Đại Ngu quốc hiệu có ý nghĩa thế nào, nó được bắt nguồn từ đâu?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 11 Tháng bảy 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Đại Ngu quốc hiệu có ý nghĩa thế nào, nó được bắt nguồn từ đâu?

    * * *

    Mỗi khi nhắc đến sử Việt, chúng ta sẽ lại được cùng nhau xuyên suốt các quá trình lịch sử cùng trải qua muôn vàn các triều đại phong kiến xoay chuyển, ở đó đã được ghi lại những dấu mốc hào hùng oanh liệt đáng nhớ nhất. Dưới triều đại nhà Hồ, với ý nghĩa của quốc hiệu "Đại Ngu" cũng đã đặt ra rất nhiều câu hỏi cho mọi người.

    Tại sao lại lấy tên là "Đại Ngu" để đặt tên cho một tên nước?


    [​IMG]

    Từ tháng 3 năm 1400, sau khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền, quốc hiệu Đại Việt của dân tộc Việt đã được đổi thành Đại Ngu. Quốc hiệu này được bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng, họ Hồ là con cháu của Vu Thuấn, một vị vua của Trung Hoa cổ đại nổi tiếng, vì đã mang lại sự bình yên thịnh vượng cho dân chúng. Chữ "Ngu" trong quốc hiệu Đại Ngu của nhà Hồ có nghĩa là sự yên vui, hòa bình. Vậy Đại Ngu có thể hiểu là ước vọng về sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.

    Lịch sử cũng đã ghi nhận biết bao nỗ lực to lớn của nhà Hồ để hiện thực hóa mong muốn này, đó là những cải cách sâu sắc do Hồ Quý Ly thực hiện từ cuối thời Trần nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng toàn diện của xã hội.

    Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi rồi đổi quốc hiệu thành Đại Ngu, những cuộc cải cách này càng được đẩy mạnh, hòng đem lại nhiều đổi thay cho đất nước. Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách thiết chế chính trị xã hội và hệ tư tưởng phong kiến, các biện pháp cụ thể như: Phát triển đội ngụ quan lại phong kiến quan liêu thay thế dần phong kiến quý tộc, giảm thiểu về việc phát triển chùa chiền, không biệt đãi và đưa nhiều tôn thất của họ Hồ vào cai quản bộ máy nhà nước, nhằm đề cao tác dụng và trách nhiệm hệ thống phong kiến quan liêu.

    Trên bình diện về kinh tế xã hội, Hồ Quý Ly đã đưa ra nhiều biện pháp cải tổ như: Thực hiện phép "Hạn Điền", nhằm hạn chế chiếm hữu lớn đất đai của giai cấp quý tộc phong kiến. Phép "Hạn Nô" để hạn chế về số lượng gia nô mà giới phong kiến quý tộc sở hữu, từ đó bổ sung số gia nô dư thừa vào việc củng cố quân đội.

    Dưới triều Hồ, tiền giấy đã được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Về văn hóa giáo dục, Hồ Quý Ly cũng khuyến khích sử dụng chữ "Nôm". Đề cao lối học thực dụng, phê phán những kẻ chỉ biết "tầm chương trích cú", học rộng nhưng viển vông. Về thi cử cũng được cải tiến, nhằm kén chọn ra được nhiều người hiền tài hơn. Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều điểm chưa triệt để, xong các cải cách của Hồ Quý Ly đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội dân tộc trong suốt giai đoạn nhà Hồ cai trị.

    Dưới quốc hiệu "Đại Ngu", người Việt đã được chứng kiến nhiều thành tịu to lớn về kỹ thuật, khoa học như việc phát minh ra súng "Thần Cơ", thuyền "Cổ Lâu" loại chiến thuyền lớn có hai tầng. Những hệ thống thủy lợi quy củ trải khắp quốc thổ, những công trình kiến trúc hoành tráng, như thành trì nhà Hồ cũng là một di sản vô cùng quý báu mà Hồ Quý Ly để lại cho người Việt ngày nay. Những công trình độc đáo này đã thể hiện được mức phát triển mới trong phong cách kiến trúc và kỹ thuật xây dựng bằng những khối đá lớn là thành tịu chưa từng có ở Việt Nam, đã chứng minh quyết tâm của nhà Hồ trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy vậy nhưng hào quang của "Đại Ngu" đã vụt tắt chỉ sau 7 năm cai trị ngắn ngủi trước cuộc xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ đã thực sự sụp đổ vào tháng 4 năm 1407, sự tồn tại của quốc hiệu "Đại Ngu" cũng chính thức chấm dứt từ thời điểm đó.

    Có thể nói dưới triều đại nhà Hồ, ý nghĩa của quốc hiệu "Đại Ngu" mới chỉ thực hiện được non nửa trên một phương diện nhất định. Nhà Hồ đã đem lại sự bình yên cho đất nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhưng họ đã thất bại trong việc đem lại sự bình yên trong lòng dân, đó là nguyên nhân chính đã dẫn tới sự đổi vỡ của triều đại này.

    [​IMG]

    Theo ghi chép các triều đại bên trong cuốn "Ký Sử Toàn Thư", khi còn nhỏ Hồ Quý Ly học võ với Nguyễn Sư Tề, do vậy mà Quý Ly văn võ đêu am tường nhưng không thuộc loại xuất chúng. Nhưng theo phân tích do có quan hệ với nhà vua, biết lấy lòng Huệ Tông nên theo năm tháng ông đã có được vị trí lớn hơn trong triều đình.

    Vào tháng 3 năm Tân Hợi 1371, mẹ của Sơn Nhật Lễ chạy sang cầu cứu khi quân Chiêm Thành vào cướp phá kinh đô Thăng Long, nhà vua phải chạy lánh nạn sang huyện Đông Ngàn, tức thành phố Từ Sơn Bắc Ninh bây giờ. Dân tình thống khổ, nhà Trần bấy giờ suy yếu, Huệ Tông trông cậy hết vào Quý Ly. Tháng 9 ông được gia phong làm Trung Tiên Quốc Thượng Hầu, chỉ trong 4 tháng Quý Ly đã thăng tiến rất nhanh về hoạn lộ và quan tước. Thực chất với sự thăng tiến này không dựa trên tài năng và trung thành tận tụy của ông, mà vì lúc đó vua Huệ Tông đang hoảng loạn chính biến lại quá mù quáng với kẻ ngoại thích này.

    Huệ Tông lên làm vua được 2 năm, từ cuối năm 1370 đến cuối năm 1372 thì nhường ngôi lại cho em là Hoàng Thái Tử tức Duệ Tông để làm Thái Thượng Hoàng. Thế rồi đến tháng Giêng Ất Mão năm 1375, Duệ Tông gấp rút chuẩn bị lực lượng để đối phó quân Chiêm Thành, lúc này Hồ Quý Ly năm hết quyền hành tham mưu quân sự, cũng giúp ông ta từng bước tạo dựng vây cánh.

    Vào tháng 5 năm Bính Thìn 1376, Duệ Tông thân chinh dẫn binh đi đánh Chiêm Thành, kết quả sa vào ổ phục kích quân giặc chết ngay tại trận, lúc ấy Quý Ly nghe tin liền trốn ngay về nước. Thấy vua chết vì nạn nước, Thái Thượng Hoàng liền lập con trưởng của vua là Kiến Đức lên làm vua, xưng làm Giản Hoàng, tức Đế Hiện. Đến tháng 5 năm Đinh Tị 1377, Đế Hiện thì vẫn u mê nhu nhược không làm nổi việc gì, uy quyền càng ngày càng rơi về tay Quý Ly.

    Trước tình hình trên vua Đế Hiện bèn bày mưu cùng Thái Úy Ngạc rằng, Thượng Hoàng vì tin dùng ngoại thích cho hắn mặc sức làm gì thì làm, nếu không lo trước đi về sau tất khó chế ngự. Nhưng Đế Hiện không ngờ được tai mắt Quý Ly có ở khắp nơi, cũng vì thế mà Quý Ly liền xúi giục Thái Thượng Hoàng phế bỏ Đế Hiện, lại lập Chiêu Định Vương Ngưng lên làm vua, tức vua Thuận Tông. Cũng từ đó Hồ Quý Ly mặc sức làm liều, thường xuyên tàn sát những người chống đối, đến năm 1400 Hồ Quý Ly chính thức phế ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế mà tự lập làm vua. Hồ Quý Ly tại vị đến năm 1401 thì nhường ngôi lại cho con trai là Hồ Hoán Thương mà làm Thái Thượng Hoàng.

    Cho dù Hồ Quý Ly thường bị người đời sau lên án đã truất ngôi nhà Trần, cũng như để đất nước rơi vào tay quân giặc phương Bắc, nhưng không vì thế mà lịch sử không nhắc cùng khắc ghi công lao to lớn mà Hồ Quý Ly đã từng đóng góp cho nước nhà, một vị vua có tầm ảnh hưởng cùng vô vàn cải cách vượt tầm thời đại, với mong muốn đất nước trở nên hùng cường hơn.


    [​IMG]

    Hồ Quý Ly đã mong muốn xây dựng bộ máy chính trị với lực lượng quân đội hùng mạnh, có lần ông đã nói với các quan rằng: Làm sao để có được một vạn quan chống giặc phương Bắc.

    Theo chiến dịch của viên Đồng Chi Khu Mật Sứ Hoàng Khối Khanh, vào năm 1401 Hồ Quý Ly đã ra lệnh làm sổ hộ tịch điều tra nhằm nắm chắc quân số để tuyển binh lính. Năm 1406 khi quân Minh chuẩn bị sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly đã tăng thêm số quân binh bằng cách, liền hạ lệnh cho những người có phẩm tước chiêu mộ những vong mệnh làm quan quân. Chính nhờ những chính sách này mà quân đội nhà Hồ lúc bấy giờ có số lượng lớn rất nhiều trong lịch sử nước ta.

    Song song với những biện pháp về tổ chức lực lượng quân sự, nhà Hồ cũng chú trọng đến việc cải tiến vũ khí kỹ thuật, mở xưởng đúc vũ khí, tuyển chọn rất nhiều thợ giỏi vào làm việc. Vũ khí cùng thiết bị quân sự vào thời kỳ này đã có những bước tiến quan trọng về mặt kỹ thuật và tính năng quân sự. Khi đó Hồ Nguyên Trừng sáng chế ra một loại súng thần cơ, có sức công phá vô cùng mạnh mẽ, thủy binh đã được trang bị thuyền chiến hạng lớn. Bên cạnh đó còn chủ trương xây dựng các hệ thống phòng tuyến trên mặt đất để phòng thủ quốc gia như thành Tây Đô, thành Đa Bang, cùng công trình phòng thủ quy mô lớn dài gần 400 km, kéo dài từ núi Tản Viên men theo sông Đà, Sông Hồng, sông Lược chạy mãi cho tới cửa sông Thái Bình.

    Vào năm 1405 Hồ Hoán Thương định quân Nam Ban và Bắc Ban chia thành 12 vệ, quân điện hậu Đông và Tây lại chia thành 8 vệ, mỗi vệ 18 đội, mỗi đội là 18 người. Đại quân là 30 đội, trung đội là 20 đội, mỗi doanh 15 đội, mỗi đoàn 10 đội, cấm vệ đô 5 đội do đại tướng quân thống lĩnh. Tổng số quân binh trong 12 vệ Nam Bắc là 4320 người, trong 8 vệ Đông Tây là 2820 người, trong đó chia nhỏ Đại quân là 540 người, trung quân 360 người, đặt hai vệ Thiên Ngưu và Phủng Thần thuộc quân Long Tiệp, cùng đặt các chức thủy quân Đô Tướng và bộ quân Đô Úy, hương binh chọn người có chức tước tạm cho cai quản. Tuy nhiên khi quân Minh kéo sang xâm lược, cha con Hồ Quý Ly đã nhanh chóng thất bại, do không được lòng dân ủng hộ.

    Thật đúng như lời Hồ Nguyên Trừng, con trai của Hồ Quý Ly từng nói: Thần không sợ đánh giặc, chỉ sợ lòng dân không theo.

    Đó cũng là bài học lớn dành cho hậu thế, Hồ Quý Ly cũng là nhân vật được bàn luận nhiều nhất trong giới học thuật, người thì khen kẻ thì chê theo nhiều ý kiến trái chiều.

    * * *HẾT* * *

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
    Huệ Lê Thị thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...