả trong bài

    • Những đồ chơi hình ông tiến sĩ làm bằng giấy, một ít phẩm màu xanh đỏ, dành cho trẻ em trong dịp tết trung thu.
    • Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất, luôn vênh vang, không biết liêm sỉ.
    • Con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của ông (đỗ cao, có tài, chịu ơn vua ơn nước mà không làm được gì).

    • Hợp nhất thành một hình tượng ông tiến sĩ giấy.

    2. Chuyện của tiến sĩ giấy và thái độ châm biếm của nhà thơ

    • Điệp từ "cũng" (4 lần) giọng điệu miệt thị, vị trí đầu ở các dòng thơ, vật hiếm quý: Cờ, biển, cân đai chế giễu, ông nghè thật mà giả hư danh không có giá trị thật.
    • Nghĩa bề nổi của câu 3 và 4: Thuật kể có tính vật chất của ông tiến sĩ đồ chơi: Mảnh giấy được khéo léo cắt tỉa, bồi, dán, một chút phẩm đỏ bôi mặt giá trị xoàng xĩnh của những ông nghè thật (người bằng xương thịt) danh phận những ông nghè chẳng có một chút thực lực mà rất hình thức phù phiếm.
    • Kết cấu song hành – đối lập: Ghép các từ biểu thị những sự vật có giá trị khác hẳn: Mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son – mặt văn khôi.

    • Thân giáp bảng cao trọng sao lại có thể được làm nên từ vài mảnh giấy mỏng manh, tầm thường.
    • Mặt văn khôi quý hiển sao lại có thể điểm rõ nhờ mấy nét son bôi quệt sơ sài không có gì là danh giá.
    • Cụm từ "tấm thân xiêm áo" và "cái giá khoa danh" ý chỉ những điều cao quý mà các tiến sĩ sẽ có được khi đỗ bảng vàng.

    • Câu hỏi tu từ "sao mà nhẹ" và cách nói khẳng định "ấy mới hời" ' cho thấy sự coi thường đối với những kẻ không có thực tài nhưng ham hư vinh

    • Mỉa mai thâm thúy của nhà thơ.

    3. Ý nghĩa hai câu kết

    • Hình ảnh "ghế tréo", "lộng xanh" đại diện cho sự vinh hiển và cao quý.
    • Động từ "ngồi" kết hợp với tính từ "bảnh chọe" : Mặc dù là những kẻ tầm thường nhưng những tiến sĩ giả vẫn hiên ngang ở vị trí cao trong triều đình lúc bấy giờ.
    • Câu kết: Nghĩ rằng.. chơi bất ngờ, tự nhiên.

    • Bất ngờ: Nhà thơ đang nói về thứ đồ chơi của trẻ em vào dịp tết bỗng dưng quên để thốt lên nghĩ rằng đồ thật.
    • Tự nhiên hoàn toàn hợp lẽ Bởi vì nhà thơ muốn nhằm lột trần thực chất trống rỗng của những ông nghè bằng xương bằng thịt.

    4. Mối tương quan giữa cái danh và cái thực

    • Thoát ra ý tự trào: Viết về những ông nghè mà bản thân Nguyễn Khuyến cũng trong số đó, dù ông khác với bọn hữu danh vô thực, Nguyễn Khuyến không bao giờ là kẻ hợm mình, mà còn nghiêm khắc với bản thân mình, luôn tự day dứt với bản thân chưa đền đáp ơn vua Nhà thơ mất lòng tin về hình mẫu một con người từng được chế độ phong kiến đề cao phát hiện mâu thuẫn giữa cái danh và cái thực ở loại người này Thước đo của ông chính là khả năng đảm bảo việc lớn của quốc gia trong vận nước đang nguy khốn.

    III. Tổng kết

    • Mượn chuyện hư nói chuyện thật kết hợp với bút pháp tự trào nhẹ nhàng mà thâm thúy, ngôn ngữ hình tượng đa nghĩa, sử dụng ngôn ngữ đầy biến hóa, sắc thái giọng điệu phong phú, lối thơ song quan, bài thơ Tiến sĩ giấy phản ánh chuyện đậu đỗ thời Hán học. Số phận suy tàn của nền Hán học trước Tây học, châm biếm hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất, bộc lộ niềm day dứt về sự tồn tại vô vi mẫu hình con ngưởi trước đòi hỏi mới của thời cuộc.
     
    Thùy Minh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...