Review truyện: Dì Hảo Tác giả: Nam Cao Reviewer: Anhquaann Câu chuyện là thước phim tái hiện lại cuộc đời dì Hảo qua lăng kính của người cháu ít hơn và tuổi. Từ lúc còn là cô bé đến khi được đem cho người ta làm con nuôi để gán nợ, cho đến lúc lấy chồng. Cả đời dì khổ, lấy chồng rồi vẫn khổ, những dì chẳng làm gì hơn ngoài nhẫn nhịn, có lẽ là không muốn, nhưng cũng có lẽ là không thể. Cảm nhận riêng: Qua giọng điệu của nhà văn Nam Cao, tớ thêm cảm thương thật nhiều cho số phận buồn thương của những người phụ nữ trong một xã hội điêu tàn, tăm tối. Cuộc đời người phụ nữ vốn có muôn vàn nỗi khổ, những định kiến và ràng buộc khắc khe trói chặt lấy con người, số phận họ, dì Hảo cũng vậy. Dì được sinh ra trong cảnh nghèo đói cơ hàn, là con của bà xã Vận bán bán đúc xay ngon nức tiếng cả một vùng, nhưng dù như thế tiền bán bánh đúc cũng không đủ trang trải cho ba miệng ăn. Bởi thế, dì phải được đem đi ở nhà người ta, cho em dì có thêm bữa ăn no, cho mẹ dì có thêm được đồng ra đồng vào, và thế là dì đi làm con nuôi người khác, không còn được lớm lên từ căn lều ọp ẹp mà dì đã được sinh ra. Hay mẹ của dì, người phụ nữ bán bánh đúc, chồng chết rồi còn phải căn đo từng đồng làm đám ma, gánh nặng gia đình ngày một đổ dồn lên đôi vai vốn từ lâu đã tảo tần sương gió. Bà mẹ nuôi dì cũng không phải là ngoại lệ, từng vì muốn giữ lại nắm xôi cho con nhỏ mà bị mụ chủ nợ mắng mỏ, chửi rủa bằng tất cả những lời lẽ đanh đá, chua ngoa, cay độc nhất. Qua Dì Hảo, Nam Cao đã tinh tế tái hiện bối cảnh xã hội lay lắt thời ấy, cái đói đã bủa vây tứ phía, qua câu chuyện bánh đúc bà xã Vận: "Tấm bánh chẳng lấy gì làm to, so với bánh người khác có phần hơi đắt. Nhưng mà ngon hơn.". Không chỉ giam hãm con người, cái đòi còn làm mục đi nhân cách, khiến con người sống một cách vật chất hơn trước một cuộc đời chật vật. Đọc Dì Hảo, tớ thực sự vô cùng cảm phục sự rất nhân văn tác giả, bởi lẽ, tưởng chừng như trong cuộc sống nghèo đói ấy, tình thương, tình yêu là thứ không thể nào tồn tại, nhưng trái lại với suy đoán ấy, chúng ta thấy rằng, đứa cháu dì cũng một tình yêu, tình thương đặc biệt cho dì, thứ tình yêu của một đứa trẻ, dịu dàng, thuần khiết nhưng cũng rất khó diễn đạt, khó nói được thành lời. Và dì Hảo, với đứa cháu nuôi của mình cũng dành một cảm tình lớn, mà qua trang văn Nam Cao, ta thấy "tấm vải của dì được giũ ra rồi dì giũ váy mấy cái cho lông bay hết, rồi lạo ôm tôi vào lòng mà vuốt hai trái đào của tôi. Những lúc ấy tôi thấy êm ái chẳng khác gì nằm trong lòng mẹ", hay "Dì Hảo đi lấy chồng, mang theo cho người ấy tất cả lòng yêu vẫn để cho tôi". Theo như tớ tìm hiểu, Dì Hảo được lấy cảm hứng từ một người có thật trong cuộc sống của nhà văn Nam Cao, chứng kiến một người phụ nữ xuất thân ở tầng lớp hạ lưu bị chèn ép trước một xã hội nghiệt ngã đã khiến nhà văn không thể cầm lòng được mà đặt bút viết nên trang văn ấy. Dì Hảo quá cam chịu, đến nỗi, sự cam chịu ấy đã ăn mòn thể xác và tâm hồn, khiến dì không còn khả năng phản kháng trước những uất ức và bất công mà cuộc đời này mang lại. Dì lấy chồng, trong khi người chồng ấy đối với dì không mảy may thương xót, huống hồ nói đến chuyện tình yêu. "Người ấy không yêu dì! Người ấy chẳng yêu dì Hảo đâu. Mà lại còn khinh dì là khác nữa. Hắn khinh dì là đứa con nuôi, còn hắn là con nòi cháu giống, tuy rằng nghèo xác. Và tuy rằng nghèo xác, hắn nhất định không làm gì. Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi." Số phận đối xử tệ với dì, nhưng đó chưa phải là tất cả những khổ đau mà trong đời dì phải chịu, chẳng những tên chồng không yêu thương, hắn còn vô cùng tệ hại, dì mất đi đứa con, không thể làm việc, hắn chửi dì, hắn bỏ nhà đi, ít lâu sau mang về nhà con bồ với dáng vẻ dương dương ngạo nghễ. Việc làm của thằng chồng sai quá sai, nhưng dì chỉ biết im lặng và nhẫn nhục, trớ trêu thay, "Dì biết phận dì.. dì khóc ngấm ngầm khi thấy chúng cười vui.. dì nhịn quắt ruột khi chúng ăn phung phí.. dì héo hắt đi, dì còm cõi." Có thể thấy, Dì Hảo là đại diễn cho những người phụ nữ bạc mệnh với kiếp sống mòn mỏi, xác xơ như quả tàn hoa rũ. Xung quanh họ, chỉ tồn tại những ức hiếp, những chà đạp, những bất công một cách vô lí, trái với luân thường.