Chia sẻ tài liệu học tập môn Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định (DSS)

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Yo Kiera, 6 Tháng tám 2023.

  1. Yo Kiera Selenophile

    Bài viết:
    42
    HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH - DSS


    Chào mọi người, hôm nay mình ngồi xem lại tài liệu học tập đại học của mình thấy có nhiều thứ có thể hữu ích cho mọi người nên mình tổng hợp lại đây để chia sẻ với mọi người. Trước tiên mình sẽ chia sẻ tài liệu học tập môn học Hệ Thống Thông Tin Hỗ Trợ Ra Quyết Định (Decision Support System - DSS).

    Mình sẽ trình bày theo 4 phần: I-Lý thuyết, II- Bài tập, III- Tài liệu môn học và IV- Đề thi
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Yo Kiera Selenophile

    Bài viết:
    42
    I. LÝ THUYẾT

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những lý thuyết trong chương trình học khá đầy đủ nên mình cũng sẽ không nêu nhiều ở đây, mình chỉ note hững lý thuyết quan trọng cần nhớ đối với sinh viên chuyên ngành và cho việc thi cử.

    • Tư duy hệ thống: Hỗ trợ hoạt động quản lý là chính: -Tác nghiệp: TPS - các hoạt động quản trị nhân sự, bán hàng, mua hàng, MIS. Chủ yếu là dữ liệu nội bộ - Chiến thuật: MIS, DSS -Chiến lược: DSS

    • Bản chất lao động của nhà quản lý là ra quyết định
    • Quyết định là gì? -Câu trả lời cho hành động được đặt ra về hoạt động sẽ thực hiện -Đường lối hành động - Simon -Chiến lược hành động - Fishburn dẫn đến một mục tiêu mong muốn - Churchman

    • Các dạng quyết định: -Dạng sự kiện: Mang tính chất như một sự kiện - Dạng quá trình: Một quá trình - Dạng thay đổi trạng thái: Biến động dẫn đến quyết định - Dạng quyết định làm giàu kiến thức

    • Thông tin theo các cấp quản lý: - Chiến lược: Phi cấu trúc - Chiến thuật: Bán cấu trúc - Tác nghiệp: Có cấu trúc

    • Các loại báo cáo: - Báo cáo định kỳ - Báo cáo thống kê - Báo cáo theo yêu cầu

    • Ra quyết định là gì? Là một quá trình lựa chọn 1 phương án trong các phương án để đạt được kết quả mong muốn với các ràng buộc cho trước.
    • Cách thức hỗ trợ ra quyết định: - 1. Theo bài toán: Cho bài toán có cấu trúc, cho bài toán phi cấu trúc, ma trận hỗ trợ ra quyết định của Scott - Morton và Gorry, bài toán bán cấu trúc - 2. Theo cấp quản lý: Chiến lược, chiến thuật, tác nghiệp

    • Phân loại HTTT hỗ trợ ra quyết định: Theo 5 hướng: Hướng dữ liệu (BI), Hướng mô hình (Hệ thống tối ưu hóa), Hướng kết nối (Hệ thống hỗ trợ ra qđ nhóm), Hướng văn bản, Hướng tri thức
    • HTTT hỗ trợ ra quyết định: Là hệ thống thông tin dựa trên máy tính trợ giúp việc ra quyết định phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc bằng cách kết hợp các dữ liệu với công cụ các mô hình phân tích

    • So sánh MIS và DSS:

      Thường kỳ, ngoại lệ <> Các thẩm tra tương tác - Báo cáo theo yêu cầu <> Các bảng trả lời - Dạng cố định và biết trước <> Dạng đặc biệt linh hoạt và thích ứng - Thông tin nhận được do sao chép và thao tác từ dữ liệu đã xử lý <> Thông tin từ mô hình phân tích và xử lý dữ liệu ngoài

    • Các bước ra quyết định (các pha) : - Intelligence: Khám phá, xác định vấn đề - Design thiết kế: Xác định thăm dò các giải pháp - Choice: Lựa chọn - Implementation: Triển khai

    • Ra quyết định là công việc hàng ngày
    • Hoạt động ra quyết định: - Chủ thể ra quyết định (Tổ chức lớn thì thường là nhóm ra quyết định -> mâu thuẫn xung đột. Tổ chức nhỏ thường là cá nhân ra quyết định, quyết định nhóm thường phức tạp, không thống nhất) - Chủ thể thực thi quyết định - Chủ thể tạo thông tin hỗ trợ quyết định

    • Các bài toán quản lý và cách giải quyết: - Bài toán có cấu trúc: Công việc hàng ngày, biết trước, đã được lên kế hoạch (Các giai đoạn giải quyết bài toán có cấu trúc (Theo các pha ra quyết định) : Intelligence - Design - Choice - Implementation) - Bài toán phi cấu trúc: Không rõ ràng, mờ nhạt, không chắc chắn, không có sẵn giải pháp, quản lý mức cao, cần trực giác, kinh nghiệm. DSS là giải pháp tốt nhất. - Bài toán bán cấu trúc: Có phần biết trước, có phần không xác định, vừa mở rộng, vừa kết hợp các giải pháp. Phần có cấu trúc dùng MIS, phần phi cấu trúc dùng DSS

    • Bảng quyết định: Khi quyết định mà có nhiều phương án lựa chọn, nhiều yếu tố tác động. Là 1 kỹ thuật kiểm thử hữu ích. Phân tích kinh doanh, kiểm thử phần mềm, lập trình, thiết kế phần cứng
    • Các bước lập bảng quyết định:

      - Xác định các điều kiện - Xác định các hành động - Tính số kết hợp giữa các điều kiện - Điền điều kiện - Loại bỏ điều kiện k cần thiết - Điền hành động

    • Maximax: Chọn cái tốt nhất trong số những cái tốt
    • Maximin: Chọn cái tốt nhất trong số những cái tệ nhất
    • Mô hình hóa và mô phỏng:

    • Hệ thống: Là tập hợp các thành phần (đầu vào - xử lý - đầu ra) có sự tương tác qua lại nhằm thực hiện một mục tiêu chung
    • Mô phỏng là mô hình hóa một quy trình hoặc một hệ thống theo cách mà mô hình bắt trước phản ứng của hệ thống thực tế đối với các sự kiện diễn ra theo thời gian
    • Lĩnh vực áp dụng :(1) Trường hợp áp dụng: Qly sản xuất, dịch vụ ngân hàng, logistics, dịch vụ y tế, quản lý quy trình kinh doanh, quản lý nhà hàng siêu thị, mạng máy tính. (2) Trường hợp không nên áp dụng: Hệ thống cần phải triển khai lắp đặt mà quá đơn giản, chi phí mô phỏng quá lớn, nguồn lực và thời gian không cho phép, dữ liệu mô phỏng không đầy đủ, hệ thống thực tế quá phức tạp có nhiều thông số không xác định được

    • Các bước thực hiện mô phỏng: 4 pha (12 bước)

      - Giai đoạn 1: Xây dựng bài toán và lập kế hoạch - Giai đoạn 2: Xây dựng mô hình, thu thập dữ liệu, kiểm định tính đúng đắn - Giai đoạn 3: Chạy mô hình - Giai đoạn 4: Triển khai

    • Các thành phần của hệ thống:

      - Entity (Thực thể) : Là đối tượng phục vụ của hệ thống, Là đối tượng đầu vào, được xử lý và ra khỏi hệ thống, Có thể là con người, thiết bị, Là đối tượng cần phải xác định đầu tiên của hệ thống - Attribute (Thuộc tính) : Phản ánh các đặc trưng của thực thể, Dùng để phân biệt giữa thực thể này với thực thể khác - Activity (Hoạt động) : Phản ánh các hoạt động diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định - State (Trạng thái) : Là tập hợp các biến mô tả trạng thái của hệ thống ở từng thời điểm cụ thể. VD: Tại điểm giao dịch NH: Tổng số nv đang phục vụ khách hàng, tổng số kh đang ngồi chờ đến lượt được phục vụ - Event (Sự kiện) : Là một sự kiện xảy ra tức thời có thể làm thay đổi trạng thái của hệ thống, Có thể là sự kiện nội sinh hoặc ngoại sinh, VD: Tại 1 điểm giao dịch nhân hàng: Khách hàng vừa tới và một khách hàng vừa được phục vụ xong.

    • Lợi ích của mô phỏng: - Dễ hơn, nhanh hơn, rẻ hơn và an toàn hơn - Có thể thử nghiệm nhiều ý tưởng khác nhau -Hỗ trợ việc ra quyết định với chi phí tối thiểu - Khám phá hệ thống với chi phí tối thiểu - Tìm hiểu sự tương tác giữa các thành phần của hệ thống - Giúp nhận ra các hạn chế của hệ thống - Đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống.

    • Khi nào việc mô phỏng là không phù hợp: - Khi hệ thống quá đơn giản, có thể dễ dàng tính toán bằng tay hoặc dùng công cụ đơn giản - Khi chi phí thực hiện mô phỏng vượt quá lợi ích do mô phỏng mang lại - Nguồn lực và thời gian không cho phép - Khi dữ liệu phục vụ cho mô phỏng không đầy đủ - Khi hệ thống thực quá phức tạp, có nhiều thông số không xác định.

    • Một số công cụ hỗ trợ giúp phân tích hồi quy và dự báo: Đô thị phân tán; Công cụ Correlation; Regression ; Các hàm mẫu: Corel, slope, intercept..

    • Bài toán tối ưu hóa thường xuất hiện trong các hoạt động quản lý khi cần ra quyết định liên quan đến phân bổ nguồn lực khan hiếm để tối ưu hóa một mục tiêu có thể đo lường được.

    • Nhóm người sử dụng hệ thống hỗ trợ lãnh đạo - Giám đốc điều hành - Giám đốc tài chính - Giám đốc tác nghiệp

    • Quá trình ra quyết định của người lãnh đạo: - GĐ1: Nhận dạng các vấn đề/ cơ hội - GĐ2: Ra quyết định giải quyết vấn đề/tận dụng cơ hội

    • Cách hỗ trợ ra quyết định của hệ thống tri thức kinh doan: - Xác định vị trí và thế mạnh của công ty - Phân tích hành vi khách hàng - Xác định các mục tiêu và chiến lược Marketing - Dự báo tương lai của doanh nghiệp Lập chiến lược kinh doanh - Giữ chân khách hàng sinh lợi và dự đoán khách hàng tiềm năng

    • Tiến trình hoạt động trong hệ thống tri thức kinh doanh:

      [​IMG]

    • Phân loại hệ thống quản trị tri thức: - Hệ thống quản trị tri thức trên phạm vi toàn tổ chức - Hệ thống lao động tri thức - Các kĩ thuật thông minh

    • Các hệ thống quản trị tri thức đặc biệt: - Hệ trí tuệ nhân tạo - Hệ chuyên gia - Các kĩ thuật thông minh ứng dụng trong quản trị tri thức

    • Phân cấp và chức năng nghiệp vụ:

      [​IMG]


     
    LieuDuong thích bài này.
  3. Yo Kiera Selenophile

    Bài viết:
    42
    II. BÀI TẬP (TRẮC NGHIỆM)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của quyết định có cấu trúc:

    A. Có sẵn các giải pháp

    B. Có tính thủ tục

    C. Có tính lặp lại

    d. Có đánh giá của cá nhân người ra quyết định

    2. Liệt kê nào sau đây đề cập đến các loại hình hệ thống hỗ trợ ra quyết định?

    A.information – Driven DSS, Model – Driven DSS, Communication – Driven DSS, Document – Driven DSS, Knowledge – Driven DSS

    b. Data – Driven DSS, Model – Driven DSS, Communication – Driven DSS, Document – Driven DSS, Knowledge – Driven DSS

    C. Data – Driven DSS, Model – Driven DSS, Decision – Driven DSS, Document – Driven

    D. Data – Driven DSS, User – Driven DSS, Communication – Driven DSS, Document – Driven DSS, Knowledge – Driven DSS

    3. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất thuật ngữ phân tích kinh doanh (Business Analytics) ?

    A. Hệ thống thông tin liên quan đến việc ra quyết định kinh doanh

    B. Cơ sở hạ tầng để thu thập và quản lý dữ liệu kinh doanh

    C. Phần mềm được phát triển dành riêng cho quản lý doanh nghiệp

    d. Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng để phân tích và hiểu dữ liệu kinh doanh

    4. Cải thiện chất lượng ra quyết định có giá trị cao của một giám đốc điều hành sẽ tiết kiệm cho một tổ chức nhiều tiền hơn so với cải thiện chất lượng của các quyết định giá trị thấp hơn được đưa ra ở cấp thấp hơn?

    a. Sai

    B. Đúng

    5. Khẳng định nào sau đây đúng với hệ thống hỗ trợ quyết định?

    A. Nguồn dữ liệu đầu vào do hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo cung cấp.

    B. Chỉ sử dụng công cụ xử lý dữ liệu, không dùng đến các công cụ xử lý mô hình.

    C. Có tính cấu trúc và khả năng tái sử dụng rất cao.

    d. Thường sử dụng dữ liệu đầu vào do các HTTT xử lý giao dịch và HTTT quản lý cung cấp.

    6. Kinh doanh thông minh sẽ hữu ích cho việc phân tích và ra quyết định trong tình huống nào sau đây?

    a. Cả A, B và C

    B. Dự báo ảnh hưởng đến doanh số bán hàng được dự báo các biến đổi trong tương lai của thời tiết và các biến môi trường khác

    C. Xác định các phương pháp hiệu quả nhất để đóng gói và giao thành phẩm đến đích

    D. Quyết định kỹ thuật marketing nào thành công nhất với khách hàng có giá trị cao

    7. Loại quyết định tính tổng lương theo giờ cho người lao động là quyết định:

    A. Không có điều nào ở trên

    B. Phi cấu trúc

    C. Bán cấu trúc

    d. Có cấu trúc

    8. GDSS:

    A. Hỗ trợ các quyết định đòi hỏi kiến thức về phân phối tài nguyên địa lý.

    B. Thực hiện các phương pháp có cấu trúc để tổ chức và đánh giá các ý tưởng.

    c. Được thiết kế để cho phép những người tham dự cuộc họp chia sẻ suy nghĩ của họ trong thời gian thực với các đồng nghiệp của họ.

    D. Thường được sử dụng với những người tham dự theo địa lý phân tán.

    9. Phương pháp quản lý sử dụng chiến lược của một công ty để tạo ra các mục tiêu hoạt động và đo lường tiến trình được gọi là:

    A. Thẻ điểm cân bằng

    B. KPI

    C. Benchmarks

    d. BPM

    10. Các công cụ dựa trên web cho hội nghị truyền hình và các cuộc họp điện tử là các công cụ chính cho GDSS.

    A. Đúng

    b. Sai

    11. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng nhất thuật ngữ kinh doanh thông minh (Business Intelligence) ?

    a. Hệ thống thông tin liên quan đến việc ra quyết định kinh doanh

    B. Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng để phân tích và hiểu dữ liệu kinh doanh

    C. Phần mềm được phát triển dành riêng cho quản lý doanh nghiệp

    D. Cơ sở hạ tầng để thu thập và quản lý dữ liệu kinh doanh

    12. Giai đoạn thực hiện theo mô hình ra quyết định của Simon bao gồm việc lựa chọn trong số các giải pháp?

    a. Sai

    B. Đúng

    13. MIS thường tạo các báo cáo cố định, được lên lịch thường xuyên dựa trên dữ liệu được trích xuất và tổng hợp từ các hệ thống xử lý giao dịch của công ty.

    a. Đúng

    B. Sai

    14. Quản lý cấp trung phải đối mặt chủ yếu với các quyết định phi cấu trúc.

    a. Sai

    B. Đúng

    15. Công cụ Goal Seek được sử dụng để xác định giá trị của đầu ra trên cơ sở các giá trị đầu vào đã xác định.

    a. Đúng

    B. Sai

    16. Loại quyết định có nên giới thiệu một dòng sản phẩm mới hay không là quyết định:

    a. Phi cấu trúc

    B. Đệ quy

    C. Phi đệ quy

    D. Có cấu trúc

    17. Năm chức năng cổ điển của các nhà quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, quyết định, kiểm soát và

    A. Quản lý

    B. Đàm phán

    c. Phối hợp

    D. Dẫn đầu

    18. Các quyết định liên quan đến việc tạo một mạng nội bộ (Intranet) của công ty có thể được phân loại là quyết định ____.

    a. Bán cấu trúc

    B. Phi cấu trúc

    C. Có cấu trúc

    D. Có tính thủ tục

    19. Ra quyết định có cấu trúc là phổ biến nhất ở các cấp tổ chức thấp hơn.

    a. Đúng

    B. Sai

    20. Giai đoạn đầu tiên trong mô hình quy trình ra quyết định của Simon là giai đoạn thiết kế?

    A. Đúng

    b. Sai

    21. Khi không có quy trình rõ ràng hoặc sự đồng ý để đưa ra quyết định, nó được cho là:

    a. Phi cấu trúc.

    B. Bán cấu trúc.

    C. Phi văn bản

    D. Dẫn chứng bằng tài liệu

    22. Hệ thống thông tin địa lý là một hệ hỗ trợ quyết định được thiết kế đặc biệt để hoạt động với thông tin không gian.

    A. Sai

    b. Đúng

    23. Khi tiền lãi được nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, đó là:

    A. Một phép toán

    b. Một giao dịch

    C. Một quyết định

    D. Một chức năng

    24. Công nghệ trực quan hóa dữ liệu giúp chắt lọc một lượng lớn thông tin vào các danh sách văn bản dễ đọc.

    a. Sai

    B. Đúng

    25. Một hệ thống thông tin cho một công ty xây dựng theo dõi chi phí xây dựng cho các dự án khác nhau trên khắp miền Bắc Việt Nam sẽ được phân loại thành:

    A. GIS

    B. DSS

    c. MIS

    D. GDSS

    26. MIS thường tạo ra:

    a. Các báo cáo được lập lịch, cố định dựa trên dữ liệu được lấy từ TPS của tổ chức.

    B. Những cách nhìn mới về dữ liệu nhấn mạnh đến sự thay đổi, tính linh hoạt và phản ứng nhanh.

    C. Các giả định, phản hồi cho các truy vấn đặc biệt và biểu diễn đồ họa của dữ liệu hiện có.

    D. Giải pháp cho các vấn đề bán cấu trúc phù hợp cho việc ra quyết định quản lý cấp trung.

    27. Mô tả của Simon về việc ra quyết định bao gồm các giai đoạn nào?

    A. Tìm hiểu, nhận định, thiết kế và thực hiện

    B. Lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện và bảo trì

    C. Lập kế hoạch, cấp vốn, thực hiện và bảo trì

    d. Tìm hiểu, thiết kế, lựa chọn và thực hiện

    28. Quyết định quản lý là:

    A. Mệnh lệnh của nhà quản lý

    B. Sự lựa chọn của nhà quản lý

    c. Sản phẩm của lao động quản lý

    D. Ý tưởng của nhà quản lý

    29. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng nhất giá trị kinh doanh của việc cải thiện ra quyết định?

    a. Cải thiện việc ra quyết định mang lại giá trị tiền tệ lớn cho công ty vì nhiều quyết định nhỏ hàng ngày ảnh hưởng đến hiệu quả, sản xuất, chi phí và giá trị cộng thêm hàng năm lớn

    B. Cải thiện việc ra quyết định cho phép các nhà điều hành cấp cao dự đoán chính xác hơn các xu hướng tài chính trong tương lai

    C. Cải thiện ra quyết định tạo ra sản phẩm tốt hơn

    D. Cải thiện việc ra quyết định tăng cường sự mật thiết của khách hàng và nhà cung cấp, giúp giảm chi phí

    30. Kiểm tra hàng tồn kho là một ví dụ về quyết định ________.

    A. Bán cấu trúc

    b. Có cấu trúc

    C. Không có điều nào ở trên

    D. Phi cấu trúc

    31. Phần mềm phân tích độ nhạy tìm đầu vào được sử dụng cho

    A. Data Table.

    B. Scenario Manager.

    C. Goal Seek.

    d. Solver.

    32. Các nhà quản lý tác nghiệp có xu hướng đưa ra các quyết định có cấu trúc hơn.

    A. Sai

    b. Đúng

    33. DSS là một thể loại đặc biệt của GIS?

    A. Đúng

    b. Sai

    34. Một quyết định có cấu trúc có thể được đưa ra bằng cách tuân theo một tập các thủ tục được xác định rõ, không phải "cảm thấy" hoặc theo trực giác?

    a. Đúng

    B. Sai

    35. Dữ liệu qua quá trình xử lý của hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo là đầu vào của hệ thống hỗ trợ ra quyết định.

    a. Đúng

    B. Sai

    36. Loại quyết định có thể được đưa ra bằng cách tuân theo một quy trình xác định được gọi là quyết định:

    A. Bán cấu trúc

    B. Phi cấu trúc

    C. Thủ tục

    d. Có cấu trúc

    37. Một thành phần thiết yếu trong khả năng của GDSS đóng góp cho môi trường hợp tác là

    A. Cho phép người dùng đóng góp đồng thời.

    B. Xác định người dùng không chính thức.

    C. Sử dụng các phương pháp có cấu trúc để đánh giá ý tưởng.

    d. Đảm bảo ẩn danh người dùng.

    38. Phân tích ____________ nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi của một hay nhiều biến của một mô hình ra quyết định đối với các biến khác:

    A. Phân tích mô phỏng

    b. Phân tích độ nhạy

    C. Phân tích What-if

    D. Phân tích thống kê

    39. PivotTable là:

    A. Công cụ để thực hiện phân tích độ nhạy.

    B. Loại cơ sở dữ liệu quan hệ.

    C. Công cụ biểu đồ có thể xoay dữ liệu cột nhanh chóng và trực quan.

    d. Công cụ bảng tính hiển thị hai hoặc nhiều chiều dữ liệu theo định dạng thuận tiện.

    40. DSS chủ yếu giải quyết các vấn đề có cấu trúc?

    a. Sai

    B. Đúng

    41. Goal Seek là công cụ phân tích dữ liệu vận dụng cách tiếp cận ngược được sử dụng để tìm giá trị của đầu vào cần để đạt được một giá trị đầu ra xác định.

    a. Đúng

    B. Sai

    42. Dữ liệu qua quá trình xử lý của hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ ra quyết định là đầu vào của hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo.

    A. Sai

    b. Đúng

    43. Loại hình HTTT chứa dữ liệu cơ sở, chi tiết nhất trong một tổ chức là:

    A. HTTT văn phòng

    b. HTTT xử lý giao dịch

    C. HTTT chuyên chức năng

    D. HTTT hỗ trợ ra quyết định

    44. Mô hình quản lý cổ điển không đề cập chính xác những gì người quản lý làm khi họ lên kế hoạch, quyết định mọi việc và kiểm soát công việc của người khác.

    a. Đúng

    B. Sai

    45. Ra quyết định quản lý nhằm mục đích:

    A. Thảo luận với những người khác và ra quyết định

    B. Tìm phương án để giải quyết vấn đề

    C. Giải quyết một vấn đề

    d. Chọn phương án tốt nhất và ra quyết định

    46. Liệt kê nào sau đây đề cập đến các thành phần chức năng có trong kiến trúc của hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS) ?

    A. Quản trị dữ liệu, quản trị hội thoại, quản trị mô hình, quản trị người sử dụng

    b. Quản trị dữ liệu, quản trị hội thoại, quản trị mô hình, quản trị tri thức

    C. Quản trị dữ liệu, quản trị hội thoại, quản trị thông tin, quản trị tri thức

    D. Quản trị quyết định, quản trị hội thoại, quản trị mô hình, quản trị tri thức

    47. Hệ thống hỗ trợ nhóm (GDSS) là

    A. Một dạng hệ thống phân tích và dự báo theo nhóm

    B. Một dạng hệ thống xử lý giao dịch nhóm

    c. Một dạng hệ thống hỗ trợ ra quyết định

    D. Một dạng hệ thống hỗ trợ chỉ dành cho nhóm lãnh đạo

    48. GDSS tạo điều kiện giải quyết các bài toán không cấu trúc bởi một nhóm người ra quyết định làm việc cùng nhau như một nhóm ở cùng hoặc khác địa điểm.

    A. Sai

    b. Đúng

    49. Điều nào sau đây là nhược điểm của hệ thống ra quyết định tự động, tốc độ cao?

    A. Không có khả năng xử lý các quyết định có cấu trúc

    B. Không có khả năng xử lý các quyết định bán cấu trúc

    C. Không có khả năng xử lý khối lượng lớn các quyết định

    d. Không có khả năng tự kiểm soát và phản ứng với môi trường mới

    50. GDSS:

    A. Yêu cầu một số lượng nhỏ người tham dự để duy trì mức năng suất cao.

    B. Sử dụng máy tính để bàn dùng chung để thúc đẩy sự hợp tác.

    C. Bao gồm các thủ tục cụ thể để xếp hạng ưu tiên theo thứ tự mà người tham gia có thể trả lời.

    d. Cho phép tăng quy mô cuộc họp mà không làm giảm năng suất.

    51. Giai đoạn tìm hiểu của việc ra quyết định bao gồm khám phá, xác định và hiểu các vấn đề xảy ra trong tổ chức?

    A. Sai

    b. Đúng

    52. Các quyết định phi cấu trúc là bất thường, không theo quy tắc và không có quy trình rõ ràng hoặc thích hợp để thực hiện?

    A. Sai

    b. Đúng

    53. Phần mềm bảng tính Excel cho phép nhà quản lý xây dựng một mô hình định giá bán sản phẩm sao cho đạt được điểm hòa vốn. Công cụ được sử dụng trong trường hợp này là:

    A. Data Analysis

    b. Goal Seek

    C. Data Table

    D. Break Even Point

    54. Điều nào sau đây không phải là một trong các yếu tố chính trong môi trường kinh doanh thông minh?

    A. Giao diện người dùng

    B. Người dùng và phương pháp quản lý

    c. Môi trường tổ chức

    D. Dữ liệu từ môi trường kinh doanh

    55. Để ra các quyết định phi cấu trúc cần có sự kết hợp các quy trình chuẩn mực với những đánh giá mang tính cá nhân.

    A. Sai

    b. Đúng

    56. Bước khó khăn nhất của 1 quá trình ra quyết định là:

    A. Tìm kiếm thông tin

    B. Tìm hiểu vấn đề cần giải quyết

    c. Tìm kiếm các phương án

    D. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá

    57. Phần mềm bảng tính Excel cho phép các nhà quản lý xây dựng một mô hình nhằm xác định sự phụ thuộc của một yếu tố vào một hoặc nhiều yếu tố khác. Trong mô hình này

    A. Không có phương án nào đúng

    b. Hàm mô tả sự phụ thuộc chưa xác định, nhưng các yếu tố đầu vào của mô hình là đã biết hoặc kiểm soát được

    C. Hàm mô tả sự phụ thuộc chưa xác định, và các yếu tố đầu vào của mô hình cũng chưa xác định

    D. Hàm mô tả sự phụ thuộc đã xác định, nhưng các yếu tố đầu vào của mô hình chưa xác định

    58. Đặc điểm của hệ thống hỗ trợ quyết định là:

    a. Thường sử dụng các mô hình định lượng

    B. Hỗ trợ tất cả các giai đoạn của quá trình ra quyết định

    C. Hỗ trợ quản lý ở tất cả các mức của tổ chức

    D. Tất cả A, B, C.

    59. Giai đoạn ra quyết định nào tìm thấy hoặc nhận ra một vấn đề, nhu cầu hoặc cơ hội?

    a. Tìm hiểu

    B. Thiết kế

    C. Thực hiện

    D. Lựa chọn

    60. Chọn câu sai trong các câu sau:

    A. Nhà quản lý cần nắm vững lý thuyết ra quyết định

    B. Việc ra quyết định rất cần dựa vào kinh nghiệm

    C. Ra quyết định mang tính khoa học và nghệ thuật

    d. Ra quyết định phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý

    61. Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (TPS) thường chứa _________ dữ liệu, ___________ và vậy nên _____ tự động hóa.

    A. Nhiều, khác nhau, dễ

    B. Ít, có tính thủ tục, khó

    c. Nhiều, có tính thủ tục, dễ

    D. Nhiều, khác nhau, khó

    62. Phương pháp hàng đầu để hiểu thông tin thực sự quan trọng cần thiết bởi các giám đốc điều hành của một công ty được gọi là phương pháp ________.

    A. Digital dashboard

    B. Balanced scorecard

    c. KPI

    D. Data visualization

    63. Ra quyết định là:

    A. Một công việc mang tính nghệ thuật

    B. Tất cả các câu đều sai

    c. Lựa chọn một giải pháp cho vấn đề đã xác định

    D. Công việc của các nhà quản lý cấp cao

    64. Giải pháp tối ưu xác định được bằng công cụ Solver trong Excel:

    A. Là một giải pháp bất kì trong số các giải pháp khả thi

    B. Không có khẳng định nào đúng

    C. Là giải pháp xác định được sau N lần chạy mô hình với N bằng bình phương của số các ràng buộc

    d. Là một trong số các giải pháp khả thi, với hàm mục tiêu đạt được giá trị mong muốn (lớn nhất, nhỏ nhất hay bằng một giá trị xác định) trong khuôn khổ các ràng buộc đặt ra

    65. Khẳng định nào sau đây đúng với hệ thống hỗ trợ ra quyết định?

    A. Chỉ sử dụng công cụ xử lý dữ liệu, không bao giờ dùng đến các công cụ xử lý mô hình.

    b. Thường sử dụng dữ liệu đầu vào do các HTTT xử lý giao dịch và HTTT quản lý cung cấp.

    C. Có tính cấu trúc và khả năng tái sử dụng rất cao.

    D. Nguồn dữ liệu đầu vào do hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo cung cấp.

    66. Loại hệ thống thông tin nào sử dụng công nghệ trực quan hóa dữ liệu để phân tích và hiển thị dữ liệu để lập kế hoạch và ra quyết định dưới dạng bản đồ số hóa?

    A. DSS

    B. TPS

    C. MIS

    d. GIS

    67. Để ra quyết định tốt, nhà quản lý nên:

    A. Sử dụng mô hình "ra quyết định tập thể" vì đây là mô hình tốt nhất

    B. Sử dụng mô hình tham vấn để ra quyết định

    C. Chọn mô hình ra quyết định đã thành công trước đó

    d. Xem xét nhiều yếu tố để lựa chọn mô hình ra quyết định phù hợp

    68. Các đo lường được xác định bởi quản lý và được sử dụng để đánh giá nội bộ sự thành công của chỉ tiêu tài chính, quy trình kinh doanh, khách hàng và tăng trưởng của một công ty là:

    A. BPM

    B. Benchmarks

    C. Thẻ điểm cân bằng

    d. KPI

    69. Phân tích what-if dựa trên những điều kiện đã biết hoặc giả định.

    a. Đúng

    B. Sai

    70. ESS:

    A. Hỗ trợ việc ra quyết định có cấu trúc của các giám đốc điều hành cấp cao

    B. Chủ yếu được điều khiển bởi thông tin có được từ các hệ thống xử lý giao dịch của công ty

    C. Dễ dàng tích hợp dữ liệu từ các hệ thống khác nhau

    d. Có khả năng đi sâu vào các mức độ chi tiết thấp hơn

    71. Ra quyết định là:

    A. Một công việc mang tính nghệ thuật

    b. Lựa chọn một giải pháp cho vấn đề đã xác định

    C. Công việc của các nhà quản lý cấp cao

    D. Tất cả các câu đều sai

    72. Hầu hết các hệ thống DSS sử dụng mô hình toán học, phần mềm mô phỏng, hoặc kỹ thuật thống kê để phân tích và xử lý dữ liệu.

    a. Đúng

    B. Sai

    73. Hệ hỗ trợ ra quyết định sử dụng thông tin nội bộ cũng như thông tin từ các nguồn bên ngoài?

    a. Đúng

    B. Sai
     
    LieuDuong thích bài này.
  4. Yo Kiera Selenophile

    Bài viết:
    42
    II. BÀI TẬP (TỰ LUẬN)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dạng 1: Xác định các thành phần của hệ thống:

    Câu hỏi: Hãy cho biết tên của entities, attributes, activities, events và state variables của các hệ thống sau đây:

    - Tại 1 điểm giao dịch của ngân hàng:

    + Entity: Khách hàng

    + Attribute: Số dư trong tài khoản, loại khách hàng

    + Activity: Thực hiện các giao dịch với ngân hàng

    + Event: Khách hàng đến, khách hàng đi

    + State: Số lượng giao dịch viên đang làm việc, số lượng khách hàng đang chờ đến lượt được phục vụ

    - Tại 1 phòng cấp cứu của bệnh viện:

    + Entity: Bệnh nhân

    + Attribute: Mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân

    + Activity: Yêu cầu được cấp cứu

    + Event: Bệnh nhân được chuyển đến, bệnh nhân được cấp cứu xong và chuyển đi

    + State: Số lượng y tá, bác sĩ đang làm việc, số lượng bệnh nhân đang chờ đến lượt được cấp cứu.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dạng 2: Bài toán mô phỏng

    1. Trước khi triển khai lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại một ngã tư người ta cần tìm ra phương án tối ưu cho sự hoạt động của hệ thống bằng cách mô phỏng trên hệ thống máy tính. Hãy cho biết 2 bước đầu tiên của quá trình thực hiện mô phỏng là gì?

    - B1: Xác định vấn đề:

    + Các phương tiện giao thông khi đến ngã tư có thể đi thẳng, rẽ phải hoặc rẽ trái

    + Cần lắp hệ thống đèn tín hiệu để điều khiển sự di chuyển của các phương tiện giao thông

    - B2: Xác định mục đích và lập kế hoạch:

    + Mục đích: Hệ thống phải hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất. Cụ thể, các phương tiện di chuyển thuận lợi và thời gian trung bình chờ đèn đỏ của các phương tiện là ít nhất.

    + Lập kế hoạch tổng thể (yêu cầu về nguồn lực và thời gian thực hiện) :


    • 2 người thu thập số liệu trong 5 ngày
    • 1 người phân tích số liệu trong 2 ngày
    • 1 người xây dựng mô hình trong 3 ngày
    • 1 người chạy mô hình trong 2 ngày

    2. Mô phỏng hoạt động

    Tại một quầy thanh toán trong siêu thị có 11 khách hàng lần lượt đến quầy thanh toán với dữ liệu cụ thể như sau (đơn vị tính là phút) :

    [​IMG]

    Lưu ý: Chỉ mô phỏng sự hoạt động của hệ thống từ lúc bắt đầu đến phút thứ 20 và cho biết:

    A) Tổng thời gian làm việc của nhân viên thu ngân? (0, 5 điểm)

    3.9 + 2.76 + 4.39 + 5.52 + 5.46 – (22.03-20) = 20

    B) Hãy mô phỏng các hoạt động tại quầy thanh toán tính từ thời điểm phục vụ khách hàng đầu tiên đến phút thứ 20? (0, 5 điểm)


    [​IMG]

    C) Hãy cho biết tổng thời gian phải chờ tại quầy thanh toán của tất cả các khách hàng? (0, 5 điểm)

    - Thời gian chờ của kh 2: 2.17

    - Thời gian chờ của kh 3: 3.58

    - Thời gian chờ của kh 4: 7.26

    - Thời gian chờ của kh 5: 12.16

    - Thời gian chờ của kh 6: 20 – 18.69 = 1.31

    - Thời gian chờ của kh 7: 20 – 19.39 = 0.61

    => Tổng thời chờ của tất cả khách hàng là: 27.09

    D) Số lượng khách hàng cùng đứng chờ tại quầy thanh toán nhiều nhất là mấy khách hàng? (0, 5 điểm)

    3 khách hàng tại thời điểm 3.9: Khách hàng 2, 3, 4

    E) Khách hàng có thời gian đứng chờ tại quầy thanh toán lâu nhất là khách hàng số mấy? (0, 5 điểm)

    Là khách hàng số 5

    F) Hãy mô tả các sự kiện đã diễn ra của hệ thống theo trình tự thời gian (tính đến phút thứ 20) ? (0, 5 điểm)


    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dạng 3: Bài toán phân tích độ nhạy hai chiều

    VD: Nhân dịp nghỉ hè, một sinh viên dự định mở cửa hàng kinh doanh trà sữa. Trước khi quyết định mở cửa hàng, bạn đó muốn tìm hiểu xem lợi nhuận biến động như thế nào khi có sự biến động của giá bán và chi phí cho đơn vị sản phẩm. Cho giá bán mỗi cốc trà sữa có thể biến động trong khoảng từ 15000đ đến 25000đ (bước nhảy 1000đ) và chi phí để làm ra một cốc trà sữa có thể biến động từ 8000đ đến 12000đ (bước nhảy 500đ). Cho biết, chi phí cố định ban đầu là 10000000đ và số lượng cốc trà sữa bán được phụ thuộc vào đơn giá bán theo công thức: Sản lượng = 15000 - 0.5*Giá bán

    Hãy sử dụng công cụ phân tích độ nhạy hai chiều để trả lời các câu hỏi sau đây:

    A) Lợi nhuận là bao nhiêu nếu giá bán là 18000đ và chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm là 10000đ? (0, 5 điểm)

    B) Lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào với mỗi lần tăng chi phí đơn vị sản phẩm 500đ với giá bán không đổi là 20000đ? (0, 5 điểm)

    C) Lợi nhuận lớn nhất có thể đạt được là bao nhiêu? (1 điểm)

    Lời giải:

    Để giải dạng bài tập này, đầu tiên chúng ta cần tóm tắt các giả thiết đề bài cho như sau:


    [​IMG]

    * * * Phần này có một lưu ý quan trọng là các bạn phải nhập chuẩn, chỗ cần nhập số thì nhập số, chỗ cần nhập công thức thì phải nhập công thức. Nếu nhập sai, khi dùng công cụ sẽ không chạy được. Những thứ cần nhập mình đã bôi xanh trong bảng trên, mọi người nhập theo là được. (Không nhập dấu ngoặc kép)

    Sau đó chúng ta xuống dưới và lập một bảng như thế này:


    [​IMG]

    Các bạn có thể bố trí chi phí và giá bán theo chiều ngược lại đều được, miễn là khi dùng công cụ các bạn trỏ đúng và ô cần trỏ đến là được. Ở đây mình trình bày chi phí bán một sản phẩm theo hàng ngang và giá bán một sản phẩm theo hàng dọc.

    * * *Ô Q1 các bạn nhấn "=" và trỏ chuột vào ô B9 chứ không nhập trực tiếp số 42500000

    Tiếp theo, trên thanh công cụ, Chọn thẻ Data -> What - If Analysis -> Data table

    Row input Cell: Chi phí cho 1 sản phẩm: Trỏ chuột vào chọn ô B4

    Column input Cell: Giá bán 1 sản phẩm: Trỏ chuột vào chọn ô B3


    [​IMG]

    Bây giờ nhìn vào bảng trên chúng ta có thể trả lời được các câu hỏi đưa ra ở dưới đây:

    A) Lợi nhuận là bao nhiêu nếu giá bán là 18000đ và chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm là 10000đ? (0, 5 điểm)

    38000000

    Nhìn vào hàng có giá 18000, chiếu lên chi phí 10000, ta thấy lợi nhuận là 38000000

    B) Lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào với mỗi lần tăng chi phí đơn vị sản phẩm 500đ với giá bán không đổi là 20000đ? (0, 5 điểm)

    Nhìn vào hàng với giá bán là 20000, ta thấy mỗi lần chi phí tăng 500đ, lợi nhuận giảm 2500000 (= 47500000 - 500000000)

    => Mỗi lần lợi nhuận giảm 2500000

    C) Lợi nhuận lớn nhất có thể đạt được là bao nhiêu? (1 điểm)

    50500000

    Câu này ta dùng hàm max và bôi đen bảng trên để tìm ra số lớn nhất

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dạng 4: Bài toán tối ưu (Solver)

    VD1: Một công ty sản xuất 3 loại sản phẩm ký hiệu lần lượt là SP1, SP2, SP3 bằng cách lắp ráp từ các chi tiết tiêu chuẩn hóa ký hiệu CT1, CT2, CT3, CT4, CT5. Số lượng mỗi chi tiết trong từng sản phẩm, số lượng dự trữ của từng loại chi tiết và lợi nhuận đơn vị của từng loại sản phẩm cho trong bảng sau. Giả sử thị trường có khả năng tiêu thụ hết số sản phẩm được sản xuất. Hãy tìm phương án sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận ứng với phương án đó bằng bao nhiêu?


    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    [​IMG]

    A) Xây dựng mô hình: MAX, X1.. X3

    Gọi số sản phẩm 1 là X1, số sản phẩm 2 là X2, số sản phẩm 3 là X3

    Mục tiêu ở đây là để tối đa hóa lợi nhuận do đó chúng ta sẽ lập một phương trình tính lợi nhuận rồi tìm max của phương trình đó Với lợi nhuận đơn vị sản phẩm lần lượt là 75, 50, 35. Ta có phương trình lợi nhuận như sau:

    LN = 75X1 + 50X2 + 35X3 =>max

    Sau đó chúng ta sẽ xây dựng các tập ràng buộc đối với các biến trong phương trình trên:

    Vì số lượng dự trữ của CT1 là 450, mà SP1 cần 1 CT1, SP2 cần 1 CT1, SP3 cần 0 CT1

    Do đó ta có: X1 + X2 < = 450

    Tương tự ta sẽ có các ràng buộc sau:

    X1 <= 250

    2X1 + 2X2 + X3 < = 800

    X1 + X2 < = 450

    2 X1 + X2 + X3 < = 600

    Và vì X1, X2, X3 là số lượng của các sản phẩm thiết bị được tính theo đơn vị cái/chiếc nên X1, X2, X3 là số nguyên dương (int)

    B) Giải bài toán bằng công cụ SOLVER:

    Lập bảng như sau:


    [​IMG]

    • Các số 75, 50, 35, 1, 0, 2.. chính là các hệ số của X1, X2, X3 trong các bất phương trình mà chúng ta đã xây dựng ở trên
    • Chúng ta sẽ nhập như trên trừ cột E có các số 0 chúng ta không nhập số 0 mà nhập công thức tính như sau:

    = SUMPRODUCT ($B$20: $D$20, B21: D21)

    Và sau đó làm tương tự với các dòng dưới

    * * * Dải ô B20: D20 cần dùng F4 để cố định lại


    [​IMG]

    Sau đó chúng ta bôi đen bảng như sau:

    [​IMG]

    Tiếp theo, vào thẻ Data -> Solver

    [​IMG]

    Giao diện hiện ra như thế này, chúng ta sẽ bắt đầu điền từng ô tương ứng:

    • Set Objective: Trỏ vào ô E21
    • To: Max
    • By changing variable cells: Chọn dải ô B20: D20
    • Subject to the constraints (ràng buộc) :

    Chọn Add và bắt đầu thêm các tập ràng buộc như sau:

    [​IMG]

    Tập ràng buộc đầu tiên là ở dòng 22, chúng ta sẽ chọn Cell Reference: Là ô E22, dấu <=, Constraint: Là số 450 ở ô G22

    Tương tự thêm hết các tập ràng buộc tiếp theo vào

    Và có một tập ràng buộc cuối cùng là X1, X2, X3 là số nguyên dương, chúng ta thêm như sau:


    [​IMG]

    Và đây là bảng sau khi đã thêm các tập ràng buộc:

    [​IMG]

    Chọn Solve

    Ta được kết quả như sau:


    [​IMG]

    C) Kết luận

    - Tối đa hóa lợi nhuận = 25 000

    - PA: X1 = SP1 = 200

    X2 = SP2 = 200

    X3 = SP3 = 0

    Dưới đây là một bài tương tự, các bạn làm tương tự như phần hướng dẫn ở trên:

    VD2: Công ty dệt may A có 4 loại sản phẩm là áo khoác, áo bò, áo sơ mi và quần bò. Lãi thu được từ các loại sản phẩm là 3$/áo khoác, 2$/áo bò, 1$/sơ mi, 2$/quần bò. Giá thành mỗi loại lần lượt là 12$/áo khoác, 6$/áo bò, 3$/sơ mi, 5$/quần bò. Công ty cần lập kế hoạch sản xuất theo dự trữ nguyên vật liệu và nguồn vốn. Nếu may cả 4 loại sản phẩm thì tổng giá thành không vượt quá 1800$. Nếu chỉ may áo bò, sơ mi, quần bò thì tổng giá thành không vượt quá 1200$. Nếu may áo khoác, sơ mi, quần bò thì tổng giá thành không vượt quá 1100$.

    Hãy xây dựng mô hình bài toán, sử dụng công cụ của Excel để tính ra số lượng sản xuất mỗi loại sản phẩm sao cho tổng lãi lớn nhất (ghi rõ mô hình bài toán, số lượng mỗi loại sản phẩm, tổng lãi).

    A) Xây dựng mô hình


    [​IMG]

    B) Dùng Solver để giải bài toán

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    c) Kết quả

    - Tối đa hóa lợi nhuận = 583

    - Số lượng sản phẩm: X1 = 50

    X2 = 117

    X3 = 1

    X4 = 99
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng tám 2023
  5. Yo Kiera Selenophile

    Bài viết:
    42
    III. TÀI LIỆU

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dưới đây là một số tài liệu cho những ai muốn nghiên cứu sâu hơn về môn học này. Tất cả tài liệu đều bằng Tiếng Anh nên nếu ai muốn học hỏi thì cứ mạnh dạn tải về xem nhé!

    1. Decision support and business intelligence systems 9th edition


    Bấm để xem
    Đóng lại


    [​IMG]

    2. Business analytics - Data analysis and decision making, 5th edition



    [​IMG]

    3. Microsoft excel 2019: Data analysis and business modeling, 6th edition



    [​IMG]
     
    LieuDuong thích bài này.
  6. Yo Kiera Selenophile

    Bài viết:
    42
    IV. ĐỀ THI

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dưới đây là cấu trúc một đề thi môn DSS. Dạng bài tương tự như phần bài tập ở trên, các bạn tự lấy về và luyện tập nhé:


    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án:

    I. Trắc nghiệm

    1c 2c 3b 4a 5a 6c 7a 8a 9a 10d

    II. Tự luận

    Nếu hình ảnh khó nhìn thì hãy xem bằng link google sheet này nhé:



    [​IMG]

    [​IMG]

    Từ đó ta trả lời các câu hỏi như sau:

    1. Lợi nhuận là bao nhiêu nếu giá bán là 20, 000 và chi phí 9, 500

    Xem bảng trên => Lợi nhuận là 47, 750, 000

    2. Lợi nhuận sẽ thay đổi với mỗi lần chi phí tăng 500đ với giá bán không đổi:

    Lợi nhuận sẽ giảm 2, 500, 000 với mỗi lần chi phí tăng

    3. Lợi nhuận lớn nhất có thể đạt được:

    Lợi nhuận MAX là 56.000.000
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...