Cảm nhận đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi… mùa em thơm nếp xôi - Tây Tiến - Quang Dũng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 6 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau:

    "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

    * * *

    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."

    Bài làm

    Bảo Ninh đã từng đau đáu trong "Nỗi buồn chiến tranh" : "Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại". Với tác phẩm "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng, chiến tranh không chỉ có gam màu u tối của bom đạn thảm khốc, của khó khăn, khắc nghiệt của hi sinh mất mát mà còn ngời sáng lí tưởng của anh hùng cách mạng, tinh thần đồng đội thiêng liêng và tinh thần lạc quan, yêu đời. Giữa những năm tháng khói lửa ấy, ta không thể nào quên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc kì vĩ mà rất đỗi trữ tình và vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua mười bốn câu thơ đầu:

    "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

    * * *

    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

    Ngược dòng thời gian, quay trở về quá khứ, chúng ta hãy cùng lắng mình và cảm nhận bài thơ "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng. Về với mảnh đất Đan Phượng xứ Đoài, ta không thể không nhắc tới Quang Dũng- một tác giả mang đậm dấu ấn với hồn thơ phóng khoảng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Quang Dũng từng là đại đội trưởng của bình đoàn Tây Tiến -một đơn vị bộ đội thời kháng chiến chống Pháp (1947) làm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào trấn giữ một vùng rộng lớn ở Tây Bắc nước ta. Bài thơ được sáng tác cuối năm 1948 khi nhà thơ đóng quân ở Phù Lưu Chanh, một làng ven bờ sông Đáy, nhớ về đơn vị cũ ông đã viết lên bài thơ. Cả thi phẩm là một nổi nhớ trải dài, nhớ về một thời Tây Tiến vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng trữ tình, đồng thời cũng là nhớ những đồng đội của mình. Chúng ta hãy cũng quay guồng bánh xe trở về với mảnh đất Tây Bắc thấm đẫm nỗi niềm cảm động, thương nhớ qua đoạn thơ trên.

    Đoạn trích nằm ở đầu tác phẩm, thể hiện nổi nhớ về chặng đường hành quân gian khổ mà hào hùng cùng với bức tranhthiên nhiên kỳ vĩ, diệu kì nhưng rất đổi thơ mộng, trữ tình. Qua đó, khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến, tuy phải đối mặt với khó khăn gian khổ, hi sinh, mất mát nhưng tâm hồn luôn lạc quan, yêu đời hào hoa, lãng mạn.

    Giữa bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp "Tây Tiến" của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc, hào hoa. Thơ hay có sức sung cảm mãnh liệt là vậy. Không cần tỉ mẩn bóc từng câu, từng chữ mà thấm vào lòng người sự rung cảm chân thật đến run rẩy từng làn da thớ thịt. "Tây Tiến" đã thực sự chinh phục người đọc bằng tâm trạng của người con trai ra đi cứu nước trong buổi đầu kháng chiến - với tâm tư in bóng trong dáng hình sông núi:

    "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

    Hai câu thơ gói trọn cảm xúc của cả tác phẩm.

    Mở đầu là một tiếng gọi tha thiết, cất lên từ miền sâu thẳm của nỗi nhớ trong ký ức:

    "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"

    Như chúng ta đã biết, "sông Mã" là dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt Lào thuộc các tỉnh Mộc Châu, Sầm Nứa, Mai Châu, Quan Hóa. Vì thế, "sông Mã" vừa là một cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vừa là hình ảnh của vùng đất miền Tây, và còn là dòng sông gắn liền với chặng đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến, chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn, những hi sinh, mất mát mà binh đoàn phải trải qua. Hành hương về quá khứ, Quang Dũng đã nhắc tới sông Mãnhư biểu tượng đầu tiên của nỗi nhớ. Kết hợp với hai thanhbằng "xa rồi" tạo nhịp thơ, giọng thơ như trùng xuống, thể hiện nỗi niềm đầy nuối tiếc, trang trải. "Tây Tiến ơi", gọi về Tây Tiến cũng chính là gọi về một thời quá khứ, nơi ấy có những con người Tây Tiến, tuy phải đối mặt với biết bao gian khổ nhưng ở họ vẫn toát lên vẻ đẹp phẩm chất cách mạng, tâm hồn hào hoa, mộc mạc. Hiệp từ "rồi", "ơi" cùng dấu chấm than cuối dòng thơ chứa bao nỗi niềm xúc động khi mà dường như Quang Dũng đang trở về Tây Tiến bằng chính hồi ức, kí ức vẹn nguyên nỗi nhớ của mình.

    Âm hưởng của câu thơ có sức vang làm cho tiếng lòng của Quang Dũng như xoáy vào tâm hồn người đọc. Người đọc rung theo những xúc cảm ấy để đến với nỗi nhớ Tây Tiến

    "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

    Nỗi nhớ mới lạ lùng làm sao? "Nhớ chơi vơi"! Chỉ một dòng thơ thôi nhưng với điệp từ "nhớ" ta như thấu hiểu những cảm xúc trong lòng nhà thơ. Ông nhớ về cảnh sắc thiên nhiên nơi "rừng núi", nhớ về nơi in dấu bao bước chân của đoàn quânTây Tiến với nỗi nhớ "chơi vơi". "Nhớ chơi với" ấy là nỗi nhớ không rõ nét, không xác định, khó nắm bắt, một nỗi nhớ khiến con người ta có thể thoát khỏi thực tại để chìm đắm trong những kỉ niệm ngày xưa. Hình như trong ca dao xưa ta đã từng bắt gặp nỗi nhớ như vậy

    "Ra về nhớ bạn chơi vơi"

    Hay Xuân Diệu cũng từng viết:

    Tương tư nàng lòng lên chơi vơi

    Tuy vậy, nỗi nhớ "chơi vơi" của Quang Dũng dường như có sức ám ảnh lớn hơn, đọng lại nơi người đọc ấn tượng khôngphai nhòa. Để từ đó ta thấu hiểu hơn tâm hồn người cầm bút, để hòa cùng tác giả trong nỗi nhớ "chơi vơi".

    Từ nỗi nhớ "chơi vơi", mạch cảm xúc bài thơ như tuôn chảy dưới ngòi bút của người nghệ sĩ đa tài, tái hiện sinh động khung cảnh núi rừng miền Tây hiểm trở, dữ dội, hoang sơ mà giàu chất thơ và con đường hành quân đầy gian khổ của người linh:

    "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường lát hoa về trong đêm hỏi"

    Bút pháp tả thực trong câu thơ trên đã miêu tả chân thực sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Tây qua hình ảnh đoàn quân dãi dầu mệt mỏi, thấp thoáng ẩn hiện trong sương. "Sài Khao", "Mường lát" là hai địa danh, hai vùng đất đầy xa lạ với những chàng trai hà thành chứa đựng trong đó biết bao rình rập, hiểm nguy. "Sương" ở đây là sương móc, sương muối, sương rừng mưa núi, thứ sương mà ta đã từng nhìn thấy trong "Chinh phụ ngâm"

    "Sương như búa bổ mòn gốc liễu"

    Cũng miêu tả về "Sương", Chế Lan Viên hạ bút trong "tiếng hát con tàu" :

    "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

    Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương".

    Hình ảnh "sương lấp" chính là hiện thân của thứ thiên nhiên đầy khắc nghiệt, như hủy hoại sự sống của muôn loài. Vậy mà toàn quân lại hành quân trong hoàn cảnh sương giăngche lấp cả lối đi, bóng người. Thế mới thấy được những khó khăn, vất vả mà người lính phải đối mặt trên bước đường hành quân. Hình ảnh "đoàn quân mỏi" là nét vẽ rất thực của chiến tranh: Sự mệt mỏi của những người lính trên đường hành quân nơi rừng rậm, núi cao, vực sâu Quang Dũng đã nhìn thẳng vào thực tại mà không hề né tránh bởi ông cũng là một người lính Tây Tiến, cũng đã hành quân qua con đường đầy gian khổ này, vì thế ông đồng cảm, chia sẻ với những người đồng nghiệp của mình.

    Đọc câu thơ với cách ngắt nhịp 4/3, xen kẽ thanh trắc, thanh bằng, ta như nghe thấy tiếng bước chân, hơi thở đầy gấp gáp, mệt nhọc của những người lính Tây Tiến. "Đoàn quân mỏi" nhưng tinh thần không "mỏi". Từ "mỏi" - thanh trắc cuối dòng thơ làm cho nhịp thơ nghiêng về phía của sự khoẻ khoắn, sự vút lên của giọng điều gợi hình dung trong người đọc về tư thế, tâm thế của người lính trên con đường hành quân. Những gian khổ không hề làm mất đi ý chí nghị lực của họ mà ngược lại chỉ là hoàn cảnh để khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết, của ý chí quyết tâm.

    Hình ảnh "hoa về" phải chăng là những bông hoa rừng nởvề đêm suốt dọc đường hành quân "Hoa về" chứ không phải "hoa nở". Có lẽ chăng, những người lính Tây Tiến cảm nhận về những bông hoa rừng đóng bằng cảm xúc, tâm hồn lãng mạn của mình. "Đêm hơi" chứ chẳng phải "đêm sương", càng gợi tả về vẻ đẹp ảo mờ, thanh bình, êm ả. Những thanh bằng nhẹ bỗng trong câu thơ không chỉ làm đậm thêm sắc hư ảo của màn sương rừng sự huyền hoặc của hương hoa mà còn như tái hiện trạng thái mơ mộng bay bổng trong tâm hồn chiến sĩ. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã được cảm nhận một cách thi vị bởi những tâm hồn lãng mạn, hào hoa.

    Nhớ đến miền Tây, không thể nào quên sự hiểm trở và hùng vĩ vô cùng của núi dốc. Bốn câu thơ tiếp theo đã miêu tả sắc nét khung cảnh thiên nhiên ấy:

    "Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời

    Ngăn thước lên cao ngăn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".

    Đọc đoạn thơ, ta bỗng nhớ tới con đường khó khăn lên xứ Thục trong thơ Lí Bách xưa:

    "Thúc đạo nan! Thúc đạo nan

    Nan ư hướng thiên thanh"

    Câu thơ đầu trực tiếp miêu tả dốc núi Tây Bắc trập trùng hiểm trở:

    "Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm"

    Sự khối hợp dày đặc của năm thanh trắc đã tạo ra âm hưởng gập ghềnh cho một câu thơ bảy chữ khiến người đọc có thể hình dung ra phần nào cuộc hành quân gian truân, vất vả vô cùng của chiến sĩ Tây Tiến trong một địa hình mà sự hiểm trở hiện hữu ngay trong nhạc điệu của câu thơ. Câu thơ ngắt nhịp 4/3, từ "dốc" điệp lại ở đầu hai vế câu thể hiện sự trùng điệp, chồng chất, nối tiếp như tới vô tận của những con dốc: Con dốc này chưa qua, con dốc khác đã đợi sẵn, núi rừng miền Tây như muốn thử thách ý chí, nghị lực của các anh. Sự hiểm trở của dốc núi Tây Bắc cũng hiện ra trong ý nghĩa tạo hình và biểu cảm của các từ láy "khúc khuỷu", "thăm thẳm". Từ láy "khúc khuỷu" miêu tả sự gồ ghề, gập ghềnh, đầy nguy hiểm, treo leo của dốc núi ngay dưới chân chiến sĩ, còn từ "thăm thẳm" là từ chỉ độ cao dùng để chỉ độ cao, cao đến rợn người. Kết hợp biện pháp tu từ đối lập giữa "dốc lên" với "dốc thăm thẳm" càng nhấn mạnh địa hình, địa bàn hành quân của người lính Tây Tiến. Đó là những nơi núi cao, dốc thẳm, là nơi mà con người phải đối mặt với hiểm nguy, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa trong hoàn cảnh mưa rừng, sương núi như lấp tràn đoàn quân thì con đường hành quân quả là "khó như lên trời xanh!"

    Dốc núi miền Tây Bắc được gợi tả gián tiếp trong câu thơ sau với việc tô đậm ấn tượng về độ cao chót vót:

    "Heo hút cồn mây, súng ngửi trời"

    Hình ảnh "cồn mây" là hình ảnh ẩn dụ gợi ra một không gian của đất trời bất tận, ở độ cao đến khôn cùng. Từ láy "heo hút" vừa gợi cao, vừa gợi xa, vừa gợi vắng, được đảo lên đầu câu thơ nhấn mạnh sự hoảng sợ, xa vắng, thăm thẳm như vô tận của dốc núi Tây Bắc trong cảm nhận của chiến sĩ Tây Tiến- những chàng trai đến từ Thủ đô hoa lệ. Vế sau của câu thơ cũng tiếp tục gợi tả độ cao của dốc núi khi người lính như đi trong mây, mũi súng như chạm đến đỉnh trời. Hình ảnh nhân hóa "súng ngửi trời" đầy gợi hình, gợi cảm, đó là hiện thực nhưng qua cách nói này tôn thêm vẻ đẹp khí phách của người lính. Đồng thời, đây cũng là nối nói rất lính, giây phút đùa vui tếu táo, tinh nghịch của những đồng đội trẻ với nhau.

    Có nhà thơ cho rằng hình ảnh "súng ngửi trời" là "trung tâm hùng tráng của bức tranh hiểm trở, bởi ở chỗ cao ấy, có con người" - bởi nói như ca dao thời kháng chiến

    "Đèo cao thì mặc đèo cao

    Trèo lên đến đỉnh thì ta hơn đèo"

    Đây là cách nói, cách nghĩ của những chàng trai trẻ lạc quan, yêu đời, hồn nhiên và trong sáng. Tầm vóc của họ thật lớn lao, ho mang hào khí vinh quang cua người dũng sĩ Bình Nguyễn đời nhà Trần (Hào khí Đông A)

    Dốc núi miền Tây tiếp tục được miêu tả trong

    Một nét vẽ sắc sảo và gần quốc

    "Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống"

    Điệp ngữ "ngàn thước" là một ước lệ nghệ thuật có tính định lượng khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh kỳ thú của núirừng Tây Bắc. Yếu tố tương đồng của điệp ngữ "ngăn thước" và tính chất tương phản của các động từ "lên", "xuống" trong hai vế câu đã tạo ra cảm giác về một nét gập đột ngột, dữ dội cho câu thơ, cũng là để nhà thơ gợi tả thật tài hoa độ cao của dốc, độ sâu của vực: Bên này đường lên núi dựng đứng vútcao, bên kia vực đổ xuống hun hút, hiểm trở. Dấu phẩy giữa dòng thơ là cả một dụng ý nghệ thuật của tác giả khi miêu tả địa hình, nơi hành quân của người lính Tây Tiến. Nhịp thơ như ngắt ra dứt khoát, mạnh mẽ, cảm giác như một nét đứt gãy thật mạnh của địa hình, thể hiện sự chập trùng, gập ghềnh, cheo leo đến tận độ, tận cùng của núi đèo miền Tây. Không gian không còn chỉ được nhìn theo chiều rộng của sự gập ghềnh, không chỉ là chiều sâu của sự heo hút nữa mà là không gian ba chiều, nhìn đâu cũng thấy hiểm trở, nguy hiểm rình rập.

    Dẫu vậy, nhưng người lính vẫn âm thầm tiến lên, để rồi chợt vỡ òa vui sướng trước cảnh thôn quê êm đềm trải dài tước mắt

    "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

    Câu thơ được dệt nên bởi các thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng như một cơn gió mát lau khô những giọt mồ hôi đã thấm mệt của các anh.

    Bốn câu thơ này được phối hợp với nhau rất đặc biệt: Sauba câu được vẽ bằng nét gân guốc thì câu thơ thứ tự lại được vẽ bằng một nét rất mềm mại. Không phải ngẫu nhiên mà tài hội hoa của Quang Dũng lại được mọi người yêu mến đến vậy. Bởi quy luật sử dụng những gam màu trong hội họa: Giữa những gam màu nóng, phải pha chút gam màu lạnh để tạo sự hài hòa cho bức tranh thì ở đây nhà thờ cũng sử dụng đúng như vậy trong thơ ca của mình từ các thành bằng- trắc. Nói như Xuân Diệu: "Đọc Tây Tiến, người ta như ngậm âm nhạc trong miệng" cũng là một nhận xét thật tinh tế.

    Nhắc đến hai từ "chiến tranh" thì hai từ hi sinh, mất mát, tổn thất đau thương là đều không thể tránh khỏi. "Tây Tiến" là một nốt nhạc buồn trong bản đàn ca về chủ đề cách mạng nêncũng không nằm ngoài cảm giác hụt hẫng ấy. Đó là hình ảnh người lính hiện lên với bao khó khăn, gian khổ, thiếu thốn từ cuộc sống chiến tranh đến cả sự hi sinh:

    "Anh bạn dãi dầu không bước nửa

    Giục lên súng mũ bỏ quên đời"

    Hai tiếng "anh bạn" cất lên như một tiếng nấc nghẹn ngào. Từ láy "dãi dầu" đã thể hiện tất cả những vất vả, nhọc nhằn của các anh khi đi qua miền Tây, khi vượt qua những núi cao, vực sâu, thác ghềnh dữ dội, qua những nắng mưa, sương gió. Với cách diễn đạt chủ động trong cụm từ "không bước nữa" và "bỏ quên đời", Quang Dũng đã làm hiện lên sự kiêu bạc, ngang tàn của những chiến binh dãi dầu mưa nắng. Nghệ thuật nói giảm nói tránh đã làm cho câu thơ giảm đi đau thương mà thay vào đó là sự bi tráng, hào hùng. Người lính ra đi mà như đi vào giấc ngủ bởi họ đã khoác lên mình đôi cánh của tưởng. "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"

    "Giục lên súng mũ" - đây là một hình ảnh rất "đắt". Quang Dũng đã tránh dùng từ "hi sinh" nhưng vẫn giữ được thực tế trần trụi, nghiệt ngã của cuộc chiến tranh. Câu thơ làm ta chợtnhớ đến dáng đứng của anh giải phóng quân về sau trong những câu thơ của Lê Anh Xuân:

    "Anh ngã xuống trong khi đang đứng bắn

    Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng"

    Dáng đứng của anh giải phóng quân mãi mãi đi vào lòng người dân trong kháng chiến chống Mỹ thì dáng ngã xuống, gục xuống của anh lính cụ Hồ hẳn sẽ không phai mờ trong tâm hồn của Quang Dũng, của đoàn quân Tây Tiến và của những người tham gia kháng chiến.

    Tây Bắc đâu chỉ có đèo cao, dốc thẳm hay mưa ngàn, suối lũ mà con có biết bao thách thức của núi rừng với cái vẻ hoang sơ, bí ẩn:

    "Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"

    Biện pháp tu từ nhân hóa "cọp trêu người", "thác gầm thét" làm tăng thêm phần dữ dội, hoang vu, bí hiểm. Điệp ngữ "chiều chiều", "đêm đêm" gợi ra không gian và thời gian đêmkhuya với những hiểm nguy luôn rình rập, cả chiến khu vang vọng tiếng "gầm thét" của thác dữ, của "cọp trêu người". Trên dọc cung đường từ Pha Luông đến Mường Hịch cái chết không lúc nào ngừng đe dọa nhưng ở họ vẫn là nét tinh nghịch, hóm hỉnh, lạc quan và sống hết mình vì lý tưởng cao đẹp.

    Đoạn thơ kết thúc bằng hai câu thơ đầy cảm xúc thương nhớ, nỗi nhớ ấy phả vào bản làng Tây Bắc thân yêu:

    "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

    "Nhớ ôi" là một thán tử chứng đựng tình cảm dạt dào cũng như tiếng lòng của những người lính Tây Tiến. Sau chặng đường hành quân vất vả, họ dừng chân và quây quần trong niềm vui ấm áp, niềm hạnh phúc bên những nồi cơm còn thơm mùi gạo mới. Nhớ mùi thơm "nếp xôi" là nhớ hương vị của núi rừng Việt Bắc, của tình người đằm thắm, da diết, gắn kết giữa tình, thuỷ chung, giữa những con người miền Tây Bắc của Tổ quốc với bồ đội kháng chiến. Từ "mùa em" trong sáng tác của Quang Dũng là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc dùng để chỉ vẻ đẹp của những cô thôn nữ Mai Châu xinh đẹp, đảm đang. Tất cả đã hòa quyện vào nhau tạo thành một nỗi nhớ bâng khuâng, đọng mãi trong lòng người đọc.

    Có thể nói, đoạn thơ đầu bài thơ "Tây Tiến" Đã thể hiện rất rõ tài hoa và tâm hồn lãng mạn của thi sĩ Quang Dũng. Đoạn thơ có ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, gây ấn tượng táo bạo, dựng lên bức tranh sinh động, có chiều sâuvề cảnh hành quân của đoàn quân Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Qua đó, ta cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc, nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ Quang Dũng về những ngày tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến.

    "Những câu thơ mỏng tựa cánh chuồn

    Ngàn năm bay ngược bão

    Mang sấm sét của những vùng chưa qua

    Mang ánh trăng của những thời chưa tới

    Cái mong manh thắng được cả sắt thép

    Bền vững đến muôn đời"

    ( "Bản Sonat hoang dã" - Trần Nhuận Minh)

    Thật vậy, cũng mỏng tựa cánh chuồn, nhưng với tài năng và tâm quyết của nhà thơ Quang Dũng, tác phẩm "Tây Tiến" vẫn có thể thắng được cả sắt thép, vượt qua mọi biến thiên của lịch sử và để lại trong độc giả những dấu lặng không thể nào quên.
     
    dinhthidieuxuan, THG NguyenLieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...