Đề đọc hiểu bài thơ Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh - Chủ đề phong thái ung dung, tinh thần lạc quan

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 13 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Đề bài: Đọc bài thơ, trả lời các câu hỏi:

    Tức cảnh Pác Bó

    "Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

    Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

    Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

    Cuộc đời cách mạng thật là sang".

    (Pác Bó, Cao Bằng, 1941, Hồ Chí Minh)

    Câu hỏi

    (Đề kiểm tra đọc hiểu môn ngữ văn, phần văn bản văn học)


    Câu 1. Từ thông tin về bài thơ, chỉ ra hoàn cảnh sáng tác bài thơ

    Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ

    Câu 3. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này

    Câu 4. Khái quát nội dung của bài thơ

    Câu 5. Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ chung của bài thơ.

    Câu 6. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Đang ở đâu? Làm công việc gì?

    Câu 7. Nhận xét tâm trạng, cảm xúc của Bác khi ở Pác Pó

    Câu 8. Tìm cặp từ trái nghĩa, chỉ ra tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa đó

    Câu 9. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ

    Câu 10. Tại sao Bác Hồ cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là "sang"?

    Câu 11. Viết đoạn văn cảm nhận 2 câu cuối bài thơ.

    Trả lời

    Câu 1. Từ thông tin về bài thơ, chỉ ra hoàn cảnh sáng tác bài thơ

    - Sáng tác tháng 2/1941, khi Bác Hồ trở về Tổ quốc, sống và làm việc hang Pác Bó trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước

    Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ

    - Biểu cảm

    Câu 3. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

    - Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

    - Một số bài thơ cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Cảnh khuya, Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam), Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)..

    Câu 4. Khái quát nội dung của bài thơ

    Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

    Câu 5. Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ chung của bài thơ.

    - Giọng điệu chung bài thơ: Vui tươi, hóm hỉnh, lạc quan,

    - Ngôn ngữ: Giản dị, cô đọng, gợi hình, gợi cảm

    Câu 6. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Đang ở đâu? Làm công việc gì?

    - Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Bác Hồ, đang ở hang Pác Bó, dịch lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô và trực tiếp lãnh đạo các mạng.

    Câu 7. Nhận xét tâm trạng, cảm xúc của Bác trong bài

    - Bác cảm thấy vui vẻ, lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào

    Câu 8. Tìm cặp từ trái nghĩa, chỉ ra tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa đó

    2 cặp từ trái nghĩa:

    +Thời gian: Sáng -tối

    + Hành động: Ra – vào

    - Tức: Nảy sinh, từ ngoại cảnh mà nảy sinh hành động, cảm xúc

    - Cảnh Pác Bó: Cảnh vật ở Pác Bó

    - Tức cảnh Pác Bó: Từ cảnh Pác Bó mà có ấn tượng, nẩy sinh cảm xúc, làm thơ

    → tác dụng: Gây ấn tượng, nhấn mạnh, làm nổi bật cuộc sống giản dị, đều đặn, quy củ của Bác cùng lối sống sự hòa hợp với thiên nhiên, núi rừng ỏ Pác Bó.

    Câu 9. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ

    - Tức cảnh

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    >>> xem chi tiết: Viết Đoạn Văn Cảm Nhận 2 Câu Cuối Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh, Có 1 Câu Cảm Thán
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...