Đề đọc hiểu: Đoạn trích của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Linh, 14 Tháng năm 2022.

  1. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    "Chuyện người con gái Nam Xương" là câu chuyện thương tâm về cái chết oan khuất của nhân vật Vũ Nương, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong xã hội phong kiến. Cùng ôn lại câu nói của Vũ Nương khi bị Trương Sinh nghi oan bằng việc trả lời các câu đọc hiểu sau.

    [​IMG]

    Đề đọc hiểu 1:

    1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

    2. Chỉ ra cặp đại từ xưng hô trong đoạn văn trên.

    3. Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì?

    4. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

    Gợi ý học bài:

    1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương", tác giả Nguyễn Dữ

    2. Cặp đại từ xưng hô trong đoạn trên: Thiếp – chàng

    3. Ý nghĩa của cụm từ "nghi gia nghi thất" : Nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng gây dựng hạnh phúc gia đình.

    4. Hàm ý của câu văn: Nỗi thất vọng, buồn bã, đau đớn của Vũ Nương khi bị Trương Sinh hắt hủi, tình vợ chồng gắn bó lâu nay đã tan vỡ.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng năm 2022
  2. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đề đọc hiểu 2:

    Đọc đoạn thơ văn sau và trả lời các câu hỏi:

    "Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

    - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

    Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."


    (Theo Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD Việt Nam, 2018, tr. 48)

    Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

    Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? Qua câu chuyện, nhà văn đã phản ánh hiện thực nào của xã hội đương thời?

    Câu 3: Hãy xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên và chỉ rõ những dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp đó.

    Câu 4: Sự "trở về" của Vũ Nương ở đoạn trích trên có hóa giải được bi kịch trong truyện hay không? Vì sao?

    Gợi ý học bài:

    Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản: "Chuyện người con gái Nam Xương", tác giả: Nguyễn Dữ.

    Câu 2:

    Truyện được kể theo ngôi thứ ba. Qua đó, nhà văn phản ánh hiện thực của xã hội đương thời:

    + Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc.

    + Phản ánh thực trạng xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền độc đoán, chà đạp lên số phận của người phụ nữ (đại diện là nhân vật Trương Sinh).

    + Phản ánh số phận con người, chủ yếu qua số phận người phụ nữ chịu nhiều bế tắc và oan khuất

    Câu 3:

    - Lời dẫn trực tiếp: "Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" .

    - Dấu hiệu nhận biết: Dấu: Và dấu - ở đằng trước câu văn.

    Câu 4: Sự "trở về" của Vũ Nương ở đoạn trích trên không hóa giải được bi kịch trong truyện, vì:

    - Hình ảnh rực rỡ trong chốc lát ấy làm tăng thêm tính bi kịch cho số phận nhân vật. Sự "trở về" ấy chỉ là hình ảnh hư ảo, đủ để an ủi cho người bạc phận khi đã được trả lại danh dự, phẩm tiết.

    - Lời bộc bạch: "thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" là nỗi lòng đau đớn của Vũ Nương khi khát khao trở về mà chẳng thể trở về.

    - Khi sương khói kỳ ảo tan đi, chỉ còn lại sự thực cay đắng: Vũ Nương, người phụ nữ đức hạnh, khao khát hạnh phúc gia đình không được ở lại trần gian. Như vậy sự trở về của nàng, hạnh phúc của nàng mãi mãi chỉ là hư ảo..
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...