Cảm nhận đoạn thơ sau: Ta với mình, mình với ta […] Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy…

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 19 Tháng mười một 2022.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    665
    Cảm nhận đoạn thơ sau:

    "Ta với mình, mình với ta

    [..]

    Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.."

    Từ đó nhận xét về sự kết hợp yếu tố nhạc và họa trong thơ Tố Hữu.

    Bài làm

    "Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững

    Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa

    Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng

    Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa"

    ( "Đi trên mảnh đất này" – Huy Cận)

    Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc. Bừng sáng trong tâm hồn bao thế hệ là lớp lớp những chiến công dựng nước và gữ nước với trời bể ân tình thủy chung nhất, yêu thương đùm bọc nhau của những con người quen đứng đầu sóng ngọn gió, chống lại mọi thế lực thù địch để giành lấy quyền sống, quyền làm người. Hòa trong mạch nguồn văn học thời kì ấy, không thể không kể đến khúc hung ca và đồng thời là bản tình ca "Việt Bắc" của Tố Hữu. Đoạn trích dưới đây đã thể hiện tình cảm nhớ nhung lưu luyến giữa đồng bào Việt Bắc với bộ đội miền xuôi được Tố Hữu diễn đạt bằng những câu thơ tỉnh tứ vô cùng:

    "Ta với mình, mình với ta

    [..]

    Chày đêm nện cối ngày ngày suối xa.."

    Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơ – Ne – Vơ về Đông Dương kí kết. Hòa bình lặp lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của dân tộc được mở ra. Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung.

    Tác phẩm "Việt Bắc" gồm hai phần với 150 câu lục bát. Đoạn thơ thuộc phần thứ nhất, thể hiện tình cảm nhớ nhung lưu luyến giữa đồng bào Việt Bắc với bộ đội miền xuôi. Từ đó, ta thấy được sự kết hợp yếu tố nhạc và họa trong thơ Tố Hữu.

    Nếu ai đó không biết rằng "Việt Bắc" là lời giã biệt, lời tri ân của cán bộ, bộ đội miền xuôi với đồng bào Việt Bắc sau mười lăm năm gắn bó làm nên thắng lợi của trận Điện Biên Phủ lừng lẫy thì hẳn sẽ nghĩ đó là những câu hát giao duyên tình tứ của những bậc liền anh liền chị ở một xứ Kinh Bắc nào. Sự kiện lịch sử quan trọng ấy được ghi khắc không chỉ trong trí nhớ mà còn khắc sâu trong trái tim của bao người yêu thơ.

    Đó là sức mạnh của "một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng" (Hoài Thanh) trong ngòi bút trữ tình - chính trị của Tổ Hữu.

    Có nhà phê bình từng nhận định "Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là thị sĩ". Tâm hồn của một thi sĩ làm cách mạng đã khiến cho những điều khô khan, cứng nhắc cũng trở nên mềm mại trong thơ. Chẳng thế mà, Tố Hữu đã thi vị hóa mối quan hệ quân - dân trở nên gần gũi, cởi mở và chân thành biết mấy. Vốn dĩ, cách xưng hô "mình – ta" đã rất quen thuộc trong đời sống người dân lao động xưa, trong đối đáp giao duyên hay trong thơ ca dân gian. Ta dễ dàng bắt gặp những câu ca dao ngọt ngào say đắm: "Minh về ta chẳng cho về - ta nắm vạt áo, ta để câu thơ". Hay "Mình về có nhớ ta chăng – Ta về ta nhớ hàm răng minh cười". Ở đây, Tố Hữu thay lời bộ đội miền xuôi thân mật xưng hô "ta-minh" với đồng bào Việt Bắc, khiến tình cảm quân dân càng thêm khăng khít, mặn nồng.

    Đoạn thơ là lời đáp lại tình cảm của người đi với người ở lại. Đồng bào Việt Bắc vì nhớ nhung, lo lắng mà gặng hỏi người về xuôi có còn nhớ những ngày "Mưa nguồn suối lũ những mây củng mù?". Đáp lại tình cảm sâu nặng ấy, người ra đi đã bộc lộ sự thủy chung son sắt như một lời thề: - "Ta với mình, mình với ta"

    Câu thơ điệp lại theo cấu trúc vòng tròn: "Ta với mình" rồi lại "mình với ta" tạo nên sự gắn bó quyện hòa như không thể tách rời, không gì chia cắt. Lại thêm câu khẳng định tấm lòng, tình cảm trước sau như một của người ra đi, vẫn luôn "mặn mà đỉnh ninh", không bao giờ phai nhạt. Đọc câu thơ, ta ngỡ như đó là lời thề non hẹn biển của đôi trai gái yêu nhau: "Thuyền về có nhớ bến chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền". Hẳn rằng lời khẳng định chân thành ấy của bộ đội miền xuôi đã làm ấm lòng người ở lại.

    "Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh"

    Dường như ngần ấy chưa đủ để nói hết những lưu luyến nhớ nhung của người ra đi dành cho mảnh đất và con người Việt Bắc. Mười lăm năm gắn bó chứ đâu phải một sớm một chiều, tất cả như còn vẹn nguyên trong tâm trí người ra đi: Mình đi, mình lại nhở mình

    "Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu"

    Lúc này đại từ "mình" được sử dụng để chỉ cho cả hai đối tượng, "mình" là bộ đội miền xuôi hay "mình" cũng chính là người Việt Bắc. Dường như cảm xúc nhớ nhung dâng trào đến độ "ta – mình" đã hòa vào một, ta là mình và mình là ta. Đến đây, độc giả lại bắt gặp một tử trong ca dao xưa "Qua đình ngả nón trông đình – Đình bao nhiều ngôi thương mình bấy nhiêu". Cách ví von "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiều" vừa thân thuộc vừa mang đặc trưng lối nói của người vùng cao Việt Bắc: Tình nghĩa con người được ví với nước trong nguồn – một biểu tượng của thiên nhiên vô tận, vĩnh hằng. Câu thơ vừa thể hiện nỗi nhớ, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ miền xuôi đối với Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cách mạng từ trong trứng nước!

    Nỗi nhớ được cụ thể hóa qua không gian, thời gian:

    "Nhớ gì như nhớ người yêu

    Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương"

    Tố Hữu đã lấy thước đo giá trị của nỗi nhớ trong tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho tình cảm của người chiến sĩ miền xuôi với đồng bào Việt Bắc. Đó không phải là nỗi nhớ của ý thức, của lí trí lạnh lùng mà là nỗi nhớ hẳn in trong trái tim của người ra đi như nỗi nhớ "người yêu" - một nỗi nhớ da diết, cồn cào, mãnh liệt. Câu thơ có từ để hỏi "nhớ gì" vừa thể hiện sự ngỡ ngàng về một hiện thực trong trái tim mình, dường như bản thân người đi cũng thực sự bất ngờ bởi nỗi nhớ đằm sâu mãnh liệt đến thế, vừa như khẳng định sự hiện hữu một tình cảm đặc biệt dành cho Việt Bắc trong trái tim mình. Thật đáng trân trọng!

    Trong xúc cảm của một tình yêu nồng nàn, khung cảnh thiên nhiên lãng mạn mở ra "Trăng lên đầu núi – nắng chiều lưng nương." Một câu thơ phác họa hai thời điểm khác nhau: Vế đầu là hình ảnh gợi tả không gian hò hẹn lãng mạn với ánh trăng vừa hé lộ dịu dàng e ấp, tình tứ; vế sau là hình ảnh gợi không gian của buổi chiều lao động trên nương rẫy, những tia nắng còn trải vàng trên lưng chừng núi. Dường như, những khoảnh khắc đẹp như tranh vẽ ấy đã lí giải tại sao nỗi nhớ đồng bảo trong lòng người đi lại như nỗi nhớ "người yêu". Thiên nhiên và hình ảnh cuộc sống lao động của con người nơi đây thật khiến lòng người xao xuyến, đắm say!

    Và như một cuốn phim quay chậm, những hình ảnh thân thuộc hiện về nguyên vẹn trong tâm trí người đi:

    "Nhớ từng bản khỏi cùng sương

    Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

    Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

    Nhớ từng rừng lửa bờ tre"

    Kết thúc khổ thơ, tình cảm lại tỏa ra tràn ngập cả núi rừng Việt Bắc. Những kỷ niệm chung và riêng đan xen nhau, lần lượt hiện ra rõ mồn một trong tâm trí của người đi "từng bản khói cùng sương", "từng rừng nứa bờ tre".. Nghệ thuật điệp từ "nhớ" nằm trong cấu trúc điệp "nhớ từng", kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê những hình ảnh về không gian sinh sống của đồng bào, nơi đi về ấm áp trong tình cảm gia đình, những địa danh lịch sử người cán bộ đã từng đặt chân "Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.." làm cho những kỷ niệm thân thương về những tháng ngày gian khổ mà kiên cường đấu tranh chống giặc hiện lên tầng tầng lớp lớp, hết hình ảnh nảy, đến hình ảnh khác như suối nguồn không bao giờ với cạn.

    Nhà thơ Chế Lan Viên từng nói "Thơ Tố Hữu là thơ cách mạng, chứ không phải thơ tình yêu, nhưng thơ anh là của một tình nhân, anh nói các vấn đề bằng trái tim của một người say đắm. Cái sức mạnh lớn nhất của Tố Hữu là quả tim anh". Điều này dễ nhận thấy ở bài thơ Việt Bắc từ việc sử dụng thể thơ lục bát, ở cách đối đáp giao duyện ngọt ngào thiết tha đến việc sử dụng linh hoạt, tài tình cặp đại từ nhân xưng "mình, ta" nhịp nhàng sảnh đôi để nói về tình cảm gắn bó giữa cán bộ với nhân dân. Chính lý tưởng cộng sản là ngọn nguồn của mọi cảm hứng sáng tạo trong thơ Tố Hữu. Thơ ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình cảm yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội thuần túy với một tình cảm cá nhân đằm thẩm nhất. Nhờ thế, nhà thơ đã sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật độc đáo của thơ trữ tình chính trị, mang đậm đà bản sắc dân tộc và nâng nó lên một trình độ mới.

    Tóm lại, qua những lời thơ thủ thỉ tâm tình chân thành đẳm thắm của người ra đi với người ở lại trong đoạn thơ trên, ta không chỉ thấy những hồi ức đẹp đẽ về một Việt Bắc thơ mộng nghĩa tình mà người đọc còn cảm nhận một tình cảm cách mạng thiết tha, sâu đậm trong tình quân dân cả nước. Đoạn thơ cũng tiêu biểu cho phong cách trữ tình - chính trị của Tổ Hữu, để lại dấu ấn khó phai trong lòng độc giả. Những vần thơ cũng góp phần nhắc nhớ con người về lối sống ân nghĩa thủy chung, có được những ngày bình yên hạnh phúc, đừng vội quên những tháng ngày gian khổ đã qua! Phải chăng vì thế mà thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, nó trở thành cách nhìn, thành nếp sống phổ biến của những con người thời đại mới!
     
    Admin thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...