Ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh Học - CHUYÊN ĐỀ I. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Elia Evoy, 24 Tháng chín 2023.

  1. Elia Evoy

    Bài viết:
    26
    CHUYÊN ĐỀ I. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

    I. LÍ THUYẾT


    1. Quần thể là gì?

    Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. Quần thể chim cánh cụt Quần thể trâu rừng

    2. Quần thể tự phối là gì?

    Quần thể tự phối là quần thể mà trong đó các cá thể không có sự giao phối ngẫu nhiên với nhau, con được sinh ra do quá trình tự thụ phấn (hay giao phối cận huyết). Quần thể lúa tự thụ phấn và quần thể chim bồ câu giao phối cận huyết (mỗi lứa chim bố mẹ thường đẻ 2 trứng, khi nở cho một con đực và một con cái. Sau đó 2 con lại được ghép đôi tiếp tục sinh sản)

    3. Quần thể ngẫu phối là gì?

    Quần thể ngẫu phối là quần thể mà trong đó các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận thuộc loài đó. Tuy nhiên ở một số loài xét về một tính trạng nào đó thì quần thể là ngẫu phối nhưng ở tính trạng khác thì lại không phải.

    Ví dụ ở các loài chim giao phối ngẫu nhiên nhưng những con đực có màu lông đẹp hoặc hót hay được giao phối nhiều hơn thì xét về tính trạng đó quần thể không phải là ngẫu phối.

    6. Hiện tượngthoái hóa giống là gì?

    Khi tự thụ phấn bắt buộc thế hệ con có khả năng sinh trưởng phát triển chậm, năng suất giảm, khả năng chống chịu kém. Giao phối cận huyết, giao phối gần là nguyên nhân xuất hiện quái thai, dị hình Nguyên nhân: Do tỉ lệ đồng hợp tăng, các alen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình nên xuất hiện các tính trạng xấu.

    7. Vai trò của tự thụ phấn và giao phối cận huyết?

    - Tạo dòng thuần. Đây là khâu quan trọng trong công tác tạo giống mới.

    - Củng cố một tính trạng mong muốn.

    - Kiểm tra kiểu gen: Bình thường các gen lặn thường ít có cơ hội được biểu hiện. Với phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết sẽ làm xuất hiện kiểu hình lặn.

    8. Di truyền quần thể ngẫu phối:

    - Định luật Hacdi- Wenberg Trong những điều kiện nhất định, quần thề giao phối có khuynh hướng duy trì tần số alen không đổi qua các thế hệ.

    - Điều kiện nghiệm đúng:

    Số lượng cá thể phải đủ lớn và không xảy ra biến động di truyền.

    Các các thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên với nhau. Giá trị thích nghi của các kiểu gen khác nhau là như nhau.

    Không có áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên.

    Không có hiện tượng di nhập gen.

    - Ý nghĩa: Giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể ổn định trong thời gian dài Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của quần thề. Hay ngược lại.

    9. Quần thể cân bằng di truyền:

    Là quần thể có thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ. Quần thể cân bằng di truyền là quần thể có cấu trúc di truyền kiểu p2+ 2pq+ q2= 1 .

    II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN LÍ THUYẾT DI TRUYỀN QUẦN THỂ

    1. Lí thuyết di truyền quần thể

    Câu 1. Trong thực tế thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn có xu hướng:

    A. Tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp

    B. Ngày càng ổn định về tần số các alen

    C. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

    D. Ngày càng phong phú và đa dạng về kiểu gen

    Câu 2. Vốn gen của quần thể là:

    A. Tập hợp tất cả các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

    B. Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.

    C. Tập hợp tất cả các alen của các gen khác nhau có trong quần thể trong suốt lịch sử phát triển của nó.

    D. Tập hợp tất cả các gen cấu trúc có trong các tế bào sinh dục của các cá thể trong quần thể.

    Câu 3. Ở một loài động vật ngẫu phối, xét 2 locut gen. Locut 1 có 2 alen, locut II có 3 alen. Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây có thể tạo ra nhiều loại kiểu gen nhất trong quần thể?

    A. Hai gen nằm cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.

    B. Hai gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.

    C. Hai gen cùng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.

    D. Locut I nằm trên nhiễm sắc thể thường, locut II nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính.

    Câu 4. Ở một loài động vật ngẫu phối, xét 2 gen: Gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ hai có 3 alen. Theo lý thuyết, trong trườnghợp nào sau đây sẽ tạo ra trong quần thể loài này nhiều kiểu gen nhất?

    A. Gen thứ nhất nắm trên NST thường, gen thứ hai nằm ở vùng tƣơng đồng của NST giới tính X và Y

    B. Hai gen cùng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, liên kết không hoàn toàn.

    C. Hai gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, liên kết không hoàn toàn.

    D. Hai gen cùng nằm trên một NST thường, liên kết không hoàn toàn

    Câu 5. Nhân tố nào dưới đây không làm mất cân bằng di truyền của quần thể?

    A. Giao phối ngẫu nhiên.

    B. Chọn lọc tự nhiên.

    C. Đột biến.

    D. Di nhập gen giữa các quần thể

    Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

    A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định

    B. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể

    C. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên

    D. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung

    Câu 7. Ở một quần thể ngẫu phối, xét 1 tính trạng do 1 gen có 6 alen quy định. Biết các alen trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, số loại kiểu hình tối đa trong quần thể là:

    A. 6. B. 21. C. 15. D. 29.

    Câu 8. Cho các phát biểu sau:

    1. Tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.

    2. Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

    3. Dù quần thể là tự phối hay giao phôi ngẫu nhiên, tần số alen sẽ không thay đổi qua các thế hệ nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác.

    4. Mỗi quần thể được đặc trưng bằng một vốn gen nhất định. Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.

    5. Tần số kiểu hình của quần thể sẽ thay đổi nếu như quần thể đó là quần thể giao phối ngẫu nhiên.

    Số phát biểu có nội dung đúng là:

    A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

    Câu 9. Cho các đặc điểm sau:

    1. Các cá thể trong quần thể giao phối ít phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ sinh sản.

    2. Không thể kết cặp giao phối với các quần thể cùng loài phân bố ở cùng lân cận.

    3. Trong thực tế, một quần thể khó có thể cân bằng di truyền vì chịu tác động của đột biến, di nhập gen.

    4. Quần thể giao phối thường có thành phần kiểu gen đa dạng.

    5. Giao phối không phải là hiện tượng phổ biến ở động vật và thực vật.

    Số phát biểu có nội dung đúng là:

    A4. B. 2. C. 3. D. 5.

    Câu 10. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các đặc trưng di truyền của quần thể?

    (1) Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

    (2) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau trong quần thể tại một thời điểm xác định.

    (3) Tần số một kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

    (4) Tùy theo hình thức sinh sản của loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

    Câu 11. Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng

    A. Tần số alen A và alen a đều giảm đi.

    B. Tần số alen A và alen a đều không thay đổi.

    C. Tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên.

    D. Tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi.

    Câu 12. Về mặt di truyền học mỗi quần thể thường được đặc trưng bởi

    A. Độ đang dạng.

    B. Tỷ lệ đực và cái.

    C. Vốn gen.

    D. Tỷ lệ các nhóm tuổi

    Câu 17. Tần số kiểu gen (tần số tương đối kiểu gen) được tính bằng

    A. Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

    B. Tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể.

    C. Tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

    D. Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể.

    Câu 13. Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng giao tử mang alen

    A. Đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của các gen có trong quần thể tại một thời điểm xác định.

    B. Của gen đó trên tổng số alen của các loại gen khác nhau trong quần thể tại một thời điểm xác định.

    C. Của gen đó trên tổng số giao tử mang các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.

    D. Đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.

    Câu 14. Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng

    A. Tần số alen A và alen a đều giảm đi.

    B. Tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên.

    C. Tần số alen A và alen a đều không thay đổi.

    D. Tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi.

    Câu 15. Thể giao phối là đơn vị tồn tại và sinh sản của loài trong tự nhiên, được thể hiện qua mối quan hệ nào?

    A. Quan hệ hợp tác và cạnh tranh cùng loài

    B. Quan hệ giữa các cá thể đực và cái

    C. Quan hệ giữa các thế hệ trong cá thể trong quần thể

    D. Quan hệ sinh sản

    Câu 16. Tại sao các quần thể phải có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể mới ít bị biến đổi?

    A. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động các yếu tố ngẫu nhiên bị hạn chế.

    B. Khi quần thể có kích thước lớn thì tần số đột biến gen là không đáng kể.

    C. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động di nhập gen bị hạn chế.

    D. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của CLTN bị hạn chế.

    Câu 17. Cho 1 quần thể ngẫu phối gồm 100 cá thể có kiểu gen AA, 500 cá thể có kiểu gen Aa, 400 cá thể có kiểu gen aa. Do thiếu thức ăn 300 cá thể có kiểu gen Aa, 200 cá thể có kiểu gen aa di cƣ đi nơi khác. Cấu trúc di truyền của quần thể còn lại ở F3 là:

    A. 0, 16AA: 0, 48Aa: 0, 36aa

    B. 0, 375AA: 0, 05Aa: 0, 575aa

    C. 0, 2AA: 0, 4Aa: 0, 4aa

    D. 0, 36AA: 0, 48Aa: 0, 16aa

    Câu 18. Một quần thể thỏ đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và a nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Nếu tần số alen a bằng 0, 5 thì tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình lặn với con cái cũng có kiểu hình lặn là:

    A. 3: 1 B. 1, 5: 1 C. 2: 1 D. 1: 1

    Câu 19. Ở một loài lương bội, xét một gen có 5 alen A1, A2, A3, A4, A5. Hỏi số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể được tạo ra từ gen nói trên là

    A. 15. B. 40 C. 60 D. 25

    Câu 20. Trong quần thể của một loài đông vật lưỡng bội, trên một NST thường xét hai locut gen: Gen A có 3 alen, gen B có 4 alen. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, xét một locut có bốn alen. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen dị hợp vê tất cả các gen trên trong quần thể là bao nhiêu?

    A. 1188. B. 432. C. 648. D. 324.

    Câu 21. Một trong những vai trò của quá trình giao phổi ngẫu nhiên đối với tiến hóa là:

    A. Tạo alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể

    B. Phát tán các đột biến trong quần thể

    C. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể

    D. Tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt

    Câu 22. Quan hệ trội, lặn của các alen ở mỗi gen nhƣ sau: Gen I có 3 alen gồm: A1=A2> A3 ; gen II có 4 alen gồm: B1>B2>B3>B4; gen III có 5 alen gồm: C1=C2=C3=C4>C5. Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, gen III nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất có thể có trong quần thể với 3 locus nói trên:

    A. 1 560 KG và 88 KH

    B. 560 KG và 88 KH

    C. 1 560 KG và 176 KH

    D. 560 KG và 176 KH.

    Câu 23. Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường qui định ; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y. Gen qui định nhóm máu do 3alen: IA ; IB (đồng trội) và IO (lặn). Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên:

    A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình

    B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình

    C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình

    D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình

    2. Lí thuyết quần thể ngẫu phối

    Câu 1.. Ở một loài thực vật, biết A (hoa đỏ) trội hoàn toàn so với a (hoa trắng). Quần thể nào sau đây có cấu trúc di truyền chắc chắn đã cân bằng theo định luật Hacđi- Vanbec?

    A. 100% hoa đỏ.

    B. 84% hoa đỏ: 16% hoa trắng.

    C. 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng

    D. 100% hoa trắng

    Câu 2. Bản chất của định luật Hacđi - Vanbec là:

    A. Sự ngẫu phối diễn ra.

    B. Tần số tương đối của các alen không đổi

    C. Tần số tương đối của các kiểu gen không đổi

    D. Có những điều kiện nhất định

    Câu 3. Cho 3 quần thể có cấu trúc di truyền là 1.0, 35 AA: 0, 50 Aa: 0, 15 aa 2.0, 36 AA: 0, 48 Aa: 0, 16 aa3.0, 30 AA: 0, 60 Aa: 0, 10 aa Xét trạng thái cân bằng di truyền của 3 quần thể thì..

    A. Cả 3 quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

    B. Cả 3 quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền

    C. Chỉ có quần thể (1) và quần thể (2) đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

    D. Chỉ có quần thể (2) đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

    Câu 4. Cho các nhân tố sau:

    1. Giao phối cận huyết;

    2. Các yếu tố ngẫu nhiên;

    3. Đột biến;

    4. Chọn lọc tự nhiên;

    5. Giao phối có chọn lọc.

    Các nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể là:

    A. 1 B. 1, 3, 4 và 5 C. 2 và 4 D. 1 và 3

    Câu 5. Cho các nội dung sau:

    1. Nhìn chung thì vốn gen của quần thể là rất lớn và đặc trƣng cho quần thể ở một thời điểm xác định.

    2. Hiện tượng thoái hóa giống thường xảy ra khi quần thể giao phối cận huyết hoặc tự thụ.

    3. Từ tần số kiểu gen và tần số alen người ta xây dựng cấu trúc di truyền của quần thể tự phối. Qua đó dự tính được xác suất bắt gặp thể đột biến trong quần thể.

    4. Quần thể cân bằng di truyền được hiểu là quần thể có tỉ lệ các kiểu gen của các gen tuân theo công thức p2 + 2pq + q2 = 1.

    Số nội dung đúng là:

    A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

    Câu 6. Cho các phát biếu sau về quần thể ngẫu phối:

    1. Tần số các alen của quần thể càng gần với giá trị 1 và 0 thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp càng giảm.

    2. Tần số các alen của quần thể càng gần với giá trị 0, 5 thì tỷ lệ kiểu gen dị hợp càng tăng.

    3. Một quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng sẽ trở nên cân bằng về thành phần kiểu gen chỉ sau một thế hệ ngẫu phối.

    4. Thành phần kiểu gen của một quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi p2 x q2 = (2pq: 2) 2

    5. Quần thể ngẫu phối luôn duy trì về tần số alen và thành phần kiểu gen trong mọi điều kiện.

    Số phát biểu đúng trong quần thể ngẫu phối

    A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

    Câu 7. Cho các quần thể có cấu trúc di truyền như sau:

    1.0, 64AA: 0, 32 A a: 0, 04aa ;

    2.0, 75AA: 0, 25aa ;

    3.100% AA ;

    4.100% A a.

    Quần thể nào có cấu trúc cân bằng theo định luật Hacđivenbec?

    A. Quần thể 1, 3

    B. Quần thể 1, 2

    C. Quần thể 2, 3

    D. Quần thể 2, 4

    Câu 8. Cho các quần thể có cấu trúc di truyền như sau:

    Quần thể 1: 0, 5AA + 0, 5aa = 1

    Quần thể 2: 100% Aa.

    Quần thể 3: 0, 49AA+0, 42Aa+0, 09aa=1

    Quần thể 4: 0, 36AA+0, 48Aa+0, 16aa=1

    Quần thể 5: 0, 64AA+0, 32Aa+0, 04aa =1

    Trong các quần thể trên, số quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là:

    A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

    Câu 9. Cho các quần thể có cấu trúc:

    A. 0, 25AA ; 0, 50aa ; 0, 25Aa

    B. 100% AA

    C. 100% Aa

    D. 100% aa

    E. 0, 04AA ; 0, 32Aa ; 0, 64aa

    F. 0, 5AA ; 0, 5aa

    Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là:

    A. A, b, e, d B. B, d, e C. A, c, e, f D. B, c, d, e

    Câu 10. Cho các quần thể ngẫu phối dƣới đây:

    (1) 100% Aa.

    (2) 25% AA + 50% Aa + 25% aa = 1.

    (3) 35% AA + 18% Aa + 47% aa = 1.

    (4) 100% AA. (5) 25% AA + 75% Aa = 1.

    Số quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là

    A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

    Câu 11. Cho các quần thể sau: 1. P = 100%AA. 2. P = 50%AA + 50%aa. 3. P = 16%AA + 48%Aa + 36%aa. 4. P = 100%Aa. 5. P=100% aa. Các quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là

    A. 2, 3. B. 1, 3, 5 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 4, 5

    Câu 12. Bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đạt trạng thái cân bằng?

    (1) (2, 25%AA: 25, 5%Aa: 72, 25 %aa)

    (2) (36%AA: 48%Aa: 16%aa)

    (3) (36%AA: 28%Aa: 36%aa)

    (4) (36%AA: 24%Aa: 4%aa)

    A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

    Câu 13. Có thể biết chắc chắn một quần thể ngẫu phối đã ở trạng thái cân bằng di truyền khi:

    A. Quần thể có tần số alen ở mỗi gen giống thế hệ trước

    B. Quần thể có số loại kiểu gen không đổi

    C. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen các loại giống thế hệ trước

    D. Quần thể có các kiểu hình giống thế hệ trước

    Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hardy- Weinberg:

    A. Phải có tác động của chọn lọc tự nhiên

    B. QT phải có kích thước lớn

    C. Phải xảy ra sự ngẫu phối giữa các cá thể

    D. QT phải được cách li với các quần thể khác

    Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây của một quần thể giao phối là không đúng:

    A. Quần thể là một đơn vị tổ chức cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên

    B. Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định

    C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên cơ sở sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

    D. Tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó không đặc trưng cho từng quần thể

    Câu 16. Đặc điểm nổi bật của quần thể ngẫu phối là

    A. Có kiểu hình đồng nhất ở cả hai giới trong quần thể.

    B. Có sự đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình.

    C. Có nguồn biến dị di truyền rất lớn trong quần thể.

    D. Có sự đồng nhất về kiểu hình còn kiểu gen không đồng nhất.

    Câu 17. Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở

    A. Số lượng cá thể và mật độ cá thể

    B. Tần số alen và tần số kiểu gen

    C. Số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể

    D. Nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể

    Câu 18. Đáp án nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec:

    A. Các loại giao tử có sức sống ngang nhau

    B. Các hợp tử có sức sống như nhau

    C. Sự giao phối diễn ra không ngẫu nhiên

    D. Không có đột biến và chọn lọc

    Câu 19. Dấu hiệu nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.

    A. Các cá thể của quần thể phải có kích thước lớn.

    B. Mọi cá thể trong quần thể đều sống sót và sinh sản như nhau

    C. Không xảy ra đột biến

    D. Giảm phân bình thường các giao tử có khả năng thụ tinh như nhau

    Câu 20. Để xác định tần số các kiểu hình từ đó suy ra tần số các gen trong quần thể liên quan đến các bệnh di truyền người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu

    A. Phả hệ.

    B. Di truyền quần thể.

    C. Di truyền học phân tử.

    D. Trẻ đồng sinh.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...