Chuyên đề: Đảng Cộng sản Việt Nam – Người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi vĩ đại

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi CaoSG, 12 Tháng tám 2023.

  1. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    433
    Chuyên đề: Đảng Cộng sản Việt Nam – Người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi vĩ đại

    (phần 1)

    **Đây là một trong 03 chuyên đề của Lớp Bồi dưỡng Cán bộ Đoàn thanh niên ở Cơ sở mà Cáo đã được học năm 2016. Bài viết này được đánh máy từ bản chép tay của Cáo, chỉ ghi lại những điểm trọng tâm cần nhớ đồng thời có bổ sung một vài số liệu để các bạn dễ so sánh - ghi nhớ.

    Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) do Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) sáng lập và rèn luyện hơn 90 năm 03/02/1930 mãi mãi là móc son chói lọi trong lịch sử Cách mạng Việt Nam (CMVN). Đã chứng minh kiên định với Chủ nghĩa Mác – Lênin (CNM-L) và Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM). Kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắng liền với Chủ nghĩa Xã hội là đường lối Cách mạng đúng đắng, sáng tạo của ĐCSVN.

    I. ĐCSVN ra đời là bước ngoặc quyết định của CMVN

    1. ĐCSVN ra đời từ sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

    - Năm 1958, Thực dân Pháp (TDP) nổ súng tiến công vào Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược nước ta và áp đặt chế độ thống trị. Từ một nước phong kiến trở thành thuộc địa của Pháp, đồng thời vẫn duy trì chế độ phong kiến, là chế độ "nữa phong kiến nữa thuộc địa".

    * Về Chính trị: Chúng trực tiếp nắm mọi quyền hành và biến triều đình nhà Nguyễn thành tay sai bù nhìn của chúng. Thực hiện các chính sách chia để trị, đồng thời đàn áp dã mang các phòng trào yêu nước.

    * Về Kinh tế: TDP bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền (muối, thuốc phiện, rượu), kiềm hãm sự phát triển nền kinh tế (khai thác tài nguyên và đặt ra nhiều thứ thuế vô nhân đạo, làm cho nhân dân ta lệ thuộc vào chúng).

    * Về Văn hóa – Xã hội: Thực hiện chính sách ngu dân và nô dịch sùng Pháp, kiềm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối (dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng).

    - Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ:

    + Có 05 tầng lớp/giai cấp: Giai cấp địa chủ, giai cấp nông dan, giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam và tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam.

    + Xã hội có 02 mâu thuẫn cơ bản là: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với Địa chủ phong kiến tay sai.

    => Với tình thế lúc bấy giờ, nhiệm vụ chống TDP xâm lược và chống địa chủ phong kiến tay sai là 02 nhiệm vụ không thể tách rời nhau.

    2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời

    Trong thời gian này có nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, tuy nhiên đều thất bại, tiêu biểu như:

    - Phong trào Cần Vương 1885 - 1896;

    - Phong trào nông dân Yên Thế (tỉnh Bắc Giang do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo) 1984 - 1913;

    - Phong trào Đông Du 1905-1908;..

    * Nguyên nhân thất bại:

    - Chưa tìm được con đường cứu nước (trước cuộc khủng hoảng về đường lối) ;

    - Về giai cấp lãnh đạo;

    - Hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ (chưa tập hợp được lực lượng chống Đế quốc và phong kiến tay sai) ;

    - Không phân tích những mâu thuẫn cơ bản của xã hội lúc này.

    3. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, sự ra đời của ĐCSVN

    - Ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước tại Bến Cảng Nhà Rồng, lấy tên là Nguyễn Văn Ba.

    - Gần 10 năm bôn ba (1911-1920), Bác đã đi qua 28 nước, 03 châu lục, 03 đại dương với hơn 200.000 Km đường. Vừa lãnh đạo vừa hoạt động chính trị xã hội.

    - Cách mạng Tháng 10 năm 1917 nổ ra và giành thắng lợi, Người rất ngưỡng mộ Lê-nin.

    - Tháng 7/1920, khi đọc bảng đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và Người đã tìm ra con đường cứu nước.

    "Muốn cứu nước và giả phóng dân tộc (GPDT) không có con đường nào khác là con đường Cách mạng Vô sản" (độc lập dân tộc gắng với CNXH).

    Đây là bước ngoặc quyết định cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, Từ Chủ nghĩa yêu nước -> Chủ nghĩa Cộng sản. Một chiến sĩ GPDT trở thành chiến sĩ Cộng sản quốc tế và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

    - Từ 1921 – 1930, Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều kiện để tiến tới thành lập một chính đảng của Việt Nam:

    + Truyền bá CNM-L vào Việt Nam thông qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925).

    + Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu, Trung Quốc và đưa nhiều cán bộ đi đào tạo tại Đại học Phương Đông (Liên Xô).

    => Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn . Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:

    - Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.

    - Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.

    - Ngày 01/01/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.

    4. Hội nghị hợp nhất thành lập ĐCSVN

    - Trước yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.

    - Từ ngày 06/01 – 07/02/1930, tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) đã tiến hành Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam ; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng .

    5. Cương lĩnh chính trị đầu tiên

    Xác định những vấn đề cơ bản của Việt Nam: Phương hướng chiến lượt CMVN và nhiệm vụ cách mạng (CM).

    * Về Chính trị: Đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai.

    * Về Kinh tế: Thủ tiêu chế độ tư bản và địa chủ, chia ruộng cho dân nghèo.

    * Về Văn hóa – Xã hội: Dân chúng được tự do – nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục.

    * Về lực lượng Cách mạng: Thu phục đại bộ phận nhân dân các giai cấp và tầng lớp.

    * Về lãnh đạo Cách mạng: Giai cấp vô sản (công nông).

    * Về quan hệ Cách mạng: CMVN là một bộ phận của Cách mạng.

    6. Ý nghĩa lịch sử ra đời của ĐCS và Cương lĩnh chính trị thứ nhất

    - Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo các phong trào yêu nước;

    - Chứng minh giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng;

    - Sự ra đời của ĐCSVN gắng liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc – Người đã sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện đảng ta;

    - Ngay từ khi ra đời đảng đã có Cương lĩnh chính trị, xác định đúng đắn con đường CM và phương hướng phát triển mới cho đất nước cũng như chính sách đối ngoại của đảng.

    II. Sự lãnh đạo của ĐCSVN trong các giai đoạn CM

    1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh CM và khởi nghĩa giành chính quyền

    - Cao trào CM (1930 - 1931) và Xô Viết Nghệ Tĩnh tuy thất bại nhưng chứng tỏ tinh thần oanh liệt, năng lực CM của nhân dân ta và để lại nhiều kinh nghiệm quý báo cho sự nghiệp CM về sau.

    - Phong trào CM (1932 – 1935) là phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân diễn ra khắp Đông Dương.

    Ngày 27 – 31/0/1935, tại Ma Cao (Trung Quốc), Đại hội Đại biểu toàn quốc có 13 đại biểu tham dự, quyết định 03 nhiệm vụ:

    + Củng cố và phát triển đảng;

    + Thu phục quảng đại quần chúng;

    + Chống chiến tranh Đế quốc.

    - Cao trào 1936 – 1939, đấu tranh chính trị từ thành thị đến nông thôn, nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, chuẩn bị đấu tranh vũ trang.

    - Cao trào 1939 – 1945, giải phóng dân tộc.

    Cách mạng Tháng 8 thành công

    Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á.

    2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống TDP xâm lược (1945 - 1954)

    a) Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)

    Những khó khăn, thử thách:

    * Kinh tế: nghèo nàn, lạc hậu. Nạn đói hoành hành, hơn 2.000.000 người dân chết đói ở Miền Bắc (các bạn có thể liên tưởng đến "Vợ nhặt" vì đây là bối cảnh của truyện) (02 trái bom Mỹ đã ném xuống Nhật Bản giết chết khoảng 214.000 người).

    * Xã hội: 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội rất phức tạp (Á phiện, mê tín dị đoan).

    * Chính trị: Các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm đủ mọi cách chống phá Cách mạng.

    => Vận mệnh đất nước trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", phải cùng lúc chống 03 thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

    Xây dựng Chính quyền dân chủ nhân dân và chế độ mới

    "Giành chính quyền khó, giữ chính quyền càng khó" – Lênin

    - Do vậy, xây dựng chính quyền CM là nhiệm vụ hàng đầu của đảng ta:

    + Ngày 20/9/1945, Chủ tịch HCM ra sắc lệnh thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp.

    + Ngày 06/01/1946, Bầu cử Quốc hội Khóa I.

    + Ngày 02/3/1946, Quốc hội họp và thành lập Chính phủ do Chủ tịch HCM đứng đầu.

    + Tháng 11/1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp.

    - Chăm lo, ổn định đời sống nhân dân:

    + Ngày 07/9/1945, Sắc lệnh của Chính phủ bỏ thuế thân. (có bạn nào liên tưởng đến Chị Dậu không).

    + Ngày 08/9/1945, Chủ tịch HCM ra sắc lệnh thành lập Cơ quan Bình dân học vụ (chống giặc dốt, trong 90 ngày đã biết đọc biết viết).

    + Ngày 16/11/1945, Chính phủ tạm chia đất cho dân nghèo.

    - Tiến hành Kháng chiến chống TDP ở Nam bộ:

    + Ngày 23/9/1945 TDP được quân Anh hỗ trợ mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

    + Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng chỉ thị "Kháng chiến Kiến quốc".

    b) Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

    - Ngày 12/12/1946, Trung ương chỉ thị "Toàn dân kháng chiến".

    - Đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ".. thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.." .

    + Lực lượng kháng chiến: Toàn dân

    + Đường lối: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

    * Kết quả: Chiều 13/3/1954 mở màng chiến dịch Điện Biên Phủ, sau 55 ngày đêm, ngày 07/5/1954 cứ điểm Điện Biên Phủ bị diệt 100%. Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng (cầu Hiền Lương).

    * Ý nghĩa lịch sử:

    - Gần 3.000 ngày 23/9/1945 – 20/7/1954, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của đảng đã tiến hành cuộc kháng chiến 09 năm, đã đánh bại Chủ nghĩa Thực dân cũ và Đế quốc Pháp.

    - Thắng lợi đã được ghi vào lịch sử dân tộc, như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.

    - Thắng lợi đó được Chủ tịch HCM khẳng định: "lần đầu tiên trong lịch sử một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước Thực dân hình mạnh" .

    - Thắng lợi làm sáng tỏ chân lý: "một dân tộc dù là nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên, kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác - Lênin để giành độc lập và dân chủ, thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Thắng lợi đó cũng chứng tỏ rằng chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp công nhân mà Đảng ta là đại biểu, chỉ có đường lối cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể tạo điều kiện cho nhân dân ta đánh bại quân thù và giành tự do, độc lập" .

    3. Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (1954 - 1975)

    Sau 19454, đất nước chia 02 miền, Đảng xác định con đường CM Việt Nam là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ:

    - Một là, tiến hành CM XHCN ở miền Bắc: Xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc của CM cả nước và duyết định nhất đối với sự phát triển của CMVN và thống nhất đất nước.

    - Hai là, tiến hành CM dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Đế quốc, thống nhất nước nhà.

    a) Đánh bại hình thức Thực dân kiểu mới (1953-1961).

    b) Đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965).

    c) Đánh bại Chiến tranh cục bộ (1965-1968). Chiến tranh phá hoại miền Bắc.

    d) Đánh bại Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

    522 tháng, 05 đời Tổng thống: David Dwight Eisenhower với chiến lược "Aixenhao" (Chiến tranh đơn phương), John Fitzgerald Kennedy với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Lyndon Baines John-son với chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Richard Milhous Nixon với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Gerald Rudolph Ford tiếp tục theo đuổi chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Mỹ đã:

    - Trút hơn 14, 3 triệu tấn bom, đạn xuống Việt Nam (Đây là số liệu mình được thông tin trong lớp học chính quy. Tuy nhiên, một số nơi trên mạng ghi là 7, 85 triệu tấn và tính toán ra số 7, 85 tấn này gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima).

    - Dùng 1.800 máy bay viện trợ Ngụy, hơn 2.000 xe tăng, 15.000 khẩu súng các loại và hàng ngàn tàu chiến các loại.

    Kết thúc chiến tranh:

    - Phía Mỹ: Bị loại bỏ khỏi vòng chiến đấu 360.000 lính Mỹ và chư hầu, trong đó 54.000 lính Mỹ chết trận ở Việt Nam. Bị bắn rơi 4.181 máy bay các loại. Tổng chi phí Chiến tranh Việt Nam là 676 tỷ USD.

    - Phía ta: Trong 21 năm kháng chiến: 1.100.000 liệt sĩ, 600.000 thương binh, 300.000 người mất tích, 2.000.000 người bị giết hại, 2.000.000 bị tàn phế, 2.000.000 người bị nhiễm chất độc da cam trong đó có 50.000 trẻ dị dạng.

    Ý nghĩa lịch sử:

    - Đỉnh cao của bản hùng ca về lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Mở ra kỷ nguyên mới, kỉ nguyên hòa bình độc lập dân tộc thống nhất đất nước và đi lên Chủ nghĩa xã hội.

    - Góp phân quan trọng làm phá sản hệ thống thuộc địa kiểu mới của Chủ nghĩa đế quốc.

    - Thắng lợi của một đường lối CM khoa học, sáng tạo của đảng ta, là thắng lợi của đừng lối tiến hành đồng thời 02 nhiệm vụ chiến lược ở 02 miền.

    (hết phần 1)
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    433
    Chuyên đề: Đảng Cộng sản Việt Nam – Người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi vĩ đại.

    (phần 2)

    I. ĐCSVN ra đời là bước ngoặc quyết định của CMVN

    II. Sự lãnh đạo của ĐCSVN trong các giai đoạn CM

    1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh CM và khởi nghĩa giành chính quyền

    2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống TDP xâm lược (1945 - 1954)

    3. Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (1954 - 1975)

    4. Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến 2016)

    Những khó khăn sau 1975:

    - Kinh tế: Sản xuất nhỏ là chủ yếu, năng suất lao động thấp, chiến tranh để lại hậu quả nặng nề, tỉ lệ lạm phát ở mức cao.

    - Đất nước lâm vào khugr hoảng, bọn phản động trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá ta.

    - Chiến tranh biên giới nổ ra 1977-1979.

    - Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ (1989-1991).

    * Tháng 10/1975 – 1985, dưới sự lãnh đạo của Đảng (Đại hội IV-V) đã vượt qua mọi khó khăn thu được nhiều thắng lợi quan trọng:

    - Thống nhất đất nước

    - Chiến thắng trong công cuộc Chiến tranh bảo vệ vững chắc tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa.

    * Đại hội Đại biểu VI, từ ngày 15-18/12/1986, tại Hà Nội

    - Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần CM, khoa học, từ thực tiễn.

    - Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư.

    * Đại hội VII, từ ngày 24 -27/6/1991

    - Thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội.

    - Đại hội đã bầu đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư.

    * Đại hội VIII, từ ngày 28/6 – 01/7/1996, tiếp tục bầu đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư.

    * Đại hội IX, từ ngày 19 – 22/4/2001

    - Đại hội đã chứng minh tính đúng đắn của Đảng, giúp chúng ta nhận rõ hơn về con đường đi lên XHCN ở nước ta.

    - Đại hội đã bầu đồng chí Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư.

    * Đại hội X, từ 18 – 25/4/2006, Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX: Đạt 05 thành tựu, 05 yếu kém và 05 bài học kinh nghiệm

    - 05 thành tựu:

    + Kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện;

    + Văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt;

    + Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới;

    + Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy;

    + Công tác xây dựng Đảng đạt một số kết quả tích cực.

    - 05 yếu kém:

    + Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm;

    + Cơ chế, chính sách về văn hóa - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, tội phạm và một số tệ nạn xã hội có chiều hướng tăn;

    + Các lĩnh vực quốc phòng an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế;

    + Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới, bộ máy quản lý nhà nước các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém; tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận công chức chậm được khắc phục; hoạt động của Quốc hội còn lúng túng; dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm;

    + Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Nhiều tổ chức cơ sở đảng sức chiến đấu yếu.

    Nguyên nhân yếu kém: Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính. Đó là, tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới; sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa tốt; một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ chủ chốt, yếu kém về phẩm chất và năng lực (đây là những vấn đề cần sớm được khắc phục) .

    - 05 bài học kinh nghiệm

    + Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

    + Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp;

    + Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới;

    + Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới;

    + Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

    * Đại hội XI, từ ngày 12 – 19/01/2011

    - Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.

    - Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư.

    * Đại hội XII, từ ngày 20 – 28/01/2016

    - Đại hội đã thảo luận, tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện 5 năm Nghị quyết Đại hội XI (2011 – 2015) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 – 2020.

    - Đại hội tiếp tục bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư.

    a) Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội XI, nguyên nhân và kinh nghiệm (2011-2015)

    * Thành quả:

    - Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên, đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu đạt được kết quả tích cực, xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh.

    - Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Xã hội, Y tế có bước phát triển.

    - Chính trị - Xã hội ổn định: Quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả.

    - Dân chủ XHCN và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được phát huy.

    - Công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng.

    - Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền XHCN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên. Đã thể chế hóa kịp thời Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011).

    * Khuyết điểm:

    - Đổi mới chưa đồng bộ và hoàn thiện.

    - Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, năng suất chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chậm hoàn thiện.

    - Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo, Khoa học & Công nghệ, Văn hóa – Xã hội, Y tế chậm được khắc phục, quản lý và sử dụng tài nguyên môi trường còn bất cập, đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.

    - Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí.. chưa bị đẩy lùi.

    - Dân chủ XHCN và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm.

    - Một số mặt công tác xây dựng đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chuyển biến chậm.

    - Công tác dự báo, hoạch định và lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách của Đảng Nhà nước, hiệu quả quản lý nhà nước quản lý phát triển xã hội còn nhiều bất cập.

    - Hội nhập quốc tế có mặt chưa chủ động, hiệu quả chưa cao.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...