Tư vấn Cách giải tỏa áp lực tâm lý

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 7 Tháng mười hai 2020.

  1. Linda Yến Đại cát đại lợi!

    Bài viết:
    139
    Xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều người tốt sẵn sàng giúp đỡ ta, họ có thể giúp ta về nhiều mặt nhưng còn về những áp lục tâm lí thì phải do chính ta tự mình giúp mình.

    Nếu người ta có yêu bạn, mong muốn giúp đỡ bạn như thế nào nhưng chính bản thân bạn lại không muốn cố gắng và buông xuôi, họ có thương bạn đến đâu cũng sẽ bất lực thôi!

    Có bao giờ chúng ta tự hỏi do đâu mà mình bị áp lực hay chưa? Do đâu mà ta luôn cảm thấy cuộc sống thật chán chường và tẻ nhạt? Do đâu mà ta không hạnh phúc trong chính căn nhà của mình?

    Đó là vì bạn đã quá chấp nhất với một thứ vốn không nên tồn tại, giữ một điều đau buồn trong lòng quá lâu thì cũng giống như bạn đang gieo rắc vào cơ thể mình mầm mống của căn bệnh ung thư vậy. Dần dà, bạn sẽ bị những cơn đau khổ, buồn tủi, những suy nghĩ bi quan đè bẹp và không thể gượng dậy được. Lúc đó bạn sẽ trách tại sao không cò ai đến cứu bạn? TẠi sao không ai quan tâm bạn? Tại sao?

    Vậy có bao giờ bạn tự hỏi, bản thân mình đã thực sự muốn buông hay chưa? Nếu bạn không muốn rũ bỏ những muộn phiền đó và quyết tâm thay đổi thì không ai có thể giúp bạn được.

    Vì thế, hay thay đổi tư duy, nhận thức của bản thân mình. Bằng cách đừng suy nghĩ quá nhiều về nó và ngưng đặt những câu hỏi mà bạn biết rõ là không có lời giả đáp, hãy đọc sách và quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh nhiều hơn. Khi bạn tự tạo ra cho mình những giá trị đối với người xung quanh, bạn sẽ có thêm động lực và mục tiêu sống. Đau buồn sẽ không ở với bạn mãi, chỉ có niềm vui và những khoảnh khắc hạnh phúc mới khiến bạn không thể nào quên. HÃy mang những niềm vui, hạnh phúc cho đến khi bạn từ giã cõi đời, bạn tạo ra những giá trị và hãy để giá trị đó được sống và truyền động lực đến với mọi người. Chúc bạn hạnh phúc!
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  2. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Để có thể đưa ra giải pháp vượt qua áp lực tâm lý, trước tiên chúng ta cần phải bàn áp lực tâm lý là gì, nguồn gốc cũng như hậu quả của nó.

    Một con người khỏe mạnh là một con người khỏe cả về thể chất và tinh thần. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều cách để đánh giá sức khỏe thể chất, tuy nhiên sức khỏe tinh thần lại là một phạm trù mới. Tuy nhiên không phải ít người nhắc tới có nghĩa là nó không tồn tại. Cũng giống như bệnh lý thể chất thông thường, con người cũng dễ dàng mắc các bệnh lý về tinh thần. Các bệnh lý này bao gồm cả tình trạng áp lực, căng thẳng kép dài chính là cách cơ thể con người phản ứng lại với các tác động tâm lý đến từ môi trường xung quanh.

    Áp lực tâm lý, hay còn gọi là stress chính là phản ứng của cơ thể trước một hoặc nhiều thay đổi tới từ môi trường xung quanh hoặc từ chính bản thân. Trước một kỳ vọng, yêu cầu, thay đổi mới, phản ứng tự nhiên của tâm lý con người chính là đấu tranh để tìm ra trạng thái cân bằng mới cho cơ thể. Khi vì một lý do nào đó mà quá trình đấu tranh này bị cản trở, bế tắc sẽ đồng nghĩa với việc cơ thể không tìn được trạng thái cân bằng mới dẫn đến việc tạo ra một áp lực lớn lên hệ thần kinh. Khi hệ thần kinh chịu quá nhiều áp lực trong một khoảng thời gian mà không được giải tỏa sẽ gây ra tình trạng áp lực hoặc căng thẳng tâm lý - stress. Nếu tình trạng này bị duy trì trong thời gian dài sẽ có tác động tiêu cực lên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch.

    Để có thể tìm ra giải phâp giải tỏa căng thẳng về tâm lý, trước tiên chúng ta nên đề cập tới các loại hình stress khác nhau.

    Stress cấp tính hay stress ngắn hạn, đây là tình trạng phổ biến nhất của con người, nó thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, áp lực tạo ra cho hệ thần kinh không lớn và thường sẽ tự hồi phục khi vấn đề được giải quyết. Giống như câu nói "cái gì không thể giết bạn thì sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn" đây có thể coi là một loại áp lực có lợi cho sức khỏe của hệ thần kinh. Diễn biến phổ biến của căng thẳng cấp tính như sau:

    1. Sự việc xảy ra dẫn đến vấn đề khó giải quyết

    2. Bế tắc, căng thẳng tâm lý

    3. Đối mặt tìm hướng giải quyết

    4. Hồi phục - hưng phấn sau khi giải quyết vấn đề

    Stress mãn tính hay áp lực tâm lý dài hạn có thể kể tới như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi có tính bạo lực.. loại hình bệnh lý này được gây ra bởi một hoặc nhiều tình trạng stress cấp tính kéo dài ví dụ mâu thuẫn trong gia đình, định kiến hoặc kỳ vọng từ xã hội. Trong nhiều trường hợp, một khi ai đó rơi vào tình trạng stress mãn tính họ sẽ cần tới tác động khách quan bên ngoài như thay đổi hoàn toàn môi trường sống hoặc sự giúp đỡ từ người xung quanh để vượt qua.

    Chính vì thế giải pháp để vượt qua áp lực tâm lý chính là tạo thói quen duy trì tâm lý bản thân ở mức độ stress ngắn hạn không để cho nó trở thành mãn tính. Đây có thể coi là một loại kỹ năng sinh tồn mà con người phải học trong quá trình trưởng thành. Một vấn đề sẽ không trở thành áp lực nếu như bạn biết cách đối diện và giải quyết nó. Nói cách khác, phương pháp giải tỏa áp lực tâm lý chính là phương pháp đối diện và giải quyết vấn đề một cách khoa học.

    Khi một sự kiện xảy ra, dù là yếu tố khách quan hay chủ quan cái đầu tiên bạn cần phải làm chính là cố gắng tìm hiểu về nó. Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, hiểu càng rõ về vấn đề thì xác suất thành công của bạn càng cao. Các câu hỏi cần đặt ra chính là: Bạn đang đối mặt với vấn đề gì? Nguồn gốc, đối tượng của vấn đề? Hậu quả có thể xảy ra.

    Khi đã hiểu rõ thứ mà bạn đang đối mặt, bước tiếp theo chính là vạch ra giải pháp giải quyết vấn đề. Đây chính là khúc mắc lớn nhất dẫn tới tình trạng căng thẳng tâm lý. Điều quan trọng nhất ở đây chính là bạn cần đưa cơ thể về trạng thái tĩnh hoàn toàn, không xúc động, không tức giận, đối diện với vấn đề bằng tâm lý khách quan. Có rất nhiều phương pháp trấn an tâm lý bản thân đã được đưa ra cho các tình huống khác nhau:

    1. Phương pháp bình ổn tâm lý tức thời qua điều hòa hơi thở áp dụng trọng trường hợp bạn gặp một biến cố tức thì, ngoài khả năng dự đoán dẫn đến sốc tâm lý ví dụ như một vụ tai nạn giao thông, trộm cắp, cháy nổ. Sau khi đã đưa bản thân tới một vị trí an toàn, cách nhanh nhất để ổn định tâm lý chính là tập trung toàn bộ trí óc vào việc ổn định hơi thở. Phương pháp phổ biến nhất chính là: Hít sâu, nhịn thở ra trong vòng 7 giây, thở hết không khí sau đó nhịn hít vào trong vòng 7 giây, lặp lại cách làm này nhiều lần. Cơ sở khoa học của phương pháp này chính là khi cơ thể bị chấn động tâm lý, phản ứng bản năng chính là tim đập nhanh hơn, hít thở dồn dập, máu dồn về đầu gây nên áp lực lên hệ thần kinh, phương pháp điều hòa hô hấp này sẽ nhanh chóng đưa nhịp tim trở lại bình thường, giảm áp lực lên hệ thần kinh.

    2. Phương pháp tỉnh thức (mindfullness) hay chánh niệm trong phật học. Đây là phương pháp hiệu quả dành cho những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng trong cuộc sống và công việc. Với nhóm người này, họ không chỉ cần biết cách bình ổn tâm lý tạm thời mà còn phải luyện tập nó hàng ngày giống như việc tập thể dục để rèn luyện thể chất. Cơ sở khoa học của phương pháp này dựa trên sự thật là trí não một người bình thường chỉ có thể tập trung tối đa trong khoảng 20-25 phút, sau khoảng thời gian nàyn trí não cần một thời gian nghỉ ngơi để lấy lại khả năng tập trung. Nếu trí óc bị cưỡng chế tập trung trong một khoảng thời gian dài mà không được nghỉ ngơi sẽ gây ra áp lực tâm lý.

    Jon Kabat-Zinn - CEO của trung tâm Center Of Mindfulness tại Đại học Y khoa Massachusetts đã chia sẻ rằng: "Sự tập trung là nền tảng cơ bản của thực hành tỉnh thức. Khả năng tỉnh thức của bạn chỉ mạnh mẽ khi khả năng tĩnh lặng và lắng đọng của tâm trí cũng mạnh mẽ tương đương như vậy. Nếu ví khả năng tỉnh thức như một mặt hồ, thì khi thiếu vắng sự tĩnh lặng cần thiết ấy, mặt hồ sẽ có những gợn sóng và bụi cát làm chúng ta không thể cảm nhận mọi thứ rõ ràng và chính xác được."

    Có rất nhiều phương pháp tỉnh thức khác nhau nhưng nguyên tắc chunh chính là đưa cơ thể vào một trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối và thoải mái nhất có thể. Các phương pháp được nhiều người sử dụng đó là: Thiền, tập Yoga, nấu ăn, vẽ, viết, trồng cây, cắt toàn bộ kết nối với mạng xã hội, đọc sách.

    Sau khi tâm lý đã được bình ổn, cái bạn cần làm chính là lập tức tập trung phân tích vấn đề và tìm hướng giải quyết. Ở bước này, bạn cần có tính nhẫn nại và giải quyết vấn đề theo tính ưu tiên, việc quan trọng làm trước, ít quan trọng làm sau.

    Cuối cùng, một khi vấn đề đã được giải quyết thì sẽ không còn áp lực, hệ thần kinh sẽ tự hồi phục lại trạng thái cân bằng mới.

    Sorry vì bài viết hơi dài, nhưng nếu đã nói về vấn đề có tính học thuật thì không thể viết ngắn được.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  3. secret of the elves

    Bài viết:
    55
    Các cách trên chỉ là lý thuyết thôi, có thể được có thể không, thực tế thì.. cứ ra Trần Duy Hưng cho nhanh
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  4. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Chữa bệnh thì phải chữa tận gốc, nếu chỉ chữa triệu chứng mà không chữa nguồn gốc của bệnh thì sẽ chỉ khiến bệnh càng nặng hơn mà thôi. Về tâm lý cũng vậy, những phương pháp giải tỏa tức thời không thể chữa được nguồn gốc của áp lực, thay vì tìm các phương pháp hại thân, tốn tiền, tốt nhát là đối diện trực tiếp với áp lực và giải quyết nó.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  5. Vũ Trụ Huyền Bí

    Bài viết:
    8
    Mình dễ bị stress nên thấy đề tài này khá thú vị cũng như cũng muốn tham khảo các cách giải tỏa căng thẳng của mọi người xem có áp dụng được không.

    Bình thường mình rất vô tư và lạc quan, nhưng khi gặp vấn đề như áp lực tiến độ hoàn thành công việc từ công ty chẳng hạn, mình sẽ vô cùng căng thẳng và hay suy nghĩ tiêu cực, thái độ cũng nóng nảy, bực bội thậm chí giận chó đánh mèo sang người vô tội khác, nhiều năm trước thậm chí từng có lúc tuyệt vọng nhất muốn tự tử nữa.

    Chắc có bạn cũng thắc mắc sao mình vượt qua được suy nghĩ tiêu cực và giải tỏa tâm lý nên mình cũng chia sẻ cách xả stress của mình ngay đây.

    1. Mình sẽ không ở trong không gian hẹp khi mình cảm thấy căng thẳng, mình sẽ đến một nơi rộng rãi hơn như công viên hay siêu thị, mình sẽ ngồi ngắm nhìn mọi người xung quanh và bỏ trống đầu óc hoặc chuyển sang ngắm nhìn trai xinh gái đẹp đột nhiên xuất hiện (nhiều lúc chỉ một anh trai sáu múi lướt ngang cũng khiến mình thấy bớt stress hẳn, sức mạnh của sắc đẹp đó các bạn).

    2. Nếu ngắm trai chưa đủ để bớt căng thẳng thì mình sẽ đi dạo chợ đêm ăn uống nhiều thứ linh tinh lặt vặt với bạn bè, cũng có thể tâm sự cùng lũ bạn sẽ nhận được nhiều câu trả lời vui vẻ lắm.

    3. Thường với hai cách trên là mình có thể lấy lại tâm trạng bình tĩnh rồi, nhưng có lần mình bị căng thẳng nặng nề thì mình đã phải quyết định đi du lịch, tránh xa nguyên nhân áp lực một thời gian mới điều chỉnh tâm lý lại được. Lần suýt tự tử gần mười năm trước, mình bị suy nhược thần kinh nặng, phải đi xa hơn hai năm mới có thể giải tỏa tâm lý và khôi phục sức khỏe. Những bạn gặp áp lực nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý, mình thực sự có lời khuyên là đừng nên cố sức đối đầu, hãy cho mình một không gian dễ thở hơn, vì lúc đó đầu óc bạn đã căng như dây đàn rồi, nguy cơ bị đứt gãy nhiều hơn là sẽ trở nên co giãn. Chỉ có bạn biết tình trạng sức khỏe của bản thân, đừng quá mù quáng tin vào lời khuyên của người khác, ý kiến của mình cũng chỉ là tham khảo thôi.

    4. Ba bước trên là để giải tỏa bực bội thôi, chưa giải quyết toàn bộ áp lực của mình nhưng đủ để mình lấy lại tâm lý bình tĩnh và bắt đầu có suy nghĩ tích cực cũng như có phương hướng giải quyết tốt hơn. Chỉ khi nào bạn thực sự giải quyết cội nguồn gây ra áp lực thì bạn mới không còn áp lực nữa, trốn tránh chỉ có thể thả lỏng nhất thời, đối đầu mới có thể thả lỏng lâu dài nhé, nhưng chỉ đối đầu khi bạn đã sẵn sàng.

    Có đôi lúc mình chỉ cần đi tắm hay ngủ một giấc cũng có thể giải tỏa những áp lực đơn giản, còn những cách trên là áp dụng khi mình thực sự bế tắc và không nhận được lời khuyên sự giúp đỡ kịp thời.

    Mong là giúp ích được các bạn phần nào
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  6. Giotsau

    Bài viết:
    3
    Bạn gặp phải tình huống không được may mắn hay công việc không suôn sẻ.. Bạn cảm thấy tức giận, bị căng thẳng, thất vọng.. Làm thế nào để đánh bay những tâm trạng xấu đó đi.

    Dưới đây là những biện pháp có thể giúp bạn đánh bay những tâm trạng xấu:


    1. Nghe âm nhạc

    Âm nhạc ngay lập tức có thể thay đổi tâm trạng của bạn. Nghe loại nhạc mà bạn yêu thích có thể thay đổi tâm trạng của bạn trong một phút.

    2. Dọn dẹp nhà cửa

    Bạn có biết dọn dẹp có thể thay đổi tâm trạng? Bắt đầu sắp xếp lại tủ quần áo hoặc kệ sách. Điều này chắc chắn sẽ thay đổi tâm trạng của bạn.

    3. Hít một trái chanh

    Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nó lại rất hiệu quả để thay đổi tâm trạng. Hít trái chanh khi bạn đang căng thẳng hay bị kích động. Mùi thơm của chanh sẽ làm giảm mức độ căng thẳng của bạn trong vài phút.

    4. Thực tập hơi thở sâu

    Khi bạn đang quá thất vọng, hãy hít thở sâu để thư giãn bản thân. Hít một hơi thật sâu rồi nhẹ nhàng thở ra bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Giữ hơi thở và đếm từ một đến năm có tác dụng giúp cơ thể và tâm trạng cảm thấy thoải mái hơn.

    5. Hãy nghỉ ngơi

    Hãy nghỉ ngơi bằng cách tắt máy tính hoặc TV của bạn. Tránh xa điện thoại di động. Ngồi trên cửa sổ và chiêm ngưỡng thiên nhiên.

    6. Đi bộ

    Điều này thực sự tốt! Khi bạn đang quá bị kích thích hay căng thẳng thì bạn nên chọn đi bộ. Đi bộ 15-20 phút và bạn sẽ cảm thấy thoải mái và bình an. Thủ thuật này có thể ngay lập tức thay đổi tâm trạng của bạn.

    7. Mua sắm xả stress

    Chỉ đơn giản là đi mua sắm cho chính mình. Mua sắm sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.

    8. Xem lại ảnh cũ

    Những hình ảnh kỷ niệm ngày bé, vui vẻ cùng bạn bè.. có thể giúp thay đổi tâm trạng màu sám của bạn. Xem hình ảnh cũ trong album để cảm thấy hoài cổ và hạnh phúc.

    9. Giúp mọi người

    Giúp đỡ người khác mà không cần lý do, bạn sẽ thực sự cảm thấy tốt. Nếu bạn đang có tâm trạng không tốt hãy giúp đỡ người khác và quên đi tất cả sự căng thẳng của bạn.

    10. Đọc truyện cười

    Điều này sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc thay đổi tâm trạng trong vài phút. Đọc một cuốn truyện tranh hay một blog cười.. là cách tốt để bạn trở lên vui vẻ hơn.

    11. Gọi bạn bè

    Gọi bạn bè của bạn để nói chuyện bạn cũng có thể giảm bớt được căng thẳng. Khi nói chuyện bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều.

    12. Đi tắm

    Hãy tắm nước nóng, điều này sẽ giúp thay đổi tâm trạng của bạn trong vài phút. Bạn sẽ cảm thấy đầu óc thư thái và cơ thể được thư giãn.

    13. Chơi với thú cưng

    Vật nuôi luôn luôn giúp bạn quên đi tất cả các căng thẳng trong cuộc sống. Hãy mua cho mình một con vật cưng mà bạn thích như: Mèo, chó, chim hoặc thậm chí một con rùa. Chơi với thú cưng của bạn và quên đi căng thẳng.

    14. Chơi một trò chơi

    Khi bạn đang có một tâm trạng ủ rũ bạn nên thư giãn bằng một trò chơi trực tuyến mà bạn cảm thấy lôi cuốn và thích thú. Bạn sẽ nhanh tróng quên đi tâm trạng xấu để hòa nhập vào cuộc chơi.

    15. Quên căng thẳng

    Tránh xa căng thẳng và bạn sẽ luôn luôn hạnh phúc trong cuộc sống. Căng thẳng gây ra tâm trạng không tốt.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  7. Hạ Tử Duệ9791 Tiểu Motor Tiểu Phi Hiệp

    Bài viết:
    247
    Làm sao để giải tỏa áp lực tâm lý ư? Vấn đề này, nhìn thì có vẻ đơn giản đó nhung thực ra lại vô cùng phức tạp.

    Thực ra, bản thân mình hiện tại cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề, tâm trạng cũng vì thế mà bất ổn. Vốn dĩ mình là người sống rất nội tâm, không có thói quen chia sẻ hay tâm sự với người khác. Chính là không muốn cho người khác biết bản thân mình đang trải qua những gì, cứ như vậy mà áp lực từ gia đình, việc học hành càng ngày càng chất chồng lên.

    Mọi người xung quanh mình luôn nói rằng thì là đã 20 tuổi rồi, cũng nên nghĩ tới chuyện yêu đương, họ luôn gán ghép mình với người khác rồi đi xem mặt các kiểu, hoặc là nên đi làm kiếm tiền. Đúng vậy, việc đi làm kiếm tiền rất tốt, nhưng vấn đề ở đây là mình hiện tại vẫn muốn được học, học những thứ mà bản thân thích, vì sợ sau này bản thân sẽ không còn cơ hội hoặc không còn hứng thú với việc đó nữa.

    Những lúc như vậy, mình thường mở máy tính ra và vừa ngồi nghe nhạc vừa đọc truyện, cũng có lúc ngồi tìm kiếm phim hoạt hình để xem như Conan chẳng hạn, hoặc là những bộ phim hình sự, chủ đề đạo mộ hoặc là những bộ phim có chút kinh dị gì đó. Tại vì những bộ phim như vậy sẽ khiến đầu óc không phải suy nghĩ quá nhiều đến vấn đề tình cảm như mấy bộ phim ngôn tình. Vả lại, mình cũng đang đu idol nên mỗi khi tâm trạng không tốt thường sẽ tìm những video của họ để xem, nhất là với 1 hủ nữ như mình.. Mình thấy vẽ tranh cũng rất tốt, đọc sách cũng vậy, ví dụ như cuốn Tôi quyết định sống cho chính tôi của Kim SuHyun hay cuốn 999 lá thư gửi cho chính mình của Miêu Công Tử..

    Mình thấy nhiều người khi gặp áp lực họ thường khóc, khóc để nhẹ lòng hơn. Cũng có lúc mình đã thử như vậy nhưng có lẽ bản thân mình không phù hợp với chuyện đó. Khóc xong cũng đâu thấy vơi đi, ngược lại còn mệt mỏi hơn. Khóc xong phải nghĩ xem làm cách nào để mắt bớt sưng để người khác không phát hiện ra. Quả thực rất mệt luôn.

    Mình từng đọc được câu nói như này "Vào thời điểm bạn cảm thấy khổ sở nhất thì không cần nói cho người khác nghe mà nên ngẩng đầu lên nhìn bầu trời, nó rộng lớn như vậy, nhất định có thể chất chứa được tất cả nỗi uất ức cảu bạn..".

    Tuy cách giải tỏa áp lực của mình có chút điên điên nhưng bản thân mình cảm thấy rất ổn.

    Cố gắng lên!
     
  8. DiDiDoan

    Bài viết:
    9
    Áp lực có thể là từ bên ngoài hoặc từ chính bên trong bản thân chúng ta. Việc quan trọng là nên nhận biết được mình đang phải đối đầu với cái gì, gọi tên nó, chấp nhận nó và tìm giải pháp cho riêng mình.

    Ví dụ, áp lực vì công việc. Sếp giao quá khó, trong thời gian gấp rút, trách nhiệm đè nặng nên thấy áp lực.

    Có thể, bước đầu tiên là viết ra giấy việc mình thấy áp lực: Task là gì, khó quá, thách thức lớn nhất là gì, cản trở? Deadlien khi nào.

    Khi viết ra được thì đầu óc sẽ đở suy nghĩ, đở áp lực một chút, như kiểu biết được cách gở rối một cuộn len.

    Chấp nhận cái áp lực đó: Task đã giao, việc đã nhận, áp lực khi làm việc cũng là chuyện bình thường, bạn không cô đơn, ai trên đời này cũng có lúc áp lực tâm lý như bạn đang trải qua, chỉ là tình huống khác nhau thôi.

    Giải pháp: Bạn có kiến thức, kỹ năng nào có thể tận dụng được để làm việc này. Sếp giao việc này là vì sao? Chuyên môn của bạn? Sếp tin tưởng bạn? Chia task nhỏ ra rồi làm từ từ, tích tiểu thành đại.

    Nhớ nghỉ ngơi thường xuyên, đúng cách để tránh quá tải. Ăn uống đàng hoàng để có sức khỏe, sức khỏe là quan trọng nhất.

    Nếu cần thì nhờ người giúp đỡ.

    Mình nêu ví dụ cho dễ hiểu. Mấy áp lực khác hay cảm xúc tiêu cực cũng có thể làm theo tương tự.
     
  9. tatsuno jin

    Bài viết:
    127
    Áp lực tâm lý là gì?

    Trước hết phải nói đến áp lực tâm lý, đó là những áp lực do tâm lý gây ra, khiến cho nhiều người mất đi ý chí, mất đi nghị lực. Áp lực vì gia đình, áp lực về học tập, áp lực về công việc..

    Vậy cách để giải quyết:

    Có rất nhiều cách khác nhau để giải quyết về vấn đè này, chẳng hạn như: Đi chơi, chơi game.. nhưng sau đây là 1 số cách thường dùng nhất có hại cũng có lợi:

    Đi chơi: Đi chơi giúp chúng ta vui hơn, khuây khỏa khi áp lực nhiều thứ, giúp cho đầu óc thư giãn, cách này rất khuyến khích

    Nhậu: Có rất nhiều người lấy đi nhậu làm thứ giải tỏa, nhậu vì buồn, nhậu vì vui đôi khi không vì lý do. Cách nayfcungx được nhưng nhậu nhiều quá cũng gây hại đến sức khỏe

    Hút thuốc: Người ta khi áp lực lại châm đi 1 điếu thuốc, tuy nó giúp cho bản thâm sảng khoái nhưng cũng có hại

    Khóc: Khóc là 1 thứ có thể giúp chúng a giải tỏa hết ra những chuyện buồn những áp lực, khóc thật đã xong rồi mọi chuyện cũng sẽ qua

    Qua đó có thể thấy có rất nhiều cách khác nhau để giải tỏa áp lực, bạn chọn cách nào phải xem bạn, nhưng có những cách có hại cho sức khỏe thì vẫn nên ít sử dụng
     
  10. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Mình nghĩ khi bản thân áp lực thì hãy cứ khóc đi cho nhẹ lòng. Khóc sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi buồn và được sống thật với bản thân mình hơn. Vậy nên nếu buồn hay mệt mỏi thì hãy khóc đi nhé.

    Tiếp theo là mình sẽ ra ngoài gặp gỡ bạn bè. Mình hay nói chuyện với bạn bè và tâm sự để giải tỏa áp lực thi cử hay những chuyện không hay trong cuộc sống. Hơn nữa đi ra ngoài cũng là một cách để bạn hít thở không khi trong lành giúp bạn thấy vui vẻ và thoải mái hơn đó.

    Khi mệt mỏi bạn cứ cho bản thân nghỉ ngơi và làm những gì mà bạn thích. Đừng bắt bản thân cố quá hay áp lực quá làm gì nhé.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...