Cách viết mở - Thân và kết cho đoạn văn nlxh 200 chữ nhanh và hay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thanhminhthuy, 11 Tháng hai 2022.

  1. thanhminhthuy Văn học là nhân học

    Bài viết:
    18
    Viết bài văn NLXH luôn là một nội dung bắt buộc trong các kỳ thi cấp trường tới cấp Quốc gia. Nhưng nhiều em còn yếu phần này. Nội dung trong bài viết sẽ hướng dẫn các em cách viết Mở bài, Thân b ài và Kết bài một cách nhanh và dễ nhất nhé. Mong rằng các em sẽ không sợ môn Văn nữa..

    CÁCH VIẾT MỞ -THÂN VÀ KẾT CHO ĐOẠN VĂN NLXH 200 NHANH VÀ HAY


    Hướng dẫn mở đoạn nhanh và hay

    Mở đoạn = Dẫn dắt + Đặt vấn đề

    1 – 3 câu: Nêu ra vấn đề (Câu trích dẫn, 1 vấn đề xã hội)

    • 2 cách:

    - Trực tiếp: Hiệu quả nhưng không gây ấn tượng nhiều (1 câu)

    - Gián tiếp: Tạo được ấn tượng với người đọc hay không hay chỉ khiến bài viết lan man, dài dòng?

    Lưu ý khi làm phần mở đoạn:

    ● Chọn mở đoạn trực tiếp, không lan man, vẫn có những cách để tạo ấn tượng.

    ● Chỉ dùng từ 1 – 3 câu để mở đoạn

    ● Phần đặt vấn đề dựa vào yêu cầu ở đề bài: 1 trích dẫn, 1 vấn đề, 1 câu chuyện, 1 tư tưởng được truyền đạt cụ thể..

    ● Cấu trúc đoạn văn nên câu đầu tiên sẽ viết lùi vào một chút so với lề.

    • Hướng dẫn làm phần Mở đoạn cho dạng đề tư tưởng đạo lý

    Cách 1: Trong cuộc sống hiện đại, con người cần nhiều hơn 1 bài học để có thể trưởng thành. Một trong số những bài học đó là..

    Cách 2: Tôi luôn tự nói với mình hãy không ngừng hướng về phía trước. Bởi mỗi bước đi sẽ là những cơ hội mới để tôi chiêm nghiệm về cuộc đời. Và câu nói.. đã giúp tôi có thêm 1 thông điệp hay và bổ ích như vậy.

    Ví dụ: Trong cuộc sống hiện đại, con người cần nhiều hơn 1 bài học để có thể trưởng thành. Một trong số những bài học đó là sức mạnh của ý chí nghị lực.

    • Hướng dẫn làm thân đoạn cho dạng đề tư tưởng đạo lý

    Bước 1 . Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận. ¨ Là gì?

    • Yêu cầu:

    - Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh chứa hàm ý hoặc chưa rõ nghĩa.

    - Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: Giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ vấn đề.

    - Cần dựa vào văn bản phần Đọc – hiểu để giải thích ý, tránh suy diễn.

    • Phương pháp giải thích nhanh:

    « Dẫn:

    C1: Trước tiên ta cần hiểu/hiểu đơn giản + VĐNL nghĩa là..

    C2: Nhận định trên dẫn đến cho chúng ta bài học về.. /khuyên chúng ta nên..

    · Từ / cụm từ /câu.. (mẹo: Ta sử dụng khoảng 3 từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để giải thích)

    · Như vậy.. khuyên/ nhắn nhủ chúng ta/ phơi bày một thực trạng: . (tùy đề)

    Ví dụ: Giải thích từ nghị lực ta có: Hiểu đơn giản nghị lực sống chính là ý chí kiên định trước cuộc sống, không bao giờ chịu khuất phục hay giục ngã trước khó khăn, thử thách .

    • Bước 2 . Bình luận, nêu quan điểm cá nhân, bước này cần đưa ra các biểu hiện, tác dụng/ tác hại của vấn đề sau đó bày tỏ suy nghĩ của bản thân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lí giải cho quan điểm đó. ¨ Tại sao?
    • Yêu cầu:

    - Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá, đưa ra quan điểm các nhận rõ ràng.

    - Lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí đang bàn luận.

    - Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.

    Phương pháp làm phần bàn luận nhanh:

    Biểu hiện (tùy đề thì sử dụng) :

    «Dẫn:

    C1: Vậy biểu hiện của VĐNL là gì? → Câu trả lời

    C2: Có ai đó đã từng nói, khi quay ngược trái tim mình lên thì trái tim sẽ có hình ngọn lửa. Đó chính là ngọn lửa của + VĐNL. Ngọn lửa trong mỗi người sẽ được biểu hiện..

    • Người có tư tưởng (V ĐNL) như thế nào?

    • Người không có tư tưởng (V ĐNL) như thế nào?

    Ví dụ: Có ai đó đã từng nói, khi quay ngược trái tim mình lên thì trái tim sẽ có hình ngọn lửa. Đó chính là ngọn lửa của nghị lực sống. Ngọn lửa trong mỗi người sẽ được biểu hiện ở cách họ tự tin nói lên niềm tin của mình và luôn khát khao tìm được những người đồng hành để cùng nhau cố gắng chứ không hề ỷ lại chờ đợi người khác đến giúp đỡ trong mong manh.

    • Hướng dẫn phương pháp viết phần kết bài:

    Bước 1: Khẳng định lại quan điểm bài học

    Bước 2: Liên hệ, thông điệp có gả trị


    Ví dụ: Chúng ta vẫn thường bắt đầu viết lên cuộc đời hạnh phúc của mình từ những điều bình yên và giản dị như vậy. Bài học về nghị lực sẽ là tấm gương phản chiếu cuộc đời tôi mãi mãi mang theo.

    Mô hình tách ý và nội dung cơ bản của đề bài: Ý nghĩa của lòng hiếu thảo

    • Mở đoạn: Giới thiệu kháo quát vấn đề nghị luận

    · Dẫn dắt

    · Nêu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của lòng hiếu thảo

    • Thân đoạn

    - Bàn luận

    + Giải thích: Đó là việc ta kính trọng, sống đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ, công ơn tổ tiên bằng cả tấm lòng

    + Biểu hiện: Thể hiện bằng những việc làm cụ thể qua cuộc sống hàng ngày, tâm hồn, suy nghĩ, lời nói.

    + Ý nghĩa/ tác dụng:

    · Nó còn là một thước đo đánh giá con người.

    · Ý thức được bổn phận, trách nhiệm; làm động lực tinh thần giúp vượt qua thử thách, tránh xa những cám dỗ của cuộc đời.

    · Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, làm cho con cái trưởng thành hơn.

    · Người có lòng hiếu thảo sẽ được người khác ngưỡng mộ, kính trọng.

    · Đức tính tốt đẹp này đã tồn tại trong truyền thống của dân tộc

    +Dẫn chứng

    · Châu Thọ Xương người Tống. Từ quan ở đô thành đi khắp nơi để tìm mẹ

    • Kết đoạn: - Khẳng định lại vấn đề:
    • - Dành sự quan tâm cho cha mẹ ông bà, cố gắng thật tốt trong cuộc sống đôi khi cũng là niềm vui khiến họ nở nụ cười và hạnh phúc
    • - Bài học nhận thức
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...