Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ trong Câu cá mùa thu và Vội Vàng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huongthu2401, 21 Tháng mười hai 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    483
    Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ trong Câu cá mùa thu và Vội Vàng

    Trong "Mấy ý nghĩ về thơ", nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những một cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến, Vội vàng - Xuân Diệu..

    [​IMG]

    "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

    * * *

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

    Trích: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    "Tôi muốn tắt nắng đi

    * * *

    Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi."

    Trích: Vội vàng - Xuân Diệu

    Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lí Đông phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. Thu điếu được trích từ chùm thơ thu gồm ba bài: Thu điếu, thu vịnh. Cả ba thi phẩm đều được viết bằng từ chương, bút pháp thi trung hữu họa, lấy động tả tĩnh của văn học trung đại, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn riêng của một trong những bậc thầy thơ Nôm đường luật xuất sắc. Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: Thu vịnh, Thu ẩmThu điếu . Bài thơ nào cũng hay cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt. Riêng bài "Thu điếu", nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam". Thu điếu là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu dẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết. Thu điếu được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

    Đến với nhà thơ của "Vội vàng", Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn thơ Việt Nam với một diện mạo đầy mới mẻ, lạ lùng. Lạ lùng và mới mẻ ngay cả với những nhà "thơ mới". Có thể nói ông đã có sự cách tân sâu sắc và toàn diện nhất về mọi phương diện trong sáng tạo thi ca. Đặc biệt là về phương diện sử dung ngôn ngữ nghệ thuật. Xuân Diệu đã tạo ra cho thơ mình một hệ thống ngôn ngữ đầy cá tính, sáng tạo về hình ảnh, nhịp điệu, hình thức tổ chức câu thơ cùng những lời lẽ cách nói năng mà đa phần trước đây người ta chưa thấy trong thơ ca truyền thống. Những cách tân mới mẻ ấy xuất hiện trong tác phẩm "Vội vàng".

    Trước hết, chúng ta cần phải hiểu, "Cái kì diệu của ngôn ngữ thơ" là ở giá trị thẩm mĩ, ở sức gợi phong phú. "Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ" là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ "đẹp" khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung cảm xúc, tư tưởng sâu sắc. "Ngôn ngữ thơ" hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các yếu tố như: Nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, thanh vần, cấu trúc câu, biện pháp tu từ.. giàu sức gợi, giàu nhạc tính, ngân vang, dư ba..

    Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ được thể hiện qua hai bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu). Đã xuất hiện những điểm gặp gỡ giữa các nhà thơ: Đối với các nhà thơ lớn, tài năng thể hiện ở việc sáng tạo và tổ chức ngôn từ. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong hai thi phẩm được biểu hiện trong cách dùng từ ngữ tài hoa, cách xây dựng hình ảnh thơ độc đáo, cách hiệp thanh, ngắt nhịp sáng tạo, cách sử dụng thủ pháp tu từ hiệu quả, cấu trúc cú pháp mới mẻ. Hai thi phẩm thuộc các chặng đường thơ ca khác nhau trong nền văn học dân tộc nên ở một chừng mực nào đó mỗi thi phẩm đều soi bóng thời đại mà nó ra đời- điều đó thể hiện ở yếu tố ngôn ngữ.

    Thứ nhất, vẻ đẹp ấy thể hiện qua bài "Thu điếu" của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

    Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao "trong veo" tỏa hơi thu "lạnh lẽo". Sưong khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên "lạnh lẽo". Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ – "bé tẻo teo". Cái ao thuyền câu là hình ảnh rung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Theo Xuân diệu cho biết vùng đất đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo:

    "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"

    * * *

    "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

    Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo."

    Sinh thời Nguyễn Khuyến là người trầm tĩnh, kín đáo, chuộng sự giản dị, nhẹ nhàng. Trang nhã nhưng sâu sắc, thâm thuý. Điều này phần nào đã được khúc xạ qua đặc điểm ngôn ngữ thơ ông. Không bị gò bó trong khuôn mẫu của thơ ca cổ, thơ Nôm Nguyễn Khuyến nói chung và Câu cá mùa thu nói riêng gần gũi trong cách dùng từ, dung dị trong sử dụng hình ảnh (phân tích cách gieo vần "eơ", cách sử dụng từ láy thuần Việt độc đáo (lạnh lẽo, tèo teo) các động từ giàu sức biểu hiện (hơi gợn tí, khẽ đưa vèo) gợi cái hồn của cảnh vật mùa Thu, không gian thu vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa, bộc lộ được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước thiên nhiên, đất trời. Điều đó đánh thức ở người đọc tình quê, hồn quê, gợi tấm lòng yêu nước thiết tha, thầm kín.

    Màu "biếc" của sóng hòa hợp với sắc "vàng" của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện: "Lá vàng" với "sóng biếc", tốc độ "vèo" của lá bay tương ứng với mức độ "tí" của gợn sóng. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ngợi ca chữ "vèo" trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ vừa ý trong bài "Cảm thu, tiễn thu" : "Vèo trông lá rụng đầy sân".

    Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời "xanh ngắt" với "những tầng mây lơ lửng" trôi theo chiều giớ nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là "xanh ngắt" :

    Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao - Thu vịnh

    Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt - Thu ẩm

    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt - Thu điếu

    "Xanh ngắt" là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (xám) mà xanh ngắt, thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như bà con dân làng đã ra đồng hết. Xóm thôn vắng lặng. Mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người qua lại:


    "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"

    Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước "ao thu lạnh lẽo" đến "ngõ trúc quanh co" hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh.. có khi thoáng chút bâng khuâng, man mác nhưng rất gần gũi, thân thiết với mọi con người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của mùa thu quê hương sao đáng yêu thế!

    Cái ý vị của bài "Thu điếu" là hai câu kết:

    "Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo".

    "Tựa gối ôm cần" là tư thế của người câu cá, cũng là một tâm thế nhàn, thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh "cá đâu đớp động", nhất là từ "đầu" gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh sạch trốn đời đi ở ấn. Đang ôm cần câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ như đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi "cá đâu đớp động dưới chân bèo". Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy: Buồn cô đơn và trống vắng.

    Âm thanh tiếng cá "đớp động dưới chân bèo" đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỷ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc vàng của lá thu, ở màu "xanh ngắt" của bầu trời thu, ở làn "sóng biếc" trên mặt ao thu "lạnh lẽo"..

    Như vậy, ngôn ngữ thơ gợi lên một cảnh trí thanh sơ mà gợi cảm, trong và lặng. Cảnh chan chứa tình, gợi nhiều tâm sự ẩn kín trong lòng thi nhân (tấm lòng ưu thời mẫn thế mà cô đơn, bất lực trước cuộc đời).

    Đóng góp lớn của nhà thơ trong bài thơ Câu cá mùa thu là ờ chỗ làm giàu đẹp tiếng Việt văn học trong vốn ngôn ngữ dân tộc, Việt hóa thơ Đường luật khiến một thể loại vốn rất gò bó về thi liệu, thi đề, thi luật trở nên gần gũi, bình dị, thể hiện thi pháp đặc trưng, dấu ấn của thơ Trung đại thể hiện ở Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm.

    Vậy, vẻ đẹp trong ngôn ngữ của bài thơ "Vội vàng" như thế nào?

    Đầu tiên "Vội Vàng", là một bài thơ hay bởi những cảm xúc được biểu hiện trong một hệ thống ngôn ngữ giàu tính nghệ thuật. Đọc "vội vàng", người đọc bắt gặp ngay một hệ thống động từ mạnh để diễn tả cảm xúc dạt dào, mãnh liệt.

    "Tôi muốn tắt nắng đi,

    Cho màu đừng nhạt mất

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi".

    Động từ "tắt", "buộc", thể hiện rất rõ cảm xúc yêu đời tha thiết, mãnh liệt đến cuồng nhiệt của nhà thơ. Xuân Diệu thật táo bạo, thần thái thật mạnh mẽ, muốn làm thay việc của tạo hóa, của ông trời. Muốn tắt nắng cho màu đừng nhạt phai, muốn buộc gió cho hương sắc dừng bay đi. Phải yêu đời lắm, tha thiết lắm mới có cách nghĩ, cách cảm tới vậy. Hay đến đoạn thơ cuối ta bắt gặp một hệ thống động từ cũng mạnh mẽ của nhiệt, và đầy sức sống của một tâm hồn rạo rực.

    "Ta muốn ôm

    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

    Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

    Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

    Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

    Và non nước, và cây và cỏ rạng,

    Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy Ánh Sáng,

    Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào người."

    Tình cảm của tác giả dành cho cuộc đời có lẽ thể hiện rõ nhất ở đây. Nhà thơ muốn "ôm" nhưng chưa đủ, rồi muốn "riết" nhưng chưa gần, muốn "say", muốn "thâu" và "cắn". Khát khao giao cảm với đời một cách mãnh liệt trái tôi Xuân Diệu đã đưa người đọc hay nhất cùng với cái động từ Tăng Tiến thật mới mẻ độc đáo. Hệ thống động từ quả thật đã đưa bài thơ trở thành một dòng cảm xúc mạnh mẽ yêu đời đến cuồng nhiệt say mê mà chưa từng bắt gặp ở phong cách thơ mới nào.

    Bên cạnh hệ thống động từ mới mẻ là một hệ thống tính từ được dùng để diễn tả sức xuân, sắc xuân, hương xuân và tình xuân.

    "Này đây hoa của đồng nội xanh rì,

    Này đây lá của cành tơ phơ phất."

    Hay:

    "Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

    Cho no nê thanh sắc của thời tươi."

    Xuân Diệu Nhìn mọi thứ mọi vật xung quanh bằng cặp mắt xanh non biếc rờn. Điều đó được nhà thơ thể hiện rõ qua các tính từ gợi hình, gợi cảm, "xanh gì", "tơ", "phơ phất", "mơn mởn".. nhà thờ quan sát một cách tỉ mỉ nhìn đâu cũng là một bữa tiệc của thiên nhiên sự hưởng thụ thiên nhiên khi trong con người Xuân Diệu nó không phải ở mức bình thường mà phải ở độ "chếnh choáng", "đã đầy" và "no nê". Việc sử dụng thành công một hệ thống tính từ khiến bài thơ Vội Vàng trở nên tăng tính gợi hình, gợi cảm; lòng thơ cũng dễ đi vào lòng người hơn.

    Sự tài năng trong việc sử dụng nghệ thuật hình ảnh và ngôn từ của Xuân Diệu trong bài thơ còn được thể hiện qua những hình ảnh mới lạ, độc đáo. Của ong bướm này đây tuần tháng mật. Tuần tháng mật của ong bướ, cũng như "tuần tháng mật" của con người. Mùa xuân với đầy hoa thơm trái ngọt với đôi cánh mong manh, dập dùi đi kiếm mật, trong mắt của Xuân Diệu lúc đó như chính là "tuần trăng mật", quãng đời đẹp nhất của bọn chúng. Rồi để nói về vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân nói chung và tháng giêng nói riêng, Xuân Diệu đã dùng hình ảnh "cặp môi gần" để diễn tả. Lấy cái vô hình để so sánh với cái hữu hình lấy thiên nhiên so sánh với con người.. hình ảnh lạ và hấp dẫn ấy như điểm sáng của bài thơ hấp dẫn tâm hồn người đọc. Bên cạnh đó còn là những cụm từ đầy tính diễn tả mang sắc riêng trong ý thơ, tình thơ của Xuân Diệu. Như "Xuân hồng", "tháng giêng ngon", "mùi tiễn biệt".. đều mang sức lôi cuốn mê hoặc lòng người.

    Cuối cùng tính nghệ thuật của bài thơ còn được thể hiện ở sự chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" chuyển sang "ta", để khẳng định cái tôi riêng của tác giả. Ban đầu là cái tôi Xuân Diệu, cái tôi khao khát yêu đời, nhìn cuộc sống bằng sự đắm say, tha thiết. Cũng chính vì điều đó nên cái tôi không muốn chỉ là cái tôi, cái tôi muốn lan tỏa, muốn kêu gọi mọi người, muốn thúc giục mọi người. Lúc đó cái tôi đã biến thành cái ta chung. Đó là cái ta của sự tận hưởng và tận hiến, cái ta trong sự yêu đời, thiết tha, mãnh liệt. Từ cái tôi mang một cách nhìn riêng, Xuân Diệu đã hòa chung vào cái ta to lớn. Sự thay đổi đại từ đó càng khẳng định tài năng nghệ thuật đặc biệt của mình.

    Thơ là sự thể hiện của nghệ thuật ngôn từ. Thế nhưng, bên cạnh đó thơ còn là "tiếng nói của tri âm", của tấm lòng. Thiếu đi tình cảm thì thơ chỉ là những xác chữ vô hồn nằm thẳng đơ trên trang giấy. Thơ là hồn cốt của thơ, là cái đức hạnh, cái để người ta sống lâu dài với thơ. Mở bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu không phải là ngoại lệ. Đọc "vội vàng" điều mà người đọc bắt gặp, đầu tiên đó là lòng yêu đời, yêu cuộc sống, niềm khát khao giao cảm với đời bằng tất cả sự sôi nổi, mãnh liệt, qua việc miêu tả bức tranh xuân non, tình tứ tràn đầy sự sống.

    "Của ong bướm này đây tuần tháng mật,

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì

    Này đây lá của cành tơ phơ phất,

    Của Yến Anh này đây khúc tình si

    Và này đầy ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa."

    Ong bướm dập dìu bay đi kiếm mật, như chúng đang hưởng thụ khoảng thời gian đẹp nhất "tuần tháng mật". Hoa ngũ lên khoe màu sắc sặc sỡ trên tấm thảm xanh gì của đồng nội. Đó là vẻ đẹp thanh cao, mà tươi sáng, giản dị, mà ấn tượng.. Mùa xuân đến là mùa của sự nảy nở, đâm chồi, nảy lộc, cành lá non tơ, phơ phất trước làn gió rung rinh.

    Ánh nắng của xuân sang thì dịu nhẹ như "ánh chớp hàng mi", của người con gái đương xuân, nhẹ nhàng và ấm áp. Trên cái nền hòa quyện đẹp đẽ giữa màu sắc, cảnh vật và ánh nắng ấy. Bỗng có tiếng của bầy chim yến, chim Oanh cất vang khúc tình si, say đắm lòng người. Tất cả, đã cho thi sĩ có cảm giác như ngày nào thần vui cũng gõ cửa ghé thăm nhanh đến những bữa tiệc trần thế đầy nhựa sống, tình tứ và quyến rũ. Mọi thứ đã khiến người thi sĩ ấy phải thốt lên.

    "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần."

    Mùa xuân đã là một mùa đẹp nhất trong năm, nhưng tháng giêng lại là tháng đẹp nhất trong mùa xuân. Xuân Diệu, đã cảm nhận mọi thứ trong khoảng thời gian này. Tháng giêng có vẻ đẹp như cặp môi của người con gái trẻ, cặp mắt nhìn đời của Xuân Diệu thật tươi trẻ, mát lành cho thấy ông hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Hoài Thanh nhận xét quả không sai: Với Vội Vàng, Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và sua ai nấy để hạ giới.

    Cũng chính vì lòng yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết nên Xuân Diệu đã bộc lộ nỗi u hoài, lo lắng trước sự hữu hạn của đời người, trong cái vô hạn của đất trời.

    "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

    Xuân còn non nghĩa là xuân đã già

    Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

    Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

    Không cho dài thời trẻ của nhân gian?

    Nói làm chi răng Xuân văn tuần hoàn!

    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thăm lại

    Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi."

    Xuân Diệu, nhìn thời gian trôi qua đầy tính mất mát. Nó chưa đến mà cảm nhận nó đã qua, nó còn non mà cảm nhận nó sẽ già. Thi sẽ quá yêu đời, yêu cuộc sống trần thế, nên luôn cảm nhận và đi trước thời gian. Xuân Diệu cứ muốn nó mãi mãi xanh tươi, nhưng đó là điều không thể. Tấm lòng của nhà văn bao la, nhưng lượng chứa của đất trời chỉ là hữu hạn, ngày xuân đến rồi qua nhanh, tuổi trẻ đang còn đó rồi mau chóng sẽ biến mất. Tác giả đã lấy thước đo thời gian là tuổi trẻ, đời người chỉ là một khoảnh khắc nhỏ bé của thời gian vô tận. Chính vì vậy mà tuổi trẻ lại càng ngắn hơn, chỉ chớp mắt là qua nhanh. Người xưa quan niệm, thời gian tuần hoàn, Xuân đi rồi xuân lại, đời người hết một kiếp, lại sang một kiếp mới, vì vậy họ sống ung dung, thanh nhàn. Nhưng Xuân Diệu lại quan niệm hoàn toàn khác, Ông cho rằng thời gian là tuyến tính, một đi là không trở lại. Trời đất thì còn mãi với non sông, nhưng tuổi xuân thì sẽ úa tàn theo năm tháng. Xuân Diệu, vì thế đã bộc lộ nỗi lòng của mình.

    "Nên Bâng Khuâng tôi tiếc cả Đất Trời

    Mùi tháng năm đều sớm vị chia phôi

    Khắp sông núi vẫn than thân tiễn biệt.

    Con gió xinh thì thào trong lá biếc

    Phải chăng hồn vị nỗi phải bay đi,

    Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,

    Phải chăng Sợ độ phai tàn sắp sửa."

    Cái trôi nhanh của thời gian, đã làm cho người thi sĩ này bỗng trở nên hụt hẫng, bâng khuâng. Dường như với tâm hồn nhạy cảm Xuân Diệu, đang cảm nhận bức tranh trần thế tươi đẹp của mùa xuân, thì bỗng lo lắng "độ phai tàn sắp sửa". Ông cảm nhận được hết mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Sông núi sớm vị của sự chia ly, ngọn gió xinh hồn cán bay đi, chim sợ hãi tiếng hót vang.. Mọi vật từ vui thì lại khoác trên mình cái buồn bã, chán nản có phần não nề.

    "Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa.."

    Tiếng than như khuấy động lòng người về một nỗi buồn u hoài, nuối tiếc.

    Biết thời gian là trôi tuyến tính, vì vậy Xuân Diệu đã thể hiện được quan niệm nhân sinh, mới mẻ, sống tích cực có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc của cuộc đời, đặc biệt là tuổi trẻ "tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân". Muốn được như vậy, thì ý thức cá nhân phải được đánh thức, phải dám sống, sống thật, sống mãnh liệt say mê, sống tận hưởng, tận hiến.

    "Ta muốn ôm

    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

    Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

    Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

    Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

    Và non nước, và cây và có dạng

    Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

    Cho no nê thành sắc của thời tươi

    Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi."

    Sự sống mới bắt đầu, mới nhú lên cái tôi, Xuân Diệu giờ đây không bộc lộ một mình mà đã hòa chung vào cái ta, tôi chúc mọi người yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Đầu tiên là âm, nhưng đối với Xuân Diệu nói riêng gần như thế vẫn còn xa, xa lắm, nên cái tôi cũng là cái ta "riết theo mây đưa và gió lượn", để được gần hơn, kề hơn, hưởng thụ rõ hơn. Cao hơn một chút chính là sự say sưa với thiên nhiên và tình yêu, rồi muốn thâu thật dài trong một cái hôn nhiều. Sự hưởng thụ đó đã đến ở mức no nê, mức chếnh choáng thế nhưng đối với cái tôi đầy sự ham muốn thì đó vẫn chưa đủ. Đỉnh cao của sự hưởng thụ chính là "cắn". Cắn vào tươi đẹp nhất, xanh ngon nhất, tình tứ nhất để hưởng thụ rõ nhất. Xuân Diệu hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Qua đây ta càng hiểu được rõ hơn phong cách thơ táo bạo, mới mẻ của Xuân Diệu mà Chu Văn Sơn đã từng nói: Xuân Diệu chỉ có thể là.. Xuân Diệu..

    Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng khẳng định, "thơ sinh ra từ rất sớm, và sẽ kết bạn với con người đến ngày tận thế". Phải chăng, chính vì sứ mệnh và chức năng của thơ là sự giãi bày như Lác mác tin tâm sự, nên thơ mới có sức sống như vậy. Ý kiến của Lác mác tin, đã là tiêu chí của một bài thơ hay. Những cảm xúc tình cảm mãnh liệt, chân thành mang tính thẩm mỹ, cùng sự sáng tạo trong hình thức biểu hiện còn làm nên sức sống cho thơ. Ý kiến của Lác Mác tin, còn đặt ra vấn đề trong việc sáng tác và tiếp nhận thơ ca. Đối với người cầm bút, đó là bài học quý giá phải có tâm hồn nhạy cảm với đời thì mới có thể thâm nhập vào thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca. Còn với độc giả, khi đọc thơ cần lắng lòng mình xuống để hiểu lòng người, cảm nhận hết được những gì tinh tế mà thi sĩ đã đem lại cho chúng ta. Xuân Diệu đã từng nhận xét, "thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc". Một bài thơ được coi là tuyệt phẩm khi được phối hợp hài hòa giữa nghệ thuật đặc sắc và cảm xúc mãnh liệt.

    Như vậy, Xuân Diệu, "nhà thơ mới nhất trong làng Thơ mới (Hoài Thanh) không chỉ mới ở điệu tâm hồn mà còn mới trong sự cách tân ngôn ngữ thơ, tạo cho thơ ca giai đoạn đầu thế kỉ XX một bộ" y phục tân kì "Ở Vội vàng, thế giới thơ Xuân Diệu tràn đầy xuân sắc, hình ảnh thơ sống động trong những vận động, những trạng thái, khơi gợi khát khao giao cảm, chiếm lĩnh. Tất cả không chỉ được phát hiện bằng thị giác mà bằng tất cả các giác quan, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn giàu rung động; cách sử dụng hình ảnh gợi mở, có tác dụng dẫn dắt biểu hiện thế giới nội cảm của con người, cách kết hợp từ ngữ táo bạo, mới mẻ, phép sử dụng ngôn từ khá đặc biệt. Đó là tạo ra những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến, càng lúc càng dâng lên cao trào. Đó còn là tạo nên một chuỗi điệp cú, hình thái thì điệp nguyên vẹn, còn động thái và cảm xúc thì điệp lôi tăng tiên, hệ thống tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ động thái đắm say, danh từ chỉ sự thanh tân, tươi trẻ, gợi niềm say mê, nồng nàn của nhân vật trữ tình trước mùa xuân, tình yêu. Về giọng điệu: Nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, sôi nổi đến vồ vập, cuống quýt, có khi khắc khoải; những câu thơ dài, ngắn khác nhau, hiện tượng vắt dòng, biểu hiện nhịp điệu bên trong của cảm xúc, tâm trạng. Có thể nói, ngôn ngữ, giọng điệu của Vội vàng truyền đến người đọc cảm xúc dạt dào, sôi nổi, trẻ trung, thức dậy ở người đọc tình yêu cuộc sống.

    Tất cả những phương diện ngôn từ ấy đều được dùng thuần thục, tinh vi, chuyển tải được nhuần nhuyễn những tinh ý mãnh liệt và táo bạo của cái" Tôi thi sĩ. "Với bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu đem đến một cách nhìn mới, một lối nói mới. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong bài thơ mang theo không khí sôi sục của" Một thời đại thi ca. "

    Tóm lại, một nhà thơ lớn bao giờ cũng là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ – tài năng của người viết thể hiện qua việc sáng tạo ngôn ngữ tác phẩm: Dấu ấn nghệ thuật, phong cách riêng cũng được thể hiện ờ hệ thống ngôn ngữ đặc trưng. Sức hấp dẫn, giá trị của một tác phẩm văn học biểu hiện trong sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. Đối với thơ, việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó gắn với đặc trưng thể loại –" Ý tại ngôn ngoại" "Thi trung hữu họa" "Thi trung hữu nhạc". Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc "Thu điếu", "Thu ẩm", "Thu vịnh", chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam. Còn với Xuân Diệu, nhà thơ khiến người đọc còn rung động mạnh bởi nhạc điệu trong thơ. "Thơ là một dạng lời nói có hệ thống ngữ điệu đặc biệt" (Timofeep). Và Xuân Diệu "đã phổ vào thơ lãng mạn Việt nam những giai điệu tân kì đến mê ly", "họ gọi thơ ông là một thứ âm điệu cực kì du dương", "một sự tuyệt tác của nhạc cảm", "một nhạc điệu điếng hồn". Ông sử dụng linh hoạt các cách ngắt nhịp.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Cái tài tình, cái cách tân của Xuân Diệu còn được thể hiện ở việc ông làm mới những biện pháp tu từ nghệ thuật. Tất cả cộng hưởng với nhau tạo nên một một làn sóng ngôn từ và cảm xúc càng lúc càng mãnh liệt dâng lên đến cao trào. Lời thơ tuôn đi hối hả như một bản hành khúc của lòng ham sống, với Xuân Diệu cuộc đời nơi trần thế là thiên đường tuyệt diệu nhất.
     
    AdminBig Bear thích bài này.
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười một 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...