Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình II, Thương vợ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi con mèo tháng 11, 20 Tháng năm 2022.

  1. con mèo tháng 11

    Bài viết:
    11
    Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài "Bánh trôi nước", "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương và "Thương Vợ" của Trần Tế Xương.

    * Mình phân tích theo hai luận điểm:

    Luận điểm một: Dưới chế độ phong kiến suy tàn mục nát, người phụ nữ phải mang trên mình nổi đau thân phận chịu số phận bị vùi dập, bất công của xã hội

    Luận điểm hai: Xã hội phong kiến có thể vùi dập người phụ nữ đến đáng thương, nhưng không thể làm lu mờ đi vẻ đẹp phẩm hạnh và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt ở họ.

    Bài làm

    "Thân em như trái bần trôi

    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"

    Từ xa xưa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều trong những câu ca dao, than thân trách phận. Đến với văn học viết thời trung đại hình ảnh người phụ nữ lại được khắc họa rõ nét hơn về những phẩm chất vô cùng quý báu ở họ là sự khao khát yêu thương và hạnh phúc thế nhưng luôn bị những thế lực bạo tàn chèn ép và xô đẩy. Cùng lấy cảm hứng đề tài người phụ nữ nhưng Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương lại có cách khai thác rất riêng, điều ấy được thể hiện qua bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) và Thương vợ.

    Dưới chế độ phong kiến suy tàn mục nát, người phụ nữ phải mang trên mình nổi đau thân phận chịu số phận bị vùi dập, bất công của xã hội . Trong cái xã hội trọng nam khinh nữ ấy cuộc sống của người phụ nữ trở nên vô cùng bấp bênh, họ thường không làm chủ được cuộc sống của bản thân mình.. Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tiêu biểu trong thời kì ấy nên những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch thay cho tiếng lòng của người phụ nữ xưa. Bà được sinh ra trong một gia đình gia giáo, cha là một Sinh đồ nên dù là phận nữ nhi bà vẫn được học hành như tử tế. Dù vậy, nhưng bà vẫn không tránh khỏi được định kiến khắt khe của xã hội, cũng phải gánh chịu những thiệt thì đắng cai. Bà thường dùng những hình ảnh quen thuộc trong dân gian kết hợp với giọng thơ đậm chất trữu tình để nói về thân phận người phụ nữ. Những bài thơ trên hình ảnh người phụ nữ hiện lên không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà quan trọng nhất đó chính là những phẩm chất cao quý về tài năng nhân phẩm và khát vọng chân chính về quyền sống quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Nhưng dù họ có tốt đến đâu cũng không tránh được số phận bấp bênh, không tự làm chủ được cuộc sống của mình. Họ phải đối diện với cảnh:

    "Bảy nổi ba chìm với nước non"



    "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng"

    Họ phó mặt cho số phận đẩy đưa họ sống nhưng chẳng được phép làm chủ cuộc sống của mình.

    Tạm gát lại thân phận bắp bênh hẩm hiu của người phụ nữ ta đến với "Tự tình II" để cảm nhận sâu sắc hơn về số phận ngang trái bẻ bàng của họ trong xã hội xưa. Cũng bởi cái xã hội trai có quyền năm thê bảy thiếp mà gái chỉ được hầu một chồng đã khiến biết bao người phụ nữ đau khổ chịu kiếp chồng chung. Họ sống trong trống vắng tủi hổ và những đêm dài đằng đẳng đối diện với chính mình:

    "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

    Trơ cái hồng nhan với nước non"

    [​IMG]

    Trong câu thơ hình ảnh "hồng nha" đã được vật hóa thành "cái hồng nhan" hàm ý ám chỉ người phụ nữ bị rẻ rúng khinh thường như một món đồ. Chao ôi! Biết bao là xót xa hờn tủi chất chứa trong cách gọi bất thường ấy. Phải đau đớn, tủi hổ tuyệt vọng đến mức nào mới đem bản thân mình ra so sánh như thế. Đã thế lại còn trơ ra đó với nước non. Nhưng tận sâu thẳm trong lời tự tình cay đắn chua xót ấy là niềm khao khát hạnh phúc đến cháy bỏng. Tuy nhiên sự khao khát ấy có mãnh liệt đến đâu vẫn không thoát được thực tại tàn khốc Hồ Xuân Hương đành mượn rượu giải sầu:

    "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

    Nhưng trớ trêu thay khi qua cơn say lại càng sầu hơn, càng cảm nhận rõ hơn về nổi đau thân phận. Người rồi lại tỉnh nhưng trắng khuyết vẫn hoàn khyết bà nhận ra cuộc đời chẳng có gì viên mãn trọn vẹn cả. Nó như một cái đầm lầy đen ngòm vô tận, một khi đã sa chân vào càng vùng vẫy chỉ càng lún sâu vào bi kịch. Đến cuối cùng bà chỉ đành ngán ngẫm cất tiếng thở dài:

    "Ngán nổi xuân đi, xuân lại lại

    Mảnh tình sản sẻ tí con con"

    Xuân của thiên nhiên đất trời đã qua thì có thể trở lại nhưng xuân của đời người đã qua thì sẽ mãi mãi đi qua, chẳng thể trở lại lần nữa. Dù tính cách có can trường mạnh mẽ đến đâu, đứng trước tạo hóa con người cũng chẳng thể kháng cự huống chi đến cuối cùng bà vẫn là phận nữ nhi. Duyên phận hẩm hiu, cuộc đời bạt bẽo tình chỉ có một mảnh con con lại còn phải san sẻ thử hỏi còn lại được bao nhiêu?

    Đó là người phụ nữ viết về người phụ nữ để có cái nhìn khách quan hơn ta đến với số phận người phụ nữ qua cách nhìn của đáng nam nhi Trần Tế Xương. Ông viết về vợ mình, một người phụ nữ xuất thân danh giá nhưng từ khi lấy ông Tú bà chưa một ngày được sống an nhàn xung túc. Dù vậy bà luôn vẹn câu "Tam tòng tứ đức" theo lễ giáo phong kiến. Từ bỏ cuộc sống đài cát Bà Tú:

    "Quanh năm buôn bán ở mom sông

    Nuôi đủ năm con với một chồng

    Người phụ nữ xưa luôn được dạy rằng xuất giá thì phải tòng phu, việc hầu chồng nuôi con đã ăn sâu vào tìm thức. Cả một gánh nặng gia đình đè nặng lên vai, không thể bỏ sót ngày đêm quán xuyến làm sao cho trọn vẹn đủ đầy. Phía sau sự trọn vẹn đó, mấy ai thấy được sự lam lũ cực nhọc của người phụ nữ, bận rộn luôn tay không có dư một chút thời gian nào cho bản thân vì" quanh năm "mãi" buôn bán ở mom sông ".

    " Lặn lội thân cò khi quảng vắng "

    Từ ngày này sang ngày khác bà Tú hi sinh vì chồng con một cách âm thầm lặng lẽ không chút thở than. Chính những hành động ấy đã khiến bà Tú trở nên đáng thương, đáng trân trọng hơn cả con cò trong thơ. Có lẽ, bà Tú là người mai mắn khi ít ra chồng bà vẫn thấy được và cảm thông với sự vất vả cơ cực của bà. Trong khi biết bao nhiêu người phụ nữ lúc bấy giờ cũng vất vả lam lũ nhưng chỉ đành ngậm đắng nuốt cay khi không được trân trọng. Sự vất vả, cơ cực thức khuya dậy sớm của họ được xem là hiển nhiên, là bổn phận của người phụ nữa trong giai đoạn lúc bấy giờ. Sự thật phũ phàng khi mà định kiến xã hội quá lớn, liệu có mấy ai thấy và cảm thông cho họ được như ông Tú?

    Xã hội phong kiến có thể vùi dập người phụ nữ đến đáng thương, nhưng không thể làm lu mờ đi vẻ đẹp phẩm hạnh và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt ở họ. Hồ Xuân Hương là minh chứng điển hình bà đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện điều đó:

    " Thân em vừa trắn lại vừa tròn "

    Hình ảnh chiếc bánh trôi nước xuất hiện trong thơ rất bình dị, mộc mạc với vẻ ngoài trắng tròn, bóng mịn, nhỏ nhắn mềm mại. Dù mộc mạc, bình dị bé nhỏ nhưng nó được làm từ gạo nếp, một loại nguyên liệu được ví như hạt ngọc trời đã mạnh mẽ khẳng định vẻ đẹp cũng như sự quý giá của bản thân bà. Nhận thức của bà đã vượt ra khỏi những định kiến xã hội, vì vốn dĩ chính những người phụ nữ lúc bấy giờ không nhận thức được giá trị của bản thân. Họ chấp nhận số phận rẻ rúng, thấp bé, mà xã hội phong kiến đã đặt ra cho họ, không dám khẳng định giá trị của chính mình. Nhưng bất công thay, người phụ nữ tài sắc ấy lại không nhận được hạnh phúc mà phải chịu kiếp sống chồng chung. Dù cuộc sống bể dâu tắc trở, nét đẹp tâm hồn và nhân phẩm của họ vẫn không phai mờ đi:

    " Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son "

    Tấm lòng son chính là tấm lòng son sắt vẹn nguyên, trung trinh dù có phải trải qua bao nhiêu phong ba bão táp bao nhiêu biến cố của cuộc đời. Mặc cho dòng đời xô đẩy, cuộc sống nghiệt ngã họ vẫn thủy chung son sắc gìn giữ phẩm hạnh cao quý của mình và khát vọng hạnh phúc vẫn cháy bỏng trong họ. Khát vọng ấy được Hồ Xuân Hương gửi gắm qua hai câu thơ:

    " Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

    Đâm toạt chân mây đá mấy hòn "

    Một lần nữa những hình ảnh đơn sơ nhỏ bé đời thường như" rêu, đá "lại xuất hiện trong thơ của bà. Nhưng lần này, nó không còn nhỏ bé mềm mại nữa mà vô cùng kiên cường, mạnh mẽ" đâm toạt "," xiên ngang ". Những động từ mạnh kết hợp nhịp thơ mạnh mẽ cho thấy khát vọng muốn vươn lên bức phá đã bộc lộ rõ ràng, không còn e dè, che giấu. Tất cả là sự phẩn uất cho thân phận, cũng là sự phản kháng thách thức muốn thoát khỏi hoàn cảnh thực tại không muốn cam chịu.

    Ở một khía cạnh khác, trong cái nhìn của Tú Xương qua" Thương vợ "ông đã dựng lên hình tượng một người vợ một người mẹ đẹp một cách hoàn hảo. Vợ ông đảm đang, vén khéo nuôi dủ năm con với một chồng một mình mạnh mẽ đối diện với gian nan vất vả trong việc mưu sinh:

    " Quanh năm buôn bán ở mom sông

    * * *

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông "

    " Mom sông, quãng vắng, buổi đò đông "là những nơi rộng lớn tràn ngập hiểm nguy mà ngày ngày bà Tú phải đối mặt. Ông Tú thấu tỏ hết tất cả sự cực nhọc, hi sinh của bà khi một thân một mình bương chảy mà không so đo tính toán thiệt hơn. Hình ảnh bà tú là đại diện cho đức tính chịu thương chịu khó vì chồng vì con của người phụ nữ Việt Nam.

    " Một duyên hai nợ âu đành phận

    Năm nắng mười mưa dám quảng công "

    Bà thấu hiệu đạo lý nhân sinh, có duyên thì sẽ gặp nhau nhưng phải có nợ mới nên duyên vợ chồng. Vì thế, dù cho năm nắng, mười mưa bà cũng chẳng dám kể công. Các từ số lượng, phiếm chỉ càng nhấn mạnh khắc họa rõ nét hơn tầng tầng lớp lớp sự hy sinh vì người khác của bà Tú. Hai câu thơ vừa thể hiện sự đau lòng của tác giả trước sự bất lực của bản thân, vừa là sự cảm phục của ông trước đức hy sinh cao quý, sự kiên trì nhẫn nại vì gia đình của người vợ.

    Khi lối sống thực dân du nhập vào Việt Nam đầy rẫy những điều trái tai gay mắt kéo theo những giá trị đạo đức dần mất đi. Hệ luy suy thoái đó đã được ông phản ánh trong tác phẩm" Đất Vị Hòa ":

    " Nhà kia lỗi phép con khinh bố

    Mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng "

    Một hình ảnh mới lạ về người phụ nữ tuy khôngcòn khép nép luồng cúi, nhưng nó không đẹp nó làm xấu đi nhân cách cao đẹp của người phụ nữ. Trước những suy thoái đó đức tính hi sinh của bà tú đã giữ cho gia đạo bình an thật đáng ca ngợi.

    Có thể thấy, Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương có hai góc nhìn khác nhau về người phụ nữ. Nếu như Hồ Xuân Hương đem đến cho người đọc về hình ảnh người phụ nữ tài sắc, thủy chung, nhưng lại chịu nhiều bất hạnh về cuộc sống và duyên phận thì Tú Xương mang đến cho chúng ta hình ảnh về đức hi sinh, sự can đảm chịu thương chịu khó của người phụ nữ. Dù vậy, cả ba tác phẩm" Bánh trôi nước" "Tự tình II" và "Thương vợ" đều mang tiếng nói cảm thông và sự ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Ngày nay, xã hội tiến bộ nam nữ bình đẳng người phụ nữ có tiếng nói riêng, có vị trí đáng kể và được xã hội tôn trọng hơn. Nhưng ở một góc khuất nào đó người phụ nữ vẫn chưa thể thoát khỏi được những định kiến xưa.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...