Cảm nhận đoạn trích: Những tấm ảnh tôi mang về...hoà lẫn trong đám đông - Chiếc thuyền ngoài xa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 20 Tháng ba 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:

    "Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.

    Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất la trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phết có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.."

    (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12,

    Tập 2, NXB Giáo dục, tr 77, 78)

    Bài làm

    I. MỞ BÀI

    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung

    - Nêu vấn đề cần nghị luận: Nguyễn Minh Châu là người luôn trăn trở về số phận của con người và trách nhiệm của nhà văn trong cuộc đời. Thành công của truyện ngắn được tạo nên bởi những hình ảnh, chi tiết ấn tượng, giàu giá trị biểu đạt, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến chi tiết "tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm" qua đoạn văn ngắn cuối tác phẩm. Đây là chi tiết đắt giá thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của tác giả và có thể khơi dậy ở người đọc nhiều chiêm nghiệm sâu xa.

    II. THÂN BÀI

    1. Khái quát

    - Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm "Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, là một lát cắt của hiện thực cuộc sống, nhưng chỉ qua một lát cắt ấy thấy được cả vòng đời thảo mộc trăm năm". Với quan niệm như vậy nên trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo. Để trong tình huống nhận thức ấy, nhà văn khám phá và thể hiện nhiều điều về cuộc sống, về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.

    Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, vị trưởng phòng khó tính đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Chấp nhận yêu cầu của trưởng phòng, Phùng quyết định đến vùng biển từng là chiến trường cũ nơi anh từng chiến đấu, ở đó anh có người bạn chiến đấu là Đẩu, hiện là chánh án tòa án huyện. Sau gần một tuần mai phục, buổi sáng hôm ấy, bất ngờ anh lại gặp được một cảnh "đắt" trời cho, cảnh mà theo Phùng suốt đời cầm máy anh chưa gặp được một lần. Cảnh đẹp như "một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ", một "vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích", mà đứng trước cảnh tượng ấy người nghệ sĩ thấy trái tim mình thắt lại, bối rối. Thậm chí, trong giây phút hạnh phúc đến tuyệt đỉnh, Phùng tưởng như đã "khám phá ra chân lý của sự toàn thiện, khám phá ra khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn". Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật. Phùng đã bấm máy liên tục để thu hết vẻ đẹp tuyệt đỉnh của cảnh vật vào ống kính của mình. Nhưng éo le thay khi con thuyền ngư phủ đẹp như một giấc mơ trong bức tranh nghệ thuật đẹp một cách toàn bích ấy tiến vào bờ thì bước xuống từ đó không phải là những con người đẹp và toàn thiện như cổ tích mà là một người đàn bà xấu xí, một người đàn ông độc ác và một màn bạo lực gia đình khiến cho không chỉ Phùng mà người đọc cũng sửng sốt và đau đớn. Những ngày sau đó, Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn bà bị đánh lần thứ hai, anh muốn ngăn cản nên đã lao vào đánh người đàn ông và bị thương nhẹ. Chánh án Đẩu và Phùng có khuyên người phụ nữ ấy nên ly hôn, tuy nhiên người đàn bà đã kiên quyết không chịu bỏ chồng. Rồi người đàn bà kể cho Phùng và Đẩu nghe câu chuyện cuộc đời mình để từ đây Phùng và Đẩu đã ngộ ra nhiều điều về cuộc sống và nghệ thuật.

    2. Tấm ảnh được chọn

    Tấm ảnh được nhắc đến trong đoạn trích là bức ảnh Phùng chụp được trong buổi sáng hôm ấy. Đó là bức ảnh tĩnh vật với cảnh thuyền và biển vào buổi sáng có sương mù. Tấm ảnh Phùng chụp được trưởng phòng rất ưng ý "Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi." Sự đánh giá cao của cấp trên xứng đáng với công sức Phùng đã bỏ ra để "phục kích" nhiều ngày mới chụp được tấm ảnh đó cũng như tài năng của anh. Không những thế, nó trở thành bức ảnh có giá trị nghệ thuật cao, có giá trị lâu bền "không những cho bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" . Tấm ảnh được nhiều người rất yêu thích, được "treo rất nhiều nơi trong các gia đình sành nghệ thuật" . Tấm ảnh đó đã khẳng định tài năng, nâng cao uy tín của người nghệ sĩ trên hành trình khám phá cái đẹp và việc nhiều người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh của Phùng cũng là điều dễ hiểu. Có lẽ, những người yêu nghệ thuật thực sự đã nhận ra bức ảnh đẹp toàn bích, đáng để cho họ thưởng thức và treo ở nơi sang trọng nhất trong nhà.

    Mỗi khi nhìn lại vào tấm ảnh năm ấy, dù là ảnh đen trắng nhưng Phùng vẫn nhìn thấy màu hồng hồng của ánh ban mai, nhìn thấy hình ảnh người đàn bà làng chài lam lũ, như đang bước ra khỏi tấm ảnh. Nhà văn viết: Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phết có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.. " .

    Với rất nhiều sự băn khoăn day dứt nên Phùng luôn" ngắm kĩ "," nhìn lâu hơn "để mỗi lần như thế anh lại không chỉ rung động trước cái đẹp mà còn bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn bà nghèo khổ lam lũ. Cái" màu hồng hồng của sương mai "chính là biểu tượng cho cái đẹp lãng mạn của cuộc đời, là chất thơ của cuộc sống và đó cũng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật. Qua đó nói lên ngụ ý của nhà văn nghệ thuật cần có chút lãng mạn trong bề sâu tác phẩm. Và hình ảnh người đàn bà nghèo khổ bước ra từ bức tranh là hiện thân cho cuộc đời thực nhiều sóng gió, phũ phàng. Qua hai hình ảnh ấy, người đọc nhận ra hóa ra đằng sau vẻ đẹp trong trẻo, thánh thiện, thơ mộng của cái màu hồng hồng ánh sương mai kia chính là hiện thực bi đát của cuộc đời, cuộc sống lam lũ, khổ đau của người hàng chài nói riêng và người lao động nghèo sau chiến tranh nói chung. Tấm ảnh nghệ thuật" chiếc thuyền ngoài xa "đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài. Đằng sau nó là cuộc sống rách rưới, đói nghèo, khổ đau của con người.

    Qua những khám phá, phát hiện của Phùng khi ngắm nhìn bức ảnh của mình ở cuối truyện tác giả Nguyễn Minh Châu gửi gắm đến người đọc thông điệp nhận thức:

    + Thông điệp thứ nhất là về cách nhìn cuộc đời, con người: Cuộc sống vốn chứa đầy những nghịch lí giữa trong và ngoài, phải và trái, xa và gần.. Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp. Cuộc sống nhiều khi thường" đánh lừa "ta như thế. Hơn nữa, nhiều khi trong cùng một sự vật, một sự việc, một con người cũng chứa đầy những mâu thuẫn, đối lập. Bởi vậy, con người không được nhìn cuộc đời bằng cái nhìn đơn giản, một chiều mà cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phải có con mắt tinh tường nhìn thấu gan ruột để khám phá, phát hiện ra bản chất thật của đời sống.

    + Thông điệp thứ hai là về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Thông qua hai hình ảnh đầy ám ảnh trong bức ảnh, nghệ sĩ Phùng đã thể hiện những nhìn nhận đúng đắn về bản chất đích thực của nghệ thuật. Không thể có nghệ thuật thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật mà cái đích tối cao của nghệ thuật là nghệ thuật vị nhân sinh . Nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ cuộc sống dẫu có nhọc nhằn, lam lũ, thậm chí là khổ cực và cay đắng và quay lại phục vụ cho cuộc sống, phải dành ưu tiên trước hết cho con người, góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực, làm thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. Đúng như chính nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: " Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người ". Mỗi tác phẩm nghệ thuật thật sự đều phải bắt nguồn từ cuộc sống, không được tách rời cuộc sống. Người nghệ sĩ chân chính phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận con người; phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều, không giản đơn, dễ dãi và phải dũng cảm, trung thực nhìn thẳng vào hiện thực, biết rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời. Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự trải nghiệm và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.

    Quan niệm về đời sống và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống ấy của Nguyễn Minh Châu đã được cụ thể hóa qua nhân vật Phùng và bức ảnh được chọn trong đoạn trích. Với tư cách là một con người, Phùng là cũng là một con người chân chính, biết yêu thương, nâng đỡ cái yếu, căm ghét cái ác, có nhưng trăn trở, băn khoăn, lo lắng trước nỗi đau khổ của những con người bất hạnh. Với tư cách người nghệ sĩ Phùng đã nhận ra chân lí của nghệ thuật và thực hiện được sứ mệnh, thiên chức của người nghệ sĩ, có cái tâm với nghề, đáng để người ta kính phục. Thế nhưng, trước sự thực cuộc đời đầy cay đắng, phức tạp đôi khi người nghệ sĩ ấy còn" ngây thơ "và có những lẽ ngang trái cuộc đời, anh không thể làm gì để thay đổi nên có những điều khiến anh luôn phải trăn trở, day dứt thành nỗi ám ảnh. Còn bức ảnh nghệ thuật được nhắc đến trong đoạn trích đã chuyển tải được thông điệp nghệ thuật sâu sắc nên nó trở thành bức ảnh nghệ thuật mẫu mực, là nghệ thuật thăng hoa được công chúng đón nhận.

    + Tấm ảnh ấy cho ta thấy rõ trái tim nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Không chỉ trăn trở về cuộc sống nghèo đói, nhìn thấy vẻ đẹp của người lao động giữa cát bụi thô nhám của cuộc đời đầy sóng gió mà nhà văn còn quan tâm, thể hiện niềm tin vào tương lai của họ. Mỗi lần xem lại bức ảnh, Phùng thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh. Những bước đi chắc chắn và hòa lẫn vào đám đông của người đàn bà hàng chài thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa nhập của người lao động trong hành trình đi lên của cuộc sống.

    3. Đánh giá

    Kết thúc truyện cho thấy tác phẩm được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn: Mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện. Giọng văn trầm lắng, suy tư, triết lí, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ cùng lối kết thúc mở độc đáo, gợi nhiều suy nghĩ ở người đọc như một khúc vĩ thanh không chỉ khép lại câu chuyện mà còn mở ra một hướng mới cho số phận của con người; chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa biểu tượng; cách kể chuyện hấp dẫn từ cách lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục..

    Đoạn văn miêu tả bức ảnh nghệ thuật gợi bao thức nhận đầy đau đớn và sâu sắc và chỉ một đoạn văn ngắn nhưng đã tổng hợp lại toàn bộ ý đồ nghệ thuật của tác giả.

    Bài làm

    " Mỗi câu văn là một lần lặn vào trang giấy

    Lặn vào cuộc đời

    Rồi lại ngoi lên. "

    (" Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ.. "– Chế Lan Viên)

    Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương lại đi vào cuộc sống của con người? Văn chương kì diệu lắm! Văn chương là nghệ thuật nhưng lại chân thực vô cùng. Người đọc tìm đến nó không phải là thứ cao siêu mà đơn giản ở đó, họ tìm thấy cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm" Chiếc thuyền ngoài xa "mà độc giả không thể nào quên. Đặc biệt, đoạn trích dưới đây khắc họa vẻ đẹp của tấm ảnh được chọn:

    " Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm [..] Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.. "

    Nguyễn Minh Châu là nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân. Hai tập truyện ngắn" Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành "(1983) và" Bến quê "(1985) đã đưa nhà văn lên vị trí" người mở đường tinh anh và tài năng "(Nguyên Ngọc) của văn học nước nhà từ sau năm 1975.

    " Chiếc thuyền ngoài xa "thuộc kiểu truyện tư tưởng được viết vào năm 1983, in trong tập truyện" Bến quê "(1985) sau đó in lại trong tập truyện cùng tên năm 1987. Đây là tác phẩm đặc sắc cho những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu khi nhà văn chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư thể hiện mối quan hoài thường trực của nhà văn" những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống ". Sự thật nghiệt ngã được mô tả trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh từ lâu trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo ban mai lên trên không gian xa rộng của biển cả.

    Đoạn văn bản nằm ở cuối tác phẩm, miêu tả" tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm ". Đây là chi tiết đắt giá thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của tác giả và có thể khơi dậy ở người đọc nhiều chiêm nghiệm sâu xa.

    Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm " Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, là một lát cắt của hiện thực cuộc sống, nhưng chỉ qua một lát cắt ấy thấy được cả vòng đời thảo mộc trăm năm ". Với quan niệm như vậy nên trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo. Để trong tình huống ấy, các nhân vật phải bộc lộ cách ứng xử, tính cách và phẩm chất.

    Truyện kể về hành trình đi tìm một bức ảnh đẹp cho bộ lịch của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh đã tìm thấy một" cảnh đắt trời cho ". Nhưng ngay trong giây phút người nghệ sĩ ấy vừa" khám phá ra cái chân lí của sự hoàn thiện ", vừa bắt được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn", thì cũng là lúc Phùng chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình: Người đàn bà bị chồng đánh đập dã man. Chỉ trong ba hôm phải chứng kiến cảnh tượng ấy đến hai lần khiến Phùng không thể chịu đựng được, bản lĩnh và phẩm chất của một người chiến sĩ – nghệ sĩ đã thôi thúc anh phải dùng vũ lực buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Cũng vì thế mà anh bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Tại đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài và ngộ ra nhiều điều.

    Tấm ảnh được nhắc đến trong đoạn trích là bức ảnh Phùng chụp được trong buổi sáng hôm ấy. Đó là bức ảnh tĩnh vật với cảnh thuyền và biển vào buổi sáng có sương mù. Tấm ảnh Phùng chụp được trưởng phòng rất ưng ý "Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi." Sự đánh giá cao của cấp trên xứng đáng với công sức Phùng đã bỏ ra để "phục kích" nhiều ngày mới chụp được tấm ảnh đó cũng như tài năng của anh. Không những thế, nó trở thành bức ảnh có giá trị nghệ thuật cao, có giá trị lâu bền "không những cho bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" . Tấm ảnh được nhiều người rất yêu thích, được "treo rất nhiều nơi trong các gia đình sành nghệ thuật" . Tấm ảnh đó đã khẳng định tài năng, nâng cao uy tín của người nghệ sĩ trên hành trình khám phá cái đẹp và việc nhiều người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh của Phùng cũng là điều dễ hiểu. Có lẽ, những người yêu nghệ thuật thực sự đã nhận ra bức ảnh đẹp toàn bích, đáng để cho họ thưởng thức và treo ở nơi sang trọng nhất trong nhà.

    Mỗi khi nhìn lại vào tấm ảnh năm ấy, dù là ảnh đen trắng nhưng Phùng vẫn nhìn thấy màu hồng hồng của ánh ban mai, nhìn thấy hình ảnh người đàn bà làng chài lam lũ, như đang bước ra khỏi tấm ảnh. Nhà văn viết: Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phết có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.. " .

    Với rất nhiều sự băn khoăn day dứt nên Phùng luôn" ngắm kĩ "," nhìn lâu hơn "để mỗi lần như thế anh lại không chỉ rung động trước cái đẹp mà còn bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn bà nghèo khổ lam lũ. Cái" màu hồng hồng của sương mai "chính là biểu tượng cho cái đẹp lãng mạn của cuộc đời, là chất thơ của cuộc sống và đó cũng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật. Qua đó nói lên ngụ ý của nhà văn nghệ thuật cần có chút lãng mạn trong bề sâu tác phẩm. Và hình ảnh người đàn bà nghèo khổ bước ra từ bức tranh là hiện thân cho cuộc đời thực nhiều sóng gió, phũ phàng. Qua hai hình ảnh ấy, người đọc nhận ra hóa ra đằng sau vẻ đẹp trong trẻo, thánh thiện, thơ mộng của cái màu hồng hồng ánh sương mai kia chính là hiện thực bi đát của cuộc đời, cuộc sống lam lũ, khổ đau của người hàng chài nói riêng và người lao động nghèo sau chiến tranh nói chung. Tấm ảnh nghệ thuật" chiếc thuyền ngoài xa "đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài. Đằng sau nó là cuộc sống rách rưới, đói nghèo, khổ đau của con người.

    Qua những khám phá, phát hiện của Phùng khi ngắm nhìn bức ảnh của mình ở cuối truyện tác giả Nguyễn Minh Châu gửi gắm đến người đọc thông điệp nhận thức:

    Thông điệp thứ nhất là về cách nhìn cuộc đời, con người: Cuộc sống vốn chứa đầy những nghịch lí giữa trong và ngoài, phải và trái, xa và gần.. Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp. Cuộc sống nhiều khi thường" đánh lừa "ta như thế. Hơn nữa, nhiều khi trong cùng một sự vật, một sự việc, một con người cũng chứa đầy những mâu thuẫn, đối lập. Bởi vậy, con người không được nhìn cuộc đời bằng cái nhìn đơn giản, một chiều mà cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phải có con mắt tinh tường nhìn thấu gan ruột để khám phá, phát hiện ra bản chất thật của đời sống.

    Thông điệp thứ hai là về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Thông qua hai hình ảnh đầy ám ảnh trong bức ảnh, nghệ sĩ Phùng đã thể hiện những nhìn nhận đúng đắn về bản chất đích thực của nghệ thuật. Không thể có nghệ thuật thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật mà cái đích tối cao của nghệ thuật là nghệ thuật vị nhân sinh . Nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ cuộc sống dẫu có nhọc nhằn, lam lũ, thậm chí là khổ cực và cay đắng và quay lại phục vụ cho cuộc sống, phải dành ưu tiên trước hết cho con người, góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực, làm thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. Đúng như chính nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: " Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người ". Mỗi tác phẩm nghệ thuật thật sự đều phải bắt nguồn từ cuộc sống, không được tách rời cuộc sống. Người nghệ sĩ chân chính phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận con người; phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều, không giản đơn, dễ dãi và phải dũng cảm, trung thực nhìn thẳng vào hiện thực, biết rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời. Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự trải nghiệm và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.

    Quan niệm về đời sống và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống ấy của Nguyễn Minh Châu đã được cụ thể hóa qua nhân vật Phùng và bức ảnh được chọn trong đoạn trích. Với tư cách là một con người, Phùng là cũng là một con người chân chính, biết yêu thương, nâng đỡ cái yếu, căm ghét cái ác, có nhưng trăn trở, băn khoăn, lo lắng trước nỗi đau khổ của những con người bất hạnh. Với tư cách người nghệ sĩ Phùng đã nhận ra chân lí của nghệ thuật và thực hiện được sứ mệnh, thiên chức của người nghệ sĩ, có cái tâm với nghề, đáng để người ta kính phục. Thế nhưng, trước sự thực cuộc đời đầy cay đắng, phức tạp đôi khi người nghệ sĩ ấy còn" ngây thơ "và có những lẽ ngang trái cuộc đời, anh không thể làm gì để thay đổi nên có những điều khiến anh luôn phải trăn trở, day dứt thành nỗi ám ảnh. Còn bức ảnh nghệ thuật được nhắc đến trong đoạn trích đã chuyển tải được thông điệp nghệ thuật sâu sắc nên nó trở thành bức ảnh nghệ thuật mẫu mực, là nghệ thuật thăng hoa được công chúng đón nhận.

    Tấm ảnh ấy cho ta thấy rõ trái tim nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Không chỉ trăn trở về cuộc sống nghèo đói, nhìn thấy vẻ đẹp của người lao động giữa cát bụi thô nhám của cuộc đời đầy sóng gió mà nhà văn còn quan tâm, thể hiện niềm tin vào tương lai của họ. Mỗi lần xem lại bức ảnh, Phùng thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh. Những bước đi chắc chắn và hòa lẫn vào đám đông của người đàn bà hàng chài thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa nhập của người lao động trong hành trình đi lên của cuộc sống.

    Kết thúc truyện cho thấy tác phẩm được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn: Mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện. Giọng văn trầm lắng, suy tư, triết lí, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ cùng lối kết thúc mở độc đáo, gợi nhiều suy nghĩ ở người đọc như một khúc vĩ thanh không chỉ khép lại câu chuyện mà còn mở ra một hướng mới cho số phận của con người; chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa biểu tượng; cách kể chuyện hấp dẫn từ cách lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.. Đoạn văn miêu tả bức ảnh nghệ thuật gợi bao thức nhận đầy đau đớn và sâu sắc và chỉ một đoạn văn ngắn nhưng đã tổng hợp lại toàn bộ ý đồ nghệ thuật của tác giả.

    " Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo ". Những tác phẩm đạt đến chuẩn mực của cái hay cái đẹp sẽ" vượt qua mọi sự bang hoại của thời gian "để sống mãi trong lòng bạn đọc. Cũng như dù thời gian có chảy trôi nhưng giá trị tác phẩm" Chiếc thuyền ngoài xa"của nhà văn Nguyễn Minh Châu vẫn nguyên vẹn và tỏa sáng.
     
    Bích Hòa, PhonghauNhư Phạm 16 thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...