Đề bài: Hình tượng mùa xuân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Gợi ý: Ý 1: Giới thiệu. Ý 2: Vai trò, vị trí: Hình tượng mùa xuân là hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ, xuyên suốt mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ý 3: Hình tượng ấy được vận động và phát triển theo mạch cảm xúc của bài thơ. - Mùa xuân thiên nhiên - mùa xuân quê hương xứ Huế. - Mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng. + Không khí rộn ràng, tưng bừng của con người khi đất nước vào xuân. + Đất nước đang vươn mình trong gian lao và trưởng thành đi lên phía trước với những mùa xuân đẹp đẽ. - Mùa xuân đời người và ước nguyện. + Cuộc đời con người là mùa xuân. + Ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ để dâng hiến cho đời. Đánh giá: Hình tượng mùa xuân là một hình tượng đặc sắc, giàu ý nghĩa, có sự khái quát cao. Đó không chỉ là mùa xuân của cuộc đời con người mà còn là mùa xuân của đất nước. Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, góp vào sự phong phú của thi ca về hình tượng mùa xuân. Chúng ta đã có Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính, Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, Xuân không mùa của Xuân Diệu và Xuân ý, Xuân lòng, Xuân nhân loại của Tố Hữu, giờ lại có thêm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp với tất cả sức tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, tự nhận làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân của đất nước, của cuộc đời chung rộng lớn. Từ hình ảnh mùa xuân, ta thấy được tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt của nhà thơ và ước nguyện chân thành, tha thiết với lẽ sống cao đẹp của con người đã dâng trọn đời mình cho quê hương, đất nước.