1. Các yếu tố có hại Yếu tố có hại là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt qua giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Trong quá trình lao động và sản xuất trong doanh nghiệp, người lao động dễ dàng gặp phải các yếu tố có hại luôn tồn tại xung quanh môi trường làm việc của họ. Vi khí hậu xấu Là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ (cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép) ; độ ẩm (cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của các vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi) ; các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sưc khỏe, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người. Tiếng ồn Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động dễ dẫn đến tai nạn lao động. Rung Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay gây ra chứng bợt tay, mất cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết. Rung toàn thân làm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Bức xạ Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại; hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại. Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực do bức xạ hồng ngoại; đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng do bức xạ tử ngoại và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá) Chiếu sáng không đảm bảo làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây tai nạn lao động. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. Bụi Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0, 5 – 5 micromet; khi hít phải loại bụi bé này sẽ có 70 – 80 % lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc bây bệnh bụi phổi. Các hóa chất độc hại Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản như: Asen, crum, benzen, rượu, các khí bụi, các dung dịch axit, bazơ, kiềm, muối, các phế liệu, khí, bụi.. tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc mãn tính. Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc qua da. Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động. Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu. Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn đến những biến đổi ức chế thần kinh, gây bệnh tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, có khi dẫn đến tai nạn lao động. 2. Nguyên nhân - Vi khí hậu xấu: Công trình dưới hầm là những công trinh nhỏ, có không gian hẹp gây ngạt khí. - Tiếng ồn: Công trường sử dụng nhiều máy như máy xúc, máy cẩu, máy trộn bê tông, máy nâng.. Các loại máy này phải hoạt động thường xuyên tạo ra nhiều tiếng ồn. - Rung: Máy đầm sử dụng để đầm dùi, đầm mặt, đầm cạnh. Người dử dụng máy đầm nhiều sẽ bị rung toàn thân nhiều gây mất cảm giác. - Bức xạ: Nhiều công trình phải thi công ngoài trời, không có vật che chắn, người lao động có thể bị say nắng, giảm thị lực. - Chiếu sáng không hợp lý: Ngày hè khi làm việc ngoài trời dễ bị chói quá bởi ánh nắng. Công trình dưới hầm thiếu ánh sáng ảnh hưởng tới thị lực của người lao động. - Bụi: Do cát, xi măng, quá trình thi công công trình.. - Các hóa chất độc hại: Hít phải bụi xi măng có thể gây bệnh về đường hô hấp. Xi măng gây dị ứng, là tình trạng viêm da tiếp xúc do yếu tố gây kích ứng là Crom hóa trị 6 có trong xi măng. - Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động: Người lao động phải khiêng vác vật nặng với thời gian lâu. Một số công trình không đúng tiến độ sẽ bị hối thúc về mặt thời gian, gây áp lực cho người lao động phải làm việc nhanh với cường độ cao. 3. Biện pháp - Luôn nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động. - Xây dựng bộ hồ sơ mẫu về an toàn lao động cho mỗi công trình. - Tăng cường quản lý một cách giám sát trong lĩnh vực an toàn lao động ở tất cả các công đoạn trong công trình. - Luôn luôn đào tạo nâng cao kiến thức cho đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động. - Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, bảo hộ lao động. - Tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao hiểu biết của người lao động về cách nhận biết và các biện pháp để phòng tránh.