Đáp án Module 9 THPT - Tự luận - Phần 2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Hạc Phong, 6 Tháng tư 2022.

  1. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    NỘI DUNG 2: THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động 5: Tìm hiểu

    Kể tên một số thiết bị công nghệ thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục trong môn Ngữ văn. Theo thầy/cô, khi sử dụng các thiết bị công nghệ ấy cần lưu ý những điều gì?

    Trả lời:

    Một số thiết bị công nghệ thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục môn Ngữ Văn:


    1. Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop)

    Lưu ý khi sử dụng:

    - Máy tính có khả năng thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ họa. Để thực hiện các thao tác này và các nhiệm vụ của người sử dụng, máy tính cần được trang bị một hệ điều hành và các chương trình phần mềm tương thích.

    - Máy tính là công cụ mạnh mẽ có thể thực hiện hàng loạt chức năng nhưng máy tính cần có các lệnh rõ ràng và hoàn chỉnh thì mới thực hiện công việc được chính xác. Do đó đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có năng lực tin học ở mức độ nhất định.

    - Cần tuân thủ chế độ bảo quản và bảo hành máy tính đúng cách và định kì.

    [​IMG]

    2. Thiết bị âm thanh đa năng di động

    Lưu ý khi sử dụng:

    - Thành phần cơ bản đi kèm: Micro cho GV và HS.

    - Yêu cầu nguồn điện: AC 220V/50Hz (có thể sử dụng nguồn pin hoặc ắc quy/accu).

    - Cách sử dụng đơn giản nên các hướng dẫn thao tác sử dụng được nhà sản xuất đóng gói kèm theo thiết bị.

    - Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý:

    + Chọn vị trí đặt hệ thống phù hợp để mọi HS tham gia hoạt động đều nghe rõ.

    + Điều chỉnh âm thanh phù hợp với hoạt động của nhóm/lớp đồng thời không gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm/lớp học khác.

    3. Máy chiếu (Projector)

    * Lưu ý sử dụng Khi sử dụng máy chiếu đa năng, cần lưu ý:

    - Mỗi loại máy chiếu khác nhau thường có những thao tác sử dụng không giống nhau, do đó cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng máy.

    - Máy chiếu thường có 2 loại cổng cắm là: VGA và HDMI. Khi kết nối giữa máy vi tính và máy chiếu cần sử dụng dây kết nối có 2 đầu giống nhau (hoặc là VGA, hoặc là HDMI) và cắm vào đúng vị trí trên cả máy vi tính và máy chiếu.

    - Bài giảng phải có khuôn hình hoặc định dạng phân giải phù hợp để khi chiếu lên cho hình ảnh đúng với bài soạn trên máy tính.

    - Khi tắt máy chiếu cần chờ quạt của máy ngưng mới rút dây điện nguồn. Với dòng máy có khả năng làm mát nhanh có thể rút điện máy chiếu ngay. Tuyệt đối không rút dây điện nguồn khi máy chiếu chưa tắt.

    4. Máy tính bảng

    * Lưu ý sử dụng Để sử dụng máy tính bảng, cần quan tâm đến các yêu cầu cơ bản:

    - Việc thiết lập và đăng nhập tài khoản mail trên máy tính bảng là rất cần thiết, giúp sử dụng thiết bị này an toàn và hiệu quả hơn.

    - Máy tính bảng thường có dung lượng lưu trữ không lớn như một số mẫu điện thoại thông minh hay Laptop. Tuy các thiết bị hiện nay đều hỗ trợ khe cắm mở rộng bộ nhớ, tuy nhiên khả năng hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn, do đó nên sử dụng thêm dịch vụ lưu trữ đám mây giúp máy giải phóng được bộ nhớ, giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn.

    - Khi cài một số ứng dụng sẽ được hỏi có muốn nhận thông báo không, với ứng dụng cần thiết như Facebook, zalo, viber.. nên để thông báo để trả lời sớm, còn ứng dụng như game, báo.. thì nên ẩn để tiết kiệm được pin, giữ thiết bị hoạt động ổn định.
     
    khangtrangAdmin thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    NỘI DUNG 2: THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động 6: Bổ trợ

    Thầy cô hãy chia sẻ một số học liệu số thầy cô đã sử dụng để hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục môn Ngữ văn.

    Trả lời:


    Đối với môn Ngữ văn cấp THPT, giáo viên có thể khai thác nguồn học liệu số có sẵn trên Internet để xây dựng và tổ chức KHBD. Chúng ta cũng có thể tìm kiếm những nguồn học liệu số khác theo định hướng được giới thiệu hoặc có thể tự xây dựng, phát triển các học liệu số bằng các công cụ, phần mềm phù hợp.

    1. Nguồn học liệu số dùng chung

    a) Kho bài giảng e-Learning - Bộ GD&ĐT

    b) Nền tảng sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

    · Sách điện tử: Cung cấp giao diện thân thiện, trực quan, tôn trọng trải nghiệm đọc sách thực tế; đồng thời đính kèm các học liệu điện tử sinh động bổ trợ cho nội dung bài học và bài tập tương tác, đối chiếu trực tiếp.

    · Luyện tập: Cung cấp hệ thống bài tập trích xuất từ sách giáo khoa, sách bổ trợ, kết hợp với kho tài nguyên tự kiểm tra - đánh giá, bài tập chuyên đề, đề thi; đồng thời tích hợp chức năng kiểm tra đúng - sai, hướng dẫn và lời giải chi tiết để hỗ trợ HS tự luyện tập, thực hành và giúp GV có nguồn tài liệu tham khảo, giảng dạy.

    · Thư viện: Cung cấp hệ thống bài tập trích xuất từ sách giáo khoa, sách bổ trợ, kết hợp với kho tài nguyên tự kiểm tra - đánh giá, bài tập chuyên đề, đề thi; đồng thời tích hợp chức năng kiểm tra đúng - sai, hướng dẫn và lời giải chi tiết để hỗ trợ HS tự luyện tập, thực hành và giúp GV có nguồn tài liệu tham khảo, giảng dạy.

    c) Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP)

    2. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Ngữ văn

    a) Chương trình truyền hình

    b) Phim về các chủ đề dạy học Ngữ văn

    c) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề

    Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số để hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục môn Ngữ văn.

    Đối với môn Ngữ văn cấp THPT, giáo viên có thể khai thác nguồn học liệu số có sẵn trên Internet để xây dựng và tổ chức KHBD. Chúng ta cũng có thể tìm kiếm những nguồn học liệu số khác theo định hướng được giới thiệu hoặc có thể tự xây dựng, phát triển các học liệu số bằng các công cụ, phần mềm phù hợp.

    1. Nguồn học liệu số dùng chung

    a) Kho bài giảng e-Learning - Bộ GD&ĐT

    + Địa chỉ truy cập: https: //elearning. Moet. Edu.vn/

    + Mô tả: Kho bài giảng E-Learning thuộc dự án của Cục CNTT và Bộ giáo dục và Đào tạo, được thiết kế hướng tới đối tượng người dùng là HS các cấp học, GV, cán bộ quản lí, phụ huynh HS và toàn xã hội. Đây là nơi lưu trữ hệ thống các bài giảng E-Learning được thiết kế và triển khai với mong muốn xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ dạy, học trong và ngoài nhà trường, phục vụ mục đích học tập suốt đời, học mọi lúc mọi nơi. Đề làm được việc đó, Ban quản trị hệ thống đã lựa chọn những bài giảng chất lượng tốt nhất từ các GV trong cả nước thông qua cuộc thi Quốc gia Thiết kế bài giảng E-Learning được tổ chức hàng năm.

    b) Nền tảng sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

    + Địa chỉ: https: //hanhtrangso. Nxbgd.vn/ .

    + Mô tả: Nền tảng sách điện tử Hành trang số chính thức ra mắt GV và HS cả nước với ba tính năng chính:

    · Sách điện tử: Cung cấp giao diện thân thiện, trực quan, tôn trọng trải nghiệm đọc sách thực tế; đồng thời đính kèm các học liệu điện tử sinh động bổ trợ cho nội dung bài học và bài tập tương tác, đối chiếu trực tiếp.

    · Luyện tập: Cung cấp hệ thống bài tập trích xuất từ sách giáo khoa, sách bổ trợ, kết hợp với kho tài nguyên tự kiểm tra - đánh giá, bài tập chuyên đề, đề thi; đồng thời tích hợp chức năng kiểm tra đúng - sai, hướng dẫn và lời giải chi tiết để hỗ trợ HS tự luyện tập, thực hành và giúp GV có nguồn tài liệu tham khảo, giảng dạy.

    · Thư viện: Cung cấp hệ thống bài tập trích xuất từ sách giáo khoa, sách bổ trợ, kết hợp với kho tài nguyên tự kiểm tra - đánh giá, bài tập chuyên đề, đề thi; đồng thời tích hợp chức năng kiểm tra đúng - sai, hướng dẫn và lời giải chi tiết để hỗ trợ HS tự luyện tập, thực hành và giúp GV có nguồn tài liệu tham khảo, giảng dạy.

    c) Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP)

    + Địa chỉ: Cổng thông tin điện tử Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông .

    + Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. GV có thể tra cứu và tham khảo các thông tin liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chương trình môn học, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

    2. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Ngữ văn

    a) Chương trình truyền hình

    Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là một số ví dụ: https: //vtv.vn/video/cho-ngay-hoan-hao-nha-van-minh-chuyen-va-nhung-tac-pham-thoi-hau-chien-381473. Htm ; https: //vtv.vn/video/thoi-su-19h-tuong-nho-nha-van-to-hoai-42963. Htm .

    b) Phim về các chủ đề dạy học Ngữ văn

    Nội dung dạy học môn Ngữ văn hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những ứng dụng phổ biến về video dạy học Ngữ văn là Youtube.

    Sau đây là một ví dụ

    .

    c) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề

    GV có thể truy cập đường link https: //www. Pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Ngữ văn. Website này bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực văn học và ngôn ngữ. Kho dữ liệu hình ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn.

    * Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, chúng ta có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng.

    Tuy nhiên cần lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội dung học liệu số:

    - Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.

    - Sử dụng đúng từ khóa.

    - Sử dụng các liên từ OR, AND.

    - Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 6 Tháng tư 2022
  4. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    NỘI DUNG 2: THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động 7: Giới thiệu

    Câu 1: Phân tích cách thức ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn ở cấp THPT trong một tình huống dạy học cụ thể được trình bày ở tài liệu đọc (mục 2.3).

    Trả lời:

    1. Thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện phục vụ dạy học có sử dụng Powerpoint

    Ý tưởng: GV cần thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện để sử dụng dạy học trên lớp học.

    Thực hiện:

    - GV: Sử dụng Powerpoint để thiết kế một bài trình chiếu (khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên) đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động học tập kết hợp với bài trình chiếu để hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức.

    - HS: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của GV, tham gia các hoạt động học tập.

    2. Ý tưởng: Thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện với nội dung và hiệu ứng theo yêu cầu dạy học, sau đó xuất bản bài trình chiếu với định dạng video để phục vụ dạy học trên lớp. Ngoài ra, video này có thể được lưu trữ dưới dạng học liệu số để tham khảo trực tuyến tại nhà như một video thông thường trên các mạng xã hội chia sẻ video thông dụng (Youtube, Vimeo).

    Thực hiện:

    - GV: Thiết kế một bài trình chiếu như bình thường với đầy đủ nội dung và hiệu ứng. Sau khi hoàn thành bài trình chiếu, GV sử dụng chức năng lưu với dạng kết xuất ra video (mp4 file) để phục vụ trình chiếu cho HS xem trên lớp. Ngoài ra GV cũng có thể đưa video lên kho học liệu số của GV hoặc mạng xã hội chia sẻ video và cung cấp địa chỉ (URL/link) của video để HS khai thác, sử dụng video đó.

    - HS: Xem video trực tuyến và thực hiện các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV.

    Câu 2: Theo thầy/cô nên sử dụng phối hợp các phần mềm trong dạy học môn Ngữ văn ở cấp THPT như thế nào cho hiệu quả?

    Trả lời:

    Giáo viên căn cứ vào từng nội dung bài học, mục đích cần đạt của mỗi bài học để thiết kế kế hoạch bài dạy phù hợp. Từ đó cần sử dụng phối hợp các phần mềm một cách linh hoạt, phù hợp theo yêu cầu của môn học, bài học. Sử dụng phù hợp trong các hoạt động dạy học. Cần phải tùy vào ngữ liệu, mục tiêu dạy học, thiết bị và mục đích, HS.. để sử dụng phối hợp các phần mềm. Không nên sử dụng chỉ một phần mềm, cũng không nên dùng quá nhiều phần mềm.
     
  5. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    NỘI DUNG 2: THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động 8: Khai thác

    Hãy chia sẻ định hướng sử dụng và đề xuất ý tưởng ứng dụng ít nhất 03 phần mềm trong dạy học Ngữ văn cấp THPT.

    Có thể sử dụng 3 phần mềm sau:

    - Padlet: Dùng để cho HS luyện viết đoạn văn.

    - Google Forms: Bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến hoặc tự luận ngắn, tổ chức và điều hành bài kiểm tra trực tuyến tại lớp học cho HS tham gia.

    - Google Classroom: Tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ chức sẵn các chủ đề/hoạt động học tập, thêm/bớt HS vào lớp học, tiến hành giảng dạy trực tuyến định kì và thường xuyên theo lịch biểu, trao đổi, thảo luận, giám sát, phản hồi và chấm điểm cho HS.
     
    Admin thích bài này.
  6. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    NỘI DUNG 2: THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, HỌC LIỆU SỐ VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động 9- Luyện tập



    Trình bày cơ sở lựa chọn, ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục môn Ngữ văn cấp THPT.

    Trả lời:


    Cơ sở lựa chọn, ứng dụng công nghệ thông tin học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục môn Ngữ Văn cấp THPT:

    Loại nội dung dạy học cần hoặc phải được sử dụng ở dạng học liệu số: Việc xây dựng và triển khai một số nội dung dạy học trong yêu cầu cần đạt cũng đã được căn cứ trên khả năng khai thác, sử dụng công nghệ hiện đại, trong đó có CNTT để giúp đạt mục tiêu dạy học. Chẳng hạn, với các khái niệm trừu tượng; các cấu trúc, sơ đồ phức tạp; các quá trình, hiện tượng phức tạp;.. thì rất cần sử dụng CNTT thể hiện nội dung dạy học ở dạng học liệu số.

    Tính năng, ưu điểm và hạn chế của phần mềm: Mỗi phần mềm có nhiều chức năng khác nhau, có những ưu điểm và hạn chế khác nhau khi khai thác trong điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, bên cạnh việc xem xét về dạng học liệu số, loại nội dung dạy học, loại hoạt động học.. GV cần kết hợp xem xét tính năng, ưu điểm và hạn chế của các phần mềm để lựa chọn được phần mềm hỗ trợ việc thiết kế, biên tập học liệu số phù hợp với bối cảnh của việc chuẩn bị, tổ chức hoạt động dạy của GV và học của HS.

    Điều kiện triển khai: Việc lựa chọn phần mềm để thiết kế biên tập học liệu số còn phải tính đến năng lực CNTT của GV và các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, GV, HS.. để triển khai dạng học liệu số đó.

    Trên các cơ sở vừa nêu, với yêu cầu cần đạt về kĩ năng nói của lớp 10 "Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân", sau khi thực hiện các bước 1 và bước 2, ở bước 3 GV có thể hướng dẫn HS sử dụng phần mềm MS PowerPoint hoặc Infographic để thiết kế bài giới thiệu có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
     
    khangtrangAdmin thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...