CÂU NGHI VẤN I. Định nghĩa: Câu nghi vấn là một dạng câu dùng với mục đích để hỏi, hỏi những điều mình không biết, đang thắc mắc hoặc chưa chắc chắn. Ví dụ: Quốc ca Việt Nam có tên là gì? Do ai sáng tác? II. Đặc điểm của câu nghi vấn: - Câu nghi vấn dùng để hỏi, nêu lên điều chưa biết và cần được giải đáp. Có dấu chấm hỏi () ở cuối câu. - Thường sử dụng những từ để hỏi như: + Các đại từ: Ai, gì, đâu, nào, sao, khi nào, bao giờ, bao nhiêu, tại sao, như thế nào.. Ví dụ: Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh Anh vẫn ước được em tha thứ Anh vẫn yêu em như thuở ban đầu Thế mà tại sao ta vẫn xa nhau? (Trích bài thơ: Anh Đã Giết Em-Xuân Diệu) + Các từ chỉ tình thái, cảm xúc như: À, ư, hả, chăng Ví dụ: Con về rồi ư ? Các cặp phụ từ như: Có.. không, đâu.. đấy, đã.. chưa, có phải.. không Ví dụ: Cau già quá lứa bán buôn, Em già quá lứa, có buồn không em? Cau già quá lứa bửa phơi, Em già quá lứa, có nơi đợi chờ. (Ca dao về tình yêu đôi lứa) +Câu hỏi là từ "hay" dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn. Ví dụ: Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà? Từ "hay" trong bài ca dao này nối quan hệ lựa chọn cho anh xin hay để làm tin. - Câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trong một số trường hợp nếu không dùng để hỏi thì một số trường hợp kết thúc bằng dấu chấm, chấm than hoặc chấm lửng. Ví dụ 1: Hỏi xa anh lại hỏi gần, Hỏi em phỏng độ đương xuân thế nào. Thấy em là gái má đào, Lòng anh chỉ muốn ra vào kết duyên. (Ca dao tình yêu lứa đôi) Ví dụ 2: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.. (trích bài thơ Vì sao-Xuân Diệu) Ví dụ 3: Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe Nhạc thầm lên tiếng hát say mê Mùa xuân chín ửng trên đôi má Xui khiến lòng ai thấy nặng nề.. (Trích từ bài thơ Nụ Cười Xuân-Xuân Diệu) - Câu nghi vấn chỉ dùng trong giao tiếp, văn chương tiểu thuyết. Thường không sử dụng trong văn bản, hợp đồng. III. Chức năng của câu nghi vấn. Tùy vào tình huống, đối tượng, nội dung cuộc hội thoại mà câu nghi vấn có những chức năng chính gồm: - Chức năng cầu khiến tức là nêu lên sự việc mong muốn, yêu cầu người khác làm. Ví dụ: Lấy giúp tao cái chìa khóa giúp tao được không? - Chức năng dùng để bộc lộ, bày tỏ tình cảm cảm xúc. Ví dụ: Trời ơi! Sao ông lại tàn nhẫn với tôi như thế! Bộc lộ sự uất giận, tuyệt vọng - Dùng câu nghi vấn để đe dọa người khác. Ví dụ: Đi ra. Đi ra. Tao bảo mày đi ra sao mày còn ở đó hả? - Để phủ định 1 vấn đề (tương tự như câu phụ định) Có chức năng là câu khẳng định, để khẳng định 1 vấn đề. Ví dụ: Không phải con làm vỡ bình thì ai làm vỡ? *Lưu ý: Chức năng của các câu nghi vấn trên chỉ là chức năng phụ nên có thể không cần câu trả lời IV. Một số lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn - Quan hệ từ "hoặc" không được sử dụng trong câu nghi vấn vì nó làm sai c ú pháp câu hoặc đó là một câu trần thuật. Ví dụ: Đặt trên hoặc đặt dưới. Câu mang ý nghĩa khẳng định và không phải là câu nghi vấn. - Nhiều từ có hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng nó không được sử dụng trong câu nghi vấn. Ví dụ: Anh cần ai thì anh gọi người ấy. Từ "ai" ở đây không phải là đại từ nghi vấn mà là đại từ phiếm chỉ. - Trong một số trường hợp, vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu đó. Ví dụ: Con đánh ai? Ai đánh con? Cùng là từ ai nhưng khi thay đổi nghĩa cũng thay đổi - Một số trường hợp câu nghi vấn không chứa các từ nghi vấn Ví dụ: Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non yên Non yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời. (trích bài thơ Trinh Phụ Ngâm Khúc- Đoàn Thị Điểm)