Chuyện Chưa Một Lần Nói Thể loại: Truyện ngắn Tên tác giả: Lee Gia Huy (Ảnh bìa) Hường ngả người dựa vào thành ghế, hai tay dang rộng nhè nhẹ hít một hơi thở dài. Hường mỉm cười tỏ ra hài lòng với mấy chục bài văn vừa chấm xong. Đề kỳ này Hường cho các em học sinh "Miêu tả và nêu cảm nghĩ về một loài hoa". Các em đều tả về các loại hoa khá gần gủi: Hồng, cúc, huệ.. Cảm nghĩ của các em đều xoay quanh "Hoa làm đẹp cho đời, mọi người cần trân trọng, yêu quý các loại hoa.." Hường thấy các em làm bài khá tốt, không có bài nào dưới trung bình, đã có vài bài Hường cho điểm 8. Còn một bài đọc đi đọc lại từ hôm qua, Hường vẫn chưa quyết định được là sẽ cho bao nhiêu điểm. Hường đứng lên cầm bài văn đi lại trong phòng, đăm chiêu suy nghĩ. HÌnh ảnh Loan- cô học trò bé nhỏ, có đôi mắt sáng đầy nghị lực để lại trong Hường nhiều ấn tượng tốt đẹp. Loan vốn là một học sinh khá của lớp. Các bài văn kiểm tra trước đây, Loan đếu làm theo hướng dẫn của Hường cùng với lớp và kết quả em cũng chỉ như một vài học sinh khá trong lớp mà thôi. Bài văn kỳ này Loan không dựa nhiều vào gợi ý của cô giáo mình. Loan tả về cây hoa Mộc Chi, em không nói cái đẹp, cái rực rỡ của hoa, em cũng ít nói đến hương thơm của hoa Mộc chi, mà em nói nhiều đến cái dáng của cây. Em viết: "Cấy hoa Mộc chi mảnh mai, dáng cong cong như tấm lưng mẹ em gánh đầy mưa nắng, tấm lưng của mẹ sẽ đi theo suốt cuộc đời em..". Hơn mười năm dạy Văn, nhiều năm dạy lớp sáu, chấm mấy trăm bài văn của học sinh tả cây hoa, chưa bao giờ Hường gặp bài tả cây hoa Mộc chi và Hường cũng chưa được nhìn chưa được nghe ai nói đến loài hoa có tên như thế. Là giáo viên giỏi nhiều năm, Hường thấy đây là bài văn có nhiều ý lạ và hay. Bài văn tả cây hoa nhưng Loan không tả nhiều về hoa, mà chủ yếu liên tưởng đến người mẹ thân thương. Đằng sau câu chữ mộc mạc là tấm lòng của người con hiếu thảo. Bài văn đã gây cho Hường nhiều xúc động. Nhất là đoạn cuối, Loan viết: "Mộc chi ơi, mình yêu Mộc chi hơn mọi loài hoa rực rỡ ngoài vườn kia, vì Mộc chi có dáng gầy yếu vất vả như mẹ mình, mình mong một ngày nào đó gần đây mẹ mình sẽ khỏe, để bố mình đỡ vất vả và chị em mình lại được mẹ chăm sóc như xưa..". Hường đặt bài văn xuống bàn, tay cầm bút, đắn đo Hường lại để bút xuống. Buổi chiều Hường quyết dịnh đến nhà Loan. Đi trên hai cây số. Hường hỏi thăm đến được nhà cô học trò nhỏ đó. Bước vào sân Hường thấy một người phụ nữ dáng vẻ gầy yếu ngồi trước cửa nhà. Thấy khách vào, người phụ nữ chống tay lên thành ghế cố đứng dậy. - Chào cô giáo! Nhận thấy người phụ nữ đang bị đau và dường như đang gắng đứng. Hường lại gần đỡ bàn tay chị: - Chị cữ ngồi nghỉ. Chị là mẹ cháu Loan phải không? - Vâng. Mời cô giáo vào nhà chơi. Sau khi cố đứng dậy đưa khách vào nhà, mẹ Loan nói: - Cháu sang nhà bà ngoại có việc. Cô giáo đến chơi hay có việc gì ạ> Để tôi cho em cháu gọi cháu về: - Không cần đâu chị ạ, em có việc đi qua, biết nhà Loan ở đây em vào chơi thôi. Hường quan sát nhanh mẹ Loan, Hường đoán chị Hường dăm bảy tuổi, dáng đau yếu, vất vả hiện rõ trên khuôn mặt. Hường ý tứ hỏi: - Chị bị đau đã lâu chưa? Mẹ Loan chậm rãi: - Tôi bị viêm da khớp gần năm nay, đã đi chữa nhiều nơi, nhưng chỉ đỡ ít thôi, đi lại bây giờ khó khăn lắm. Nhà tôi lại đi làm xa, tháng mới về được vài ba lần. Ngưng một lát như thể để nén cơn đau lại, chị nói tiếp: - Nhà có cháy Loan là lớn nên mọi việc trong nhà cháu phải làm thay tôi. Tôi vẫn bảo cháu tập trung vào học hành, khi nào đỡ đau tôi làm cho. Nhưng thương tôi, buổi sáng cháu dậy sớm quét dọn nhà cửa, làm một số việc trước khi đi học. Ở nhà tôi cũng chỉ giúp cháu cắm được nồi cơm, còn hái rau, đi chợ mua thức ăn là do cháu đi học về tranh thủ làm cả đấy. Hường ngồi lặng, tự trách mình lâu nay ít quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của học sinh, nhất là với những hoàn cảnh như gia đình Loan. Một cơn gió đem theo mùi thơm vào nhà. - Mùi hoa gì đấy hả chị? Nét mặt mẹ Loan tươi tỉnh hơn. - Mùi hoa Mộc chi đấy cô giáo ạ. Hoa này không đẹp đâu, nhưng nó có mùi thơm lạ lắm, nhất là khi pha chè, cho bài bông hoa vào, nước chè rất thơm, nhiều người thích lắm. Cây Mộc chi này hà tôi trồn được gần mười năm rồi. Loài cây này chịu nắng và hạn tốt lắm, gặp năm nắng nhiều, thiếu nước cây vẫn ra hoa đều. Nghe đến cây Mộc chi, Hường chợt nhớ lại bài văn của Loan. - Hôm nay em mới được nghe chị nói và biết hương thơm của hoa Mộc chi. - Lát nữa mời cô giáo ra xem. Cháu Loan nhà tôi rất yêu loài hoa này. Mùa cây ra hoa, trên bàn học của cháu thường có bình hoa này đấy. Mấy hôm vừa rồi thấy cháy ngồi viết mà cứ khóc. Tôi hỏi thì cháu nói "Con đang làm bài văn tả cây hoa Mộc chi. Con yêu loài hoa này và thương mẹ lắm..". Hường thấy trái tim mình như bị hẫng nhịp, sống mũi có cảm giác cay cay. Hường kín đáo lấy khăn mùi xoa đặt lên má, nến xúc động rồi xin phép mẹ Loan ra vườn xem cây Mộc chi. Cây Mộc chi đang mùa ra hoa, những cánh hoa màu trắng, khiêm nhường. Cành cây khẳng khiu yếu ớt dựa vào nhau, Hường có cảm nhận những gì cành cây đó nếu tách ra đứng lẻ loi thì rất khó chống đỡ với gió mưa. Cây hoa không có gì đặc biết, nhưng mùi thơm của hoa rất lạ lùng, nó dịu dàng man mát. Hường có cảm giác mùi thơm của nó theo hơi thở lan tỏa đến từng mạch n\máu của mình. Hường nhìn ra xung quanh, trong vườn còn có nhiều cây hoa màu sắc rực rỡ hơn. Hường tự hỏi: "Tại sao Loan không tả các loài hoa kia. Lẽ thông thường ở tuổi của Loan, các loại hoa có màu sắc như vậy phải thu hút sự chú ý của em, nó phải có trong bài văn của em. Hường tự nhủ: Những suy nghĩ của Loan đã vượt ra ngoài một bài văn thông thường. Đó là tấm lòng hiếu thảo dối với người mẹ đang bệnh tật ốm yếu của em. Về đến nhà, Hường đi thẳng đén bàn làm việc và cầm bài văn của Loan lên" Mộc chi ơi, mình yêu Mộc chi hơn mọi loài hoa rực rỡ ngoài vườn kia, vì Mộc chi có dáng gầy yếu vất vả như mẹ mình, mình mong một ngày gần đây mẹ mình sẽ khỏe, để bố mình đỡ vất vả và chị em mình lại được mẹ chăm sóc như ngày xưa.. ". Hường có cảm giác mùi hoa Mộc chi phảng phất trong phòng và dánh cành Mộc chi mảnh mai yếu ớt khẽ lay trước gió. Hường cầm bút đỏ ghi lời nhận xét vào bài văn:" Bài viết có chiều sâu, nhiều sáng tạo. Em cần phát huy". Hường nắn nót ghi con điểm số 10 vào bên cạnh lời nhận xét. Điểm 10 văn đầu tiên Hường cho học sinh trong hơn mười năm nghề dạy học của mình. * * * HẾT ------ LEE GIA HUY