Chiếc thuyền ngoài xa: Cảm nhận đoạn trích Lúc bấy giờ trời...ở chơi thêm vài bữa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 24 Tháng mười một 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: "Lúc bấy giờ trời đầy mù từ biển bay vào. Lại lúc đúc mấy hạt mưa.. nếu cái anh bạn đồng ngũ không cố níu giữ ở chơi thêm vài bữa". Cảm nhận của anh chị về đoạn trích trên. Từ đó nhận xét tài năng của nhà văn trong việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật.

    Bài làm

    Như Fyodor Dostoyevsky từng nói "Cái đẹp cứu chuộc thế giới" - đề cập đến chức năng quan trọng của cái đẹp với con người. "Cứu chuộc" có thể hiểu là sự cứu rỗi tâm hồn con người khỏi cái xấu xa, độc ác; hướng con người đến cái cao thượng; tốt đẹp; hoặc cũng có thể hiểu là giúp con người vượt thoát khỏi nghịch cảnh để khẳng định những giá trị cao đẹp của tâm hồn. Để khẳng định điều đó, tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Đặc biệt, đoạn trích "Lúc bấy giờ trời đầy mù từ biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa.. nếu cải anh bạn đồng ngũ không cổ níu giữ ở chơi thêm vài bữa" là phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về cảnh đất trời cho. Từ đó, ta thấy được tài năng của nhà văn trong việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật.

    Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là "người mở đường tài năng và tinh anh" (Nguyên Ngọc) của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, mang một mối quan hoài thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của con người xung quanh mình. Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời luôn đặt niềm tin vào con người, ở khả năng thức tính và hướng thiện mỗi con người

    Chiếc thuyền ngoài xa thuộc kiểu truyện tư tưởng được viết vào năm 1983, in trong tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) sau đó in lại trong tập truyện cùng tên năm 1987. Đây là tác phẩm đặc sắc cho những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu khi nhà văn chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư thể hiện mối quan hoài thường trực của nhà văn "những suy nghĩ da diết về chân li nghệ thuật và đời

    Phùng được trưởng phòng chọn đi săn ảnh để bổ sung vào bộ lịch thuyền và biển năm ấy. Điều này cho thấy, Phùng là người có năng lực, được sự tin tưởng của trưởng phòng, cần thận, có lương tâm, có trách nhiệm; không hề dễ dãi với nghệ thuật. Lựa chọn Phùng là thể hiện" con mắt xanh "để" chọn mặt gửi vàng ".

    Anh đã đi thực tế tại tại vùng biển miền Trung nơi trước kia đã từng chiến đấu để thăm lại chiến trường xưa và người bạn ở đó giờ đã là chánh án tòa án huyện. Khi đến đây kiên nhẫn chờ đợi phục kích (săn ảnh)" Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cả thu lưới vào lúc bình minh ". Phùng đã hành động bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm của một người nghệ sĩ, bởi có lẽ Phùng thấu hiếu" Cầu thả trong bất cử nghề gì là bất lương ", Phùng không muốn phụ lỏng của trưởng phòng bởi đối với những người có lương tâm, có lòng tự trọng phụ lòng người khác thì sẽ dạy dứt, ân hận suốt đời, đặc biệt đó là tấm lòng của một con người có" đôi mắt xanh "đối với mình. Chi tiết nảy, còn cho thấy, Phùng là người rất cầu toàn, kiên trì nhẫn nại để có thể chụp tấm ảnh đúng như ý mình. Quả thực, trời đã không phụ lòng người. Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mở sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần đó là" cảnh đắt trời cho ":" Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ảnh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum khum, đang hưởng mặt vào bờ ". Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới, y hệt cảnh của một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh cùng với phương thức miêu tả và biểu cảm vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh tuyệt mĩ nên thơ của cảnh biển binh minh. Cảnh đẹp ấy cũng giống như khát vọng của Vũ Như Tô trong" Vĩnh biệt Cứu Trùng Đài "của Nguyễn Huy Tưởng. Cứu Trùng Đài - một công trình nghê thuật thể lý một khát vọng của Vũ Như Tô, còn trong" Chiếc thuyền ngoài xa "đây chính là cảnh sắc tuyệt diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, không phải ai cũng có diễm phúc để chiêm cảnh đẹp tuyệt vời này. Nó chỉ ban tặng cho những người có tâm, có tầm, có đủ sự kiên trì, bền bị cùng đôi mắt tinh tưởng. Hay nói cách khác khoảnh khắc này sinh ra để dành tặng cho những người nghệ sĩ chân chính. Phùng là người có khả năng quan sát tinh tế, miêu tả sắc sao, ngôn ngữ giàu sức tạo hình, cùng với trái tim rất nhạy bén với cái đẹp. Qua quan sát và miêu tả của Phùng, cảnh đất trời cho đã hiện lên trước mắt người đọc chân thực, sống động như một bức tranh 3D sắc nét đến từng chi tiết. Ta thấy được tài năng của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên.

    Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên" bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt vào ". Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong phút giây bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân li của sự toàn thiện, khám phả thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Phùng đã có rung động rất mãnh liệt và sâu sắc. Đó là niềm rung động của một trái tim nghệ sĩ, rất nhạy cảm với cái đẹp. Trong tâm thức của Phùng, đây là cái đẹp của nghệ thuật, cải đẹp của đạo đức. Nó có khả năng thanh lọc tâm hồn rất mạnh mẽ. Trước cảnh đẹp hiếm có đó, Phùng đã" bẩm máy liên thanh hết một phần tư cuốn phim ", anh đã tranh thủ thời gian để ghi lại những gì đẹp nhất có thể. Đối với một người cầm máy, Phùng hiểu rằng khoảnh khắc hiếm hoi này không phải lúc nào cũng xuất hiện, không phải người nghệ sĩ nào cũng có diễm phúc được trời ưu ái ban cho một" cảnh đắt "như thế này. Đứng trước cảnh đẹp tuyệt vời như vậy, có ai lại không muốn lưu giữ nó, như ao ước kỉ lạ của nhà thơ Xuân Diệu khi nhà thơ thốt lên:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    " Cho màu đừng nhạt mất

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi "

    Khi đã thu được cảnh đắt vào lòng, vào máy cũng là lúc tâm hồn ngập tràn niềm hạnh phúc" do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại ". Câu văn ghi lại tâm trạng của Phùng rất chân thực, giàu cảm xúc, say mê tuyệt độ cái đẹp. Chính điều này đã gợi lên rất nhiều liên tưởng sâu xa trong lòng bạn đọc, để mỗi người chợt nhận ra rằng: Thiên chức của người nghệ sĩ là phải phát hiện cái đẹp. Niềm vui, niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chân chính là được khám phá, phát hiện và chiêm ngưỡng cái đẹp. Cuộc đời của con người là hành trình hướng tới cái đẹp. Nhà văn Thạch Lam khẳng định:" Văn chương là thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chủng ta có thể vừa tố cáo, thay đổi thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phủ hơn ".

    Cảnh chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh có thực, nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rất thành công khi miêu tả cảnh đất trời cho bằng thứ ngôn ngữ giàu chất tạo hình nên đã vẽ lên một bức tranh cảnh biển buổi sáng có sương mù tuyệt đẹp đúng như những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người." Câu chữ của Nguyễn Minh Châu như muốn ganh đua cùng vẻ đẹp của tạo hóa, biết khoe vẻ đẹp của đường nét, ánh sáng. Sắc màu của thiên nhiên. "(Bùi Minh Đức)

    Đoạn văn cho thấy được con mắt tinh tưởng của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả cảnh vật. Ông đã nắm bắt được thần thái của cảnh vật để miêu tả rất sống động, sắc nét tạo nên một bức tranh đẹp. Đoạn văn là một trang viết đẹp thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm của nhà văn Nguyễn Minh Châu, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm hạt ngọc ẩn giấu bên sâu tâm hồn con người Việt Nam.

    Tình huống truyện độc đáo khi tác giả đã tạo ra một tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về cuộc sống. Ngôn ngữ kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn, tác giả đã chọn ngôi kể thứ nhất là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nên điểm nhìn trần thuật sắc sảo, lời kể trở nên khách quan, chân thực và giàu tính thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật Phủng, người nghệ sĩ có con mắt tỉnh tường. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, sắc sao với những rung động rất chân thành, mãnh liệt của người nghệ sĩ chân chính, có lương tâm nghề nghiệp => tạo nên đoạn văn đẹp viết về thuyền và biển.

    Sáng tạo" Nghệ thuật là lĩnh vực của cải độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình "(Nam Cao). Từ điểm nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về cảnh đất trời cho, ta thấy rằng, việc khám phá vẻ đẹp của cuộc sống không hề đơn giản nếu như không có tâm và tầm. Chính vì thế, để tạo nên những trang viết có sức lay động tâm hồn con người cần lắm sự tìm tòi, sáng tạo, khơi được những nguồn nước trong lành tưới tắm những tâm hồn chai sạn trước sương gió cuộc đời.

    Ngôn từ nghệ thuật là chất liệu chính của để nhà văn xây dựng lên tác phẩm văn học, đi sâu khám phá đời sống rộng lớn và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa nhân văn. Ngôn từ nghệ thuật là biểu hiện sống động sự sáng tạo của nhà văn khi lựa chọn, sắp xếp những từ ngữ trong đời sống hằng ngày để tạo nên những thứ vân chữ mang dấu ấn cá nhân. Ngôn từ nghệ thuật trong đoạn văn được nhà văn Nguyễn Minh Châu sử dụng rất giàu hình ảnh, giàu màu sắc và đường nét. Những hình ảnh so sánh" như bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ" "như sữa có pha chút màu hồng hồng" "im phăng phắc như tượng" ta mới thấy được đó là thứ ngôn ngữ của trí tưởng tượng bay bổng, của sự quan sát và cảm nhận rất tinh tế. Chính ngôn từ nghệ thuật này, đã tạo nên trang viết giàu chất thơ. Cái đẹp của ngôn ngữ đã bắt được cái thần ngoại cảnh để người đọc phải công nhận là "cảnh đắt trời cho". Sức hấp dẫn của đoạn văn đến từ thứ ngôn ngữ đẹp như thêu hoa dệt gấm.

    Nói tóm lại, đoạn văn đã thể hiện rất sống động những phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời sau bức ảnh, Chiếc thuyền ngoài xa đã đặt ra bao vấn đề có ý nghĩa triết lí và nhân sinh sâu sắc. Từ đây, ta nhận ra rằng, việc nhìn ra cái đẹp của sự vật, của con người là điều rất cần thiết. Cái nhìn ấy sẽ đủ sức để cứu vớt bao mảnh đời bất hạnh, đau khổ.
     
    KaiserMichael thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...