Các bài văn trọng tâm ôn thi tuyển sinh 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi nắng2601, 19 Tháng năm 2022.

  1. nắng2601

    Bài viết:
    12
    Tổng hợp văn bản ôn thi tuyển sinh 10 môn văn

    [​IMG]

    Dưới đây là 16 bài văn trọng tâm ôn thi tuyển sinh 10. Chúc các bạn ôn tập vui vẻ và có một mùa thi tốt đẹp nhé​

    1. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

    - Nội dung:

    • Hình ảnh Vũ Nương hiện lên là một cô gái nết na, thùy mị và có phẩm hạnh cao quý. Tuy nhiên số phận của cô lại vô cùng thảm thương, phải hứng chịu nỗi oan khuất. Từ số phận người con gái Vũ Nương, tác giả đã bộc lộ sự đồng cảm với những người phụ nữ thời phong kiến.

    • Mặc dù đẹp người đẹp nết nhưng bị vùi dập, có số phận bất hạnh. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ thời xưa, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ trọn đạo nghĩa.

    - Nghệ thuật:

    • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ đồng thời cũng tăng thêm tính bi kịch cho chuyện. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động.

    • Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc họa đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật. Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm

    2. Chị em Thuý Kiều - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    - Nội dung:

    • Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.
    • Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

    Nghệ thuật:

    • Khắc họa rõ nét chân dung hai chị em Thúy Kiều
    • Tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận
    • Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố.
    • Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người.

    3. Cảnh ngày xuân - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    - Nội dung:

    • Bài thơ "cảnh ngày xuân" là bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi sáng, hài hòa. Cảnh xuân và tâm trang con người trong đoạn trích có mối quan hệ lẫn nhau.
    • Cảnh xuân trong trẻo đầy sức sống tương hợp với vẻ nô nức, trẻ trung của những giai nhân, tài tử đi lễ hội mùa xuân. Sự thay đổi của cảnh vật cũng khiến lòng người thay đổi.

    - Nghệ thuật:

    • Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và tâm trạng con người, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
    • Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của hai chị em.
    • Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.

    4. Kiều ở lầu Ngưng Bích - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    - Nội dung:

    • Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. Đồng thơi cho thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm bởi nhà thơ đã bày tỏ sự thấu hiểu, niềm cảm thương sâu sắc cho cảnh ngộ, thân phận của Thúy Kiều.

    - Nghệ thuật:

    • Tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, độc thoại.

    • Nghệ thuật dùng từ, đặc biệt là hệ thống từ láy, điệp từ..

    5. Làng - Kim Lân

    - Nội dung:

    • Ông Hai là một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu, do chiến tranh nên ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn tự hào về cái làng của mình và mang nó khoe với mọi người.
    • Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, xấu hổ tới mức cứ cúi gằm mặt xuống mà đi. Suốt mấy ngày ở nhà, ông chẳng dám đi đâu, mang nỗi ám ảnh nặng nề, đau đớn, tủi hổ, bế tắc, tuyệt vọng.
    • Tâm trạng ông bế tắc khi mụ chủ nhà nói sẽ đuổi hết người làng Chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. Rồi cái tin cải chính khiến ông sung sướng đi khoe về làng mình với tâm trạng như lúc ban đầu, ông hạnh phúc khi khoe Tây nó đốt nhà mình.

    Nghệ thuật:

    • Tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói.

    • Sử dụng lối kể chuyện giản dị, chân thành và mang đậm bản sắc dân tộc

    • Sử dụng ngôn ngữ độc thoại là đối thoại

    • Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ, nói quá..

    • Hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm

    6. Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long

    - Nội dung:

    • Truyện giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật chính – anh thanh niên - với những suy nghĩ sâu sắc và lòng yêu nghề nghiệp, với cách sống đẹp, trong công việc thầm lặng một mình giữa núi cao mà vẫn không cô độc, buồn tẻ. Truyện còn ca ngợi và thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc trong cái lặng lẽ của Sa Pa có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

    • Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa những công việc thầm lặng. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao..

    - Nghệ thuật:

    • Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận

    • Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kĩ sư nông nghiệp, ông họa sĩ già) => Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp mà trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu chuyện.

    • Truyện có chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẽ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất họa

    7. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

    - Nội dung:

    • Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến 8 năm trở về thăm gia đình và con gái. Bé Thu- con gái ông không chịu nhận cha vì vết thẹo dài trên mặt làm ông không giống người cha trong tấm ảnh chụp chung với má.
    • Em tỏ ra lạnh nhạt đối xử với ông Sáu như người lạ. Đến lúc em nhận ra cha, tình cảm cha con trong em trỗi dậy mạnh mẽ nhưng đó cũng là lúc ông Sáu phải đi.
    • Ở khu căn cứ ông dồn hết tâm lực, tình cảm làm cây lược tặng con. Chưa kịp trao cho con thì ông đã hí sinh. Trước khi nhắm mắt ông trút hơi sức cuối cùng trao cây lược cho bác Ba- người bạn của ông nhờ trao lại cho ông Sáu.

    - Nghệ thuật:

    • Tạo dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên và hợp lí, thành công
    • Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói

    8. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

    - Nội dung:

    • Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong: Thao, Phương Định và Nho của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ. Họ làm thành một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom thông đường cho đoàn xe ra mặt trận.
    • Công việc vô cùng khó khăn và gian khổ, họ luôn phải đối mặt với cái chết nhưng chưa bao giờ mất đi niềm vui, sự hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút mơ mộng. Họ yêu thương và gắn bó với nhau mặc dù mỗi người một cá tính.
    • Trong một lần phá bom, Nho bị thương, đồng đội hết sức lo lắng, chăm sóc cho cô rất tận tình. Cuối truyện, một trận mưa đá gợi trong lòng Phương Định những khát khao hoài niệm.

    - Nghệ thuật:

    • Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.
    • Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí đặc sắc.
    • Ngôn ngữ giản dị, giọng điệu bình thản pha chút hóm hỉnh nhưng vẫn rất tự nhiên.
    • Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường.

    9. Đồng chí - Chính Hữu

    - Nội dung:

    • Bài thơ nói về tình đồng chí của những người lính cách mạng trong thời kì đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp gian khổ, nhiều khó khăn, thiếu thốn.
    • Đó là tình đồng đội gắn bó thăm thiết của những người nông dân mặc áo lính, cùng chung lí tưởng chiên đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tinh cảm ấy đã tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp linh thần của người lính.

    - Nghệ thuật:

    • Thể thơ tự do linh hoạt
    • Các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực
    • Ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.

    10. Bài thơ về tiểu đội xe KK - Phạm Tiến Duật

    - Nội dung:

    • bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo. Đó là những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam

    - Nghệ thuật:

    • Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, có chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, sáng tạo được những hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
    • Bài thơ còn sử dụng các biên pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ giúp các hình ảnh thơ giàu tính liên tưởng, hấp dẫn.

    11. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận

    - Nội dung:

    • Đoàn thuyền đánh cá đã tái hiện thành công vẻ đẹp trù phú của biển cả quê hương và cuộc sống lao động đầy hăng say của nhân dân trong thời kỳ mới.
    • Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá còn là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp.

    - Nghệ thuật:

    • Xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng
    • Trí tưởng tượng phong phú.
    • Âm hưởng thơ khỏe khoắn hào hùng và sáng tạo.

    12. Bếp lửa - Bằng Việt

    - Nội dung:

    • Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.

    - Nghệ thuật:

    • Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
    • Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu

    13. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

    - Nội dung:

    • Bài thơ là tiếng lòng yêu mến và gắn bó thiết tha với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, đóng góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

    - Nghệ thuật:

    • Thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca
    • Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm
    • Nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo

    14. Viếng lăng Bác - Viễn Phương

    - Nội dung:

    • Tác giả vào thăm lăng Bác vào năm 1976. Đây là thời điểm Em thống nhất và xây dựng đất nước. Lúc này lăng Bác cũng vừa khánh thành tác giả từ miền Nam vào thăm lăng Bác. Bài thơ chứa đựng được tình cảm yêu mến kính trọng tiếc thương của tác giả nói riêng và con người miền Nam nói chung.

    • Bài thơ Viếng Lăng Bác có bốn khổ thơ. Trong đó hai khổ đầu nói lên được tâm trạng vui sướng và tự hào của tác giả. Khổ thơ thứ ba thì nói về sự ca ngợi và tiếc thương Bác. Khổ cuối cùng nói lên ước nguyện của Nhà thơ Muốn gắn bó chung thủy với khi chốn này.

    - Nghệ thuật: .

    • Bài thơ được viết theo thể thơ tự do có bốn khổ thơ. Mỗi khổ 4 dòng mỗi một dòng có 7 đến 9 từ. Với thể thơ này nhà thơ đã bày tỏ được cảm xúc của mình một cách trọn vẹn và chân thành nhất.

    • Nhịp điệu trong bài thơ chậm mang một cảm xúc ấm áp tâm tình và không kém phần trang nghiêm. Cảm xúc đó được sắp xếp nhẹ nhàng từ khổ đầu và tăng dần tới khổ cuối. Đó là những cảm xúc chân thật sâu sắc của tác giả khi rời xa Bác.

    • Giọng thơ chân thật và đậm chất Nam Bộ. Tình cảm yêu thương chân chất được gửi gắm trong đó đó có cả tình thương của đồng bào Nam Bộ dành cho Bác Hồ.

    • Bài thơ là cả một nghệ thuật sáng tạo có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ bên trong bài thơ cùng ngôn ngữ được trọn lòng một cách tinh tế. Tất cả không chỉ nói về cảnh sắc thiên nhiên mà còn nói về con người.

    15. Sang thu - Hữu Thỉnh

    - Nội dung:

    • Cảm nhận và tái hiện tinh thế khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu với sự giao thoa của nhiều lớp nghĩa: Trời đất sang thu, đời sống sang thu, đời người sang thu.

    • Tái hiện những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc lúc vừa sang.

    - Giá trị nghệ thuật:

    • thể thơ 5 chữ

    • Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ.

    • Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.

    16. Nói với con - Y Phương

    - Nội dung:

    • Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

    Nghệ thuật

    • Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc..
    • Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang - > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.
    • Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng năm 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...