CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA- NGUYỄN MINH CHÂU Hiện nay hình thức kiểm tra trắc nghiệm là một trong những hình thức đánh giá mới được nhiều nước quan tâm nghiên cứu và áp dụng. Ở Việt Nam hình thức này cũng trở nên quen thuộc trong các kì thi, kiểm tra trên nhiều lĩnh vực. Vì đó mà những bộ đề câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn nhằm giúp GV và HS có thêm tư liệu tham khảo, luyện tập. Một mặt để khắc sâu kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình chính khóa, mặt khác giúp học sinh tự học, tự kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập của chính mình. Các câu hỏi trắc nghiệm tập trung làm sáng tỏ yêu cầu cần đạt nêu ở đầu bài học cũng như các câu hỏi nêu ở cuối mỗi bài trong sách giáo khoa. Mục đích chủ yếu là kiểm tra kiến thức học sinh cần nắm vững như: Nội dung tác phẩm, chi tiết, nhân vật sự kiện, ý nghĩa.. Cũng có câu hỏi kiểm tra trình độ đọc hiểu, thậm chí là năng lực cảm thụ văn học bằng cách bám vào câu chữ, ý nghĩa tiềm ẩn và các thông điệp không lộ rõ trên mặt chữ. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm Chiếc thuyền ngoài xa gồm ba phần: - Phần 1: Kiến thức cần nắm vững. - Phần 2: Bài tập trắc nghiệm. - Phần 3: Đáp án tham khảo Để làm bài tốt hơn, các em nên nghiên cứu kĩ bài học trong SGK, đọc lại mục tóm tắt kiến thức hoặc những yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng.. . A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG. 1. Tác giả Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh châu sinh năm 1930 quê ở Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An 2. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu. - Truyện ngắn: Những vùng trời khác nhau. - Tiểu thuyết: Cửa sông (1967) Dấu chân người lính (1972) Miền cháy (1977) Những người đi từ trong rừng ra (1982) - Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu: Đặc biệt từ đầu thập kỉ 80, Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học và có nhiều thành công trong các tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) Bến quê (1985) Phiên chợ Giát, Cỏ Lau in sau khi ông mất -1989) Trước thập kỉ tám mươi, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn. Từ đầu thập kỉ tám mươi ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. 3. Tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa Hoàn cảnh sáng tác Chiếc thuyền ngoài xa . Chiếc thuyền ngoài xa "của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào tháng 8/1983, lúc đầu được in trong tập" Bến quê ", sau đó có vinh dự được nhà văn dùng để đặt tên cho cả tập truyện ngắn, xuất bản năm 1987. Năm 1983, đó là một thời điểm khá đặc biệt khi cuộc chiến tranh chống Mĩ đã kết thúc thắng lợi, chúng ta trở về muôn mặt của đời thường. Và cũng trong thời điểm này, cả dân tộc đang bước vào giai đoạn đổi mới, cho nên cuộc sống có nhiều điều bất ngờ thú vị, có sức hút đối với văn nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Minh Châu.. Giá trị nội dung chiếc thuyền ngoài xa - Từ câu chuyện về một bức ảnh nghê thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó. - Đồng thời, câu chuyện trong bức ảnh nghệ thuật cũng đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Đó là không nên nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý nghĩa thực của nó. Giá trị nghệ thuật chiếc thuyền ngoài xa. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc. - Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm - Giọng điệu: Chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức. Đồng thời cũng làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu -Ý nghĩa nhan đề chiếc thuyền ngoài xa. Nghĩa tả thực. + Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài:" Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. " Nghĩa biểu tượng: + Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình;đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được. + Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được chiếc Thuyền ngoài xa trong sương sớm – một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn thqriện. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, vẻ đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm.. đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính. => Sự đối lập giữa cuộc đời và nghệ thuật. Nó giúp nghệ sĩ phùng giác ngộ được nhiều điều như: Phải nhìn nhận cuộc đời với nhiều chiều khác nhau và phải đem nghệ thuật gắn với cuộc đời hơn. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Câu 1: Dòng nào chưa chính xác về tác giả Nguyễn Minh Châu: A. Xuất thân trong một gia đình nông dân B. Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. C. Vào bộ đội khi ông đang học cấp 3 D. Là nhà văn thành công ở thể loại truyện ngắn và thơ Câu 2: Nguyễn Minh Châu là nhà văn thuộc thế hệ nào? A. Trưởng thành từ Cách mạng B. Trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp C. Trưởng thành từ sau 1975 D. Trưởng thành trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Câu 3. Truyện chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác vào thời gian nào? A. Tháng 8 - 1983 B. Tháng 2 - 1983 C. Tháng 5 - 1983 D. Tháng 3 - 1983 Câu 4: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa bản đầu được in trong tập: A. Cỏ lau B. Bến quê C. Cửa sông. D. Miền cháy. Câu 5: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa được kể theo cách nào? A. Nhà văn cho nhân vật Phùng – người phóng viên kể lại câu chuyện. B. Nhà văn đứng ngoài câu chuyện kể lại. C. Nhà văn cho nhân vật Đẩu - Vị chánh án tòa án huyện kể lại câu chuyện D. Nhà văn cho chú bé Phác kể lại câu chuyện. Câu 6. Dòng nào dưới đây ghi sai tên một tác phẩm văn học của Nguyễn Minh Châu? A. Cửa sông ; Những vùng trời khác nhau ; Bến quê. B. Vùng cháy, Những người đi từ trong rừng ra. C. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; Cỏ lau D. Dấu chân người lính; Chiếc thuyền ngoài xa. Câu 7: Vì sao người đàn bà hàng chài lại thường xuyên bị người chồng đánh đập? A. Vì người chồng bản tính độc ác, tàn bạo B. Vì uống rượu say C. Vì người chồng khổ quá nên chút hận vào vợ. D. Vì người vợ không chịu nghe lời chồng. Câu 8: Chi tiết nào sau đây chưa chính xác về nhân vật người chồng? A. Mái tóc vuốt ngược rẽ ra hai bên. B. Khuôn ngực trần, vạm vỡ cháy nắng. C. Hai con mắt đầy vẻ dữ độc D. Tấm lưng cong như một chiếc thuyền Câu 9: Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, thái độ của chánh án Đẩu thế nào? A. Tức giận và thất vọng B. Thương xót và thông cảm C. Dửng dưng và không quan tâm D. Nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. Câu 10: Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh biểu tượng cho: A. Tình yêu cái đẹp và bản chất cuộc sống B. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống C. Vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của cuộc sống D. Thật - giả Câu 11: Nhiếp ảnh Phùng có mấy phát hiện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? A. Ba B. Hai C. Năm D. Bốn Câu 12: Trong phần đầu của truyện ngắn" Chiếc thuyền ngoài xa ", khi đứng trước cảnh đẹp lúc bình minh trên biển, nhân vật Phùng có cảm xúc gì? A. Phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức. B. Đau thắt trái tim, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. C. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn và phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức. D. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện. Câu 13 Trong phút giây bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự/.. /, khám phá thấy cái khoảnh khắc /.. / của tâm hồn. Dòng nào dưới đây có các từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ trống hoàn chỉnh câu văn của Nguyễn Minh Châu A. Toàn thiện, trong trẻo B. Hoàn thiện, trong ngần C. Toàn thiện, trong ngần D. Hoàn thiện, trong sáng Câu 14. Các sự kiện chính trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa có thể liệt kê như sau: A. Người phóng viên được giao nhiệm vụ đi chụp phong cảnh biển đẹp làm lịch Tết và cuộc" săn ảnh"may mắn của anh B. Những kết quả tốt đẹp và bất ngờ thu được từ chiếc thuyền ngoài xa sau chuyến đi. C. Chiếc thuyền ngoài xa vào bờ và sự thật oái oăm về một gia đình hàng chài. D. Buổi xét xử của tòa án huyện về việc đánh vợ của người chồng vũ phu. Dòng nào dưới đây sắp xếp đúng các sự kiện theo trình tự của văn bản: A. A- b- c -d B. A- c - d- b C. A- b -d - c D. A- c -b - d Câu 15. Dòng nào dưới đây nêu không đúng nội dung chính của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. A. Kể lại chuyến đi thực tế của người phóng viên báo ảnh. B. Kể lại chuyện về một người đàn bà và một gia đình hàng chài. C. Miêu tả một phong cảnh đầm phá có chiếc thuyền ngoài xa. D. Kể lại những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời. Câu 16. Nơi người phóng viên Phùng tìm đến để chụp ảnh bổ sung bộ ảnh lịch là ở vùng nào? A. Một vùng ven biển Bắc Bộ B. Một vùng sông nước Nam Bộ C. Một vùng đầm phá miền Trung D. Một vùng sông nước ở Tây Bắc Câu 17 Tại sao người chồng lại đưa vợ từ dưới thuyền lên rồi mới đánh đập? A. Vì người chồng không nỡ để các con nhìn thấy B. Vì lão sợ các con can thiệp. C. Vì người vợ hễ thấy sắp bị đánh là bỏ thuyền chạy chốn lên đất liền D. Vì người vợ không nỡ để các con chứng kiến cảnh thương tâm của gia đình. Câu 18. Chi tiết nào chưa chính xác về nhân vật người đàn bà hàng chài? A. Trạc ngoài 40 tuổi B. Rỗ mặt C. Cao lớn với những đường nét thô kệch D. Đôi mắt hẹp dài, đưa đi đưa lại rất nhanh Câu 19 Nguyên do nào mà người vợ khước từ lời của vị chánh án khuyên chị li hôn chồng để không bị đánh đập? A. Vì người vợ vẫn yêu chồng B. Vì người chồng hăm dọa không cho li hôn C. Vì người vợ cần phải có một người đàn ông chèo chống làm ăn nuôi nấng đàn con. D. Người vợ cảm thấy cần phải có một người đàn ông cho đỡ cô đơn. Câu 20: Xây dựng nhân vật người vợ, nhà văn chú ý tô đậm nhất phương diện nào sau đây? A. Sự cần cù, chăm chỉ. B. Sự nhẫn nhục, cam chịu C. Sự hi sinh, bao dung, nhân hậu. D. Đức tính thủy chung. Câu 21 Cuộc đời người đàn bà hàng chài có những đặc điểm gì? A. Chỉ toàn khổ nhục, có chút vui vẻ gì. B. Chưa bao giờ gia đình sống hòa thuận, vui vẻ. C. Cũng có lúc vui, vui nhất là được nhìn đàn con ăn no. D. Vui nhất là lúc được chồng đôi xử ân cần. Câu 22: Nhân vật người chồng thời trai trẻ là người như thế nào ? A. Vốn tính độc ác. B. Vốn là một anh con trai cục tính C. Vốn là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành D. Vốn cục tính và nhút nhát Câu 23: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến bài học gì? A. Không được quá nhẫn nhịn, cam chịu như người đàn bà hàng chài B. Cần nhìn nhận con người và cuộc sống một cách đa diện, nhiều chiều C. Không đáp án nào đúng D. Chỉ cần nhìn con người và cuộc sống một chiều chiều Câu 24: Ở tòa án, khi gặp chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đã van xin điều gì? A. Xin tha tội cho người chồng vũ phu. B. Xin giúp đỡ cho hoàn cảnh éo le của mình. C. Xin quý tòa xét xử công bằng, cho lão chồng độc ác vào tù. D. Xin quý tòa không bắt phải bỏ người chồng vũ phu của mình. Câu 25: Dòng nào dưới đây phát biểu chưa đúng về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn chiếc Thuyền ngoài xa? A. Nghệ thuật không phải chỉ là một tấm ảnh đơn thuần chụp lại đời sống mà là một bức tranh thẫm đẫm hơi thở của đời sống. B. Nghệ thuật là thế giới hoàn toàn do nghệ sĩ tưởng tượng, sáng tạo ra, xa lạ với đời thực, vì nó cao hơn đời thực. C. Nghệ thuật phản ánh hiện thực nhưng không chỉ là hiện thực bên ngoài mà còn là hiện thực tâm hồn D. Nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần túy mà còn là sự kết tinh của chân thiện mĩ. C. ĐÁP ÁN THAM KHẢO. Bấm để xem 1-D ; 2-D ;3-A ; 4-B ;5-A; 6-B ;7-C ;8-A; 9-A 10-C ; 11- C; 12-C ;13-C 14- A; 15 - C ; 16-C 17-D 18-D ; 19-C; 20-C ; 21- C ; 22-C ; 23- C ; 24-D; 25-B