Đề bài: Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi: Chuyện xưa kể rằng, có một anh tiều phu đến gặp ông chủ xưởng gỗ để xin làm việc. Thấy anh khỏe mạnh, chăm chỉ, lại thật thà, ông chủ xưởng nhận ngay. Để đáp lại lòng tốt của người chủ, anh tiều phu tự nhủ sẽ làm việc thật cố gắng. Vác chiếc rìu của mình lên vai, anh chàng đi vào rừng và chăm chỉ đốn gỗ. Sau một ngày dài làm việc, người tiều phu mang về 18 cây gỗ. Ông chủ hài lòng, vỗ vai anh và khích lệ: "Tốt lắm chàng trai, hãy cứ tiếp tục phát huy". Ngày tiếp theo, anh chặt tới 20 cây gỗ, rồi 25 cây, 30 cây. Số tiền kiếm được ngày càng nhiều, sự tin tưởng của người chủ càng lớn. Ngày thứ 5, sau khi làm việc hăng say từ sáng đến tối, anh tiều phu chắc mẩm mình đã chặt được nhiều hơn số gỗ ngày trước đó. Nhưng khi đếm lại, anh giật mình phát hiện ra số gỗ mình chặt được chỉ được 15 cây. Tự nhủ không thể để chuyện này lặp lại, sang ngày thứ 6, anh chàng thậm chí làm việc quần quật hơn hôm qua, không nghỉ lấy một phút. Thế nhưng, kết quả cuối ngày khiến anh rất buồn lòng khi số gỗ đốn được chỉ là 15 cây. Anh chàng tìm đến ông chủ, buồn rầu thanh minh: "Có lẽ tôi đã mất đi sức mạnh của mình rồi thưa ngài. Tôi không thể hiểu chuyện gì đã xảy ra". Ông chủ xưởng gỗ nhìn người tiều phu và chiếc rìu sứt mẻ của anh ta một lúc lâu, rồi thong thả hỏi: "Lần cuối cùng cậu mài chiếc rìu của mình là khi nào?". "Mài rìu ư? Tôi đã dành hết thời gian của mình để đốn cây, chẳng có giây phút nào ngơi nghỉ để mài rìu cả", anh tiều phu thật thà đáp. "Vậy đó chính là lý do đấy chàng trai", ông chủ đáp lại. (Theo lời kể của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln; Lam Thiên kể) Câu hỏi: Câu hỏi: Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? Câu 2. Khái quát nội dung chính của văn bản Câu 3. Bốn ngày lao động đầu tiên, người tiều phu trong truyện đã dựa vào điều gì để có được hiệu quả công việc cao? Bốn ngày lao động đầu tiên, người tiều phu đã dùng sức khỏe và sự nỗ lực, siêng năng, làm việc miệt mài không nghỉ để có được hiệu suất lao động cao. Bởi thế, anh đốn được từ 18 cây, đến 20, 25 rồi 30 cây mỗi ngày. Câu 4. Câu chuyện chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến người tiều phu làm việc những ngày cuối không hiệu quả? Theo em việc mài rìu được nhắc đến trong câu chuyện gợi em liên tưởng đến điều gì? Câu 5. Cách làm việc của người tiều phu thức tỉnh chúng ta điều gì? Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn: Tự nhủ không thể để chuyện này lặp lại, sang ngày thứ 6, anh chàng thậm chí làm việc quần quật hơn hôm qua, không nghỉ lấy một phút. Thế nhưng, kết quả cuối ngày khiến anh rất buồn lòng khi số gỗ đốn được chỉ là 15 cây. {.. } "Mài rìu ư? Tôi đã dành hết thời gian của mình để đốn cây, chẳng có giây phút nào ngơi nghỉ để mài rìu cả", anh tiều phu thật thà đáp. "Vậy đó chính là lý do đấy chàng trai", ông chủ đáp lại. Câu 7. Qua câu chuyện, em rút ra được những bài học gì? Câu 8. Với câu chuyện này, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đúc kết lại bằng một câu nói nổi tiếng: "Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu". Hãy bàn luận về câu nói trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ Trả lời: Đề kiểm tra môn ngữ văn, phần Đọc hiểu văn bản văn học - Câu chuyện mài rìu - Bài học thành công - Chuẩn bị hành trang đến thành công Câu 1 . Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? - Phương thức biểu đạt chính là tự sự. Câu 2 . Khái quát nội dung chính của văn bản Anh tiều phu đốn gỗ bằng một chiếc rìu cùn vì lâu ngày không mài nên hiệu quả công việc rất thấp. (Anh tiều phu đốn gỗ bằng một chiếc rìu nhưng hiệu quả công việc rất thấp vì đó chỉ là một chiếc rìu cùn mà lâu rồi anh không chịu mài nó). Câu 3 . Bốn ngày lao động đầu tiên, người tiều phu trong truyện đã dựa vào điều gì để có được hiệu quả công việc cao? Bốn ngày lao động đầu tiên, người tiều phu đã dùng sức khỏe và sự nỗ lực, siêng năng, làm việc miệt mài không nghỉ để có được hiệu suất lao động cao. Bởi thế, anh đốn được từ 18 cây, đến 20, 25 rồi 30 cây mỗi ngày. Câu 4. Câu chuyện chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến người tiều phu làm việc những ngày cuối không hiệu quả? Theo em việc mài rìu được nhắc đến trong câu chuyện gợi em liên tưởng đến điều gì? - Nguyên nhân: Anh tiều phu đã dành hết thời gian của mình để đốn cây, làm miệt mài, không nghỉ nên chẳng có giây phút nào ngơi nghỉ để mài rìu cả, - Việc mài rìu của người tiều phu nói thay cho quá trình chuẩn bị đầy đủ, kĩ và tốt nhất của bản thân trước khi làm việc để đạt hiệu quả cao. Đó là sự trau dồi tri thức, học hỏi, rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị về tinh thần, bản lĩnh, nghị lực, quyết tâm.. Câu 5 . Cách làm việc của người tiều phu thức tỉnh chúng ta điều gì? - Cách làm việc của người tiều phu chính là cách làm việc, lao động của rất nhiều người trong số chúng ta: Nhiều khi chúng ta làm việc cần cù, chăm chỉ, miệt mài nhưng hiệu quả lại không cao, nhiều khi còn không mang lại hiệu quả gì. Lí do có thể là làm việc không khoa học, không có kế hoạch, không có đủ năng lực, sức khỏe.. - Bởi vậy, để làm việc hiệu quả, chúng ta cần có sự chuẩn bị về mọi mặt cẩn thận, kĩ càng, lập kế hoạch và nỗ lực thực hiện. Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn: Tự nhủ không thể để chuyện này lặp lại, sang ngày thứ 6, anh chàng thậm chí làm việc quần quật hơn hôm qua, không nghỉ lấy một phút. Thế nhưng, kết quả cuối ngày khiến anh rất buồn lòng khi số gỗ đốn được chỉ là 15 cây. {.. } "Mài rìu ư? Tôi đã dành hết thời gian của mình để đốn cây, chẳng có giây phút nào ngơi nghỉ để mài rìu cả", anh tiều phu thật thà đáp. "Vậy đó chính là lý do đấy chàng trai", ông chủ đáp lại. (Các em chỉ ra một trong những biện pháp tu từ dưới đây nhé) Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem >>> Đọc Chi Tiết: Nghị Luận Về Câu Nói Nổi Tiếng: Nếu Cho Tôi 6 Giờ Để Chặt 1 Cái Cây, Tôi Sẽ Dành 4 Tiếng Để Mài Rìu