Đề đọc hiểu: Dậy mà đi - Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 7 Tháng tư 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Đề kiểm tra đọc hiểu bài thơ Dậy mà đi (Tố Hữu) bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Mời các bạn cùng tham khảo:

    Đề đọc hiểu Ngữ văn 11: Dậy mà đi – Tố Hữu

    Câu hỏi đọc hiểu

    Đọc bài thơ:

    Dậy mà đi! Dậy mà đi!

    Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?

    Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

    Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần!

    Huống đường đi còn lắm bước gian truân

    Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!

    Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:

    Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!

    Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai

    Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.

    Thua ván này, ta đem bày ván khác,

    Có can chi, miễn được cuộc sau cùng

    Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công

    Rút kinh nghiệm đã bao lần thất bại:

    Một lần ngã là một lần bớt dại

    Để thêm khôn một chút nữa trong người.

    Dậy mà đi, hỡi bạn dân nghèo!


    (Dậy mà đi, Tố Hữu, NXB Văn hóa dân tộc 1999, tr. 107)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của bài thơ trên?

    Câu 2. Những câu thơ nào trong bài thơ thể hiện rõ nhất bài học kinh nghiệm mà nhân vật trữ tình đã rút ra sau bao lần thất bại?

    Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ: Ai chiến thắng mà không hề thất bại - Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần!

    Câu 4. Qua những trải nghiệm của nhân vật trữ tình sau thất bại:

    Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!

    Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai

    Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.

    Thua ván này, ta đem bày ván khác

    theo anh/chị những yếu tố nào sẽ giúp con người có thêm động lực để "dậy mà đi"?

    Câu 5. Xác định cụm từ được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào qua hình thức lặp lại ấy? nêu tác dụng.

    Câu 6. Anh/ chị hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ? Theo anh/chị, quan niệm "dậy mà đi" của tác giả thể hiện trong bài thơ là quan niệm như thế nào?

    Câu 7. Khi đối mặt với những thất bại trong cuộc sống, bạn chọn dừng lại hay bước tiếp? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) lí giải về sự lựa chọn của anh/chị.

    [​IMG]

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.

    Thể thơ: tự do;

    Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật;

    Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

    Câu 2. Những câu thơ trong bài thơ thể hiện rõ nhất bài học kinh nghiệm mà nhân vật trữ tình đã rút ra sau bao lần thất bại:

    - Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

    Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần!

    - Một lần ngã là một lần bớt dại

    Để thêm khôn một chút nữa trong người.

    Câu 3. Nội dung hai câu thơ: Ai chiến thắng mà không hề thất bại - Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần!

    - Thành công của mỗi người không đến một cách dễ dàng. Để có được thành công, con người phải trải qua ít nhiều lần thất bại;

    - Sự trưởng thành, chín chắn của con người có được cũng phải trải qua đôi ba lần dại dột, sai lầm.

    Như vậy hai câu thơ trên đề cập đến cái giá của thành công và sự trưởng thành; khẳng định ý nghĩa của những lần thất bại và dại dột trong hành trình đi đến thành công.

    Câu 4. Qua những trải nghiệm của nhân vật trữ tình sau thất bại:

    Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!

    Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai

    Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.

    Thua ván này, ta đem bày ván khác

    ta thấy, những yếu tố nào sẽ giúp con người có thêm động lực để "dậy mà đi" là:

    - Sức lực (hãy còn);

    - Lòng tin (không nghèo tin tưởng);

    - Lòng quyết tâm (thua ván này, bày ván khác).

    Câu 5.

    - Cụm từ được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ: dậy mà đi;

    - Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ;

    - Tác dụng:

    + Tạo giọng điệu thiết tha, truyền cảm, tăng tính tác động cho lời kêu gọi, hiệu triệu;

    + Nhấn mạnh hành động, thái độ cần có của con người sau vấp ngã: đứng dậy bước tiếp.

    Câu 6.

    Nhan đề bài thơ có thể hiểu: "Dậy mà đi" là lời khuyên của tác giả hãy đứng dậy sau thất bại để đi tiếp, chinh phục thành công.

    Quan niệm "dậy mà đi" của tác giả thể hiện trong bài thơ là quan niệm đúng đắn, tích cực, tiến bộ, có ý nghĩa kêu gọi, hiệu triệu mỗi người dù trong hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng hãy vững tin bước tiếp.

    Câu 7. Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem


    Xem thêm bên dưới
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng mười 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Đoạn NLXH 200 chữ: Đối diện với thất bại, bạn chọn dừng lại hay bước tiếp?

    "Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần" - thất bại là tất yếu mỗi người sẽ phải đối mặt trên con đường đi đến thành công. Vậy ta cần phải làm gì trong tình huống ấy? Nhiều người chọn dừng lại, nhưng tôi chọn bước tiếp. Bước tiếp sau thất bại là đứng lên làm lại từ đầu, kiên trì theo đuổi mục đích phía trước. Tôi chọn bước tiếp vì lựa chọn đó sẽ giúp con người đi gần đến thành công hơn. Trái ngọt ở cành cao, thành công ở nấc thang cao nhất, trượt chân một vài lần mà dừng lại, chúng ta sao có thể hái được trái ngọt, sao có thể chạm đến thành công? Kiên trì theo đuổi mục tiêu sau thất bại, chúng ta sẽ khẳng định được bản lĩnh của bản thân, tạo nên giá trị cho chính mình; giúp chúng ta có được cuộc đời ý nghĩa. Niềm vui sau khi đón nhận thành quả sẽ tạo động lực để chúng ta sẵn sàng đối mặt với bất cứ thất bại nào trong cuộc đời, sẽ giúp chúng ta hiểu rằng thất bại không hề đáng sợ mà chỉ là môi trường để chúng ta rèn luyện bản lĩnh, ý chí, Edison từng hơn 10 ngàn lần thất bại khi nghiên cứu hợp chất tạo ra bóng đèn. Nhưng ông không dừng lại, ông coi hơn 10 ngàn lần thất bại ấy là hơn 10 ngàn lần ông thành công trong việc loại trừ những chất không phù hợp. Như vậy, đứng lên sau thất bại sẽ mang lại rất nhiều điều tốt đẹp. Chúng ta sẽ không có được thành quả lớn lao nếu cứ gặp thất bại là bỏ cuộc. Tuy nhiên, ta cùng nên lựa sức mình. Cái đích quá viển vông, xa vời, nội lực không có thì không nên kiên trì theo đuổi một cách ngu ngốc. Bài học cho chúng ta là không ngừng cố gắng, nhưng đừng bảo thủ một cách vô ích.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...