Bộ đề đọc hiểu văn bản Hịch tướng sĩ – Trần quốc Tuấn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 24 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sĩ mắng triểu đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà đòi bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn


    Câu hỏi:


    Bộ đề đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn: Hịch tướng sĩ – Trần quốc Tuấn.


    Câu 1: Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trên.

    Câu 2: Khái quát nội dung chính đoạn trích.

    Câu 3. Đọc đoạn trích, em hình dung hoàn cảnh sáng tác tác phẩm là gì?

    Câu 4. Sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được lột tả như thế nào? Theo em, tác giả tố cáo tội ác của giặc để làm gì?

    Câu 5: Câu: Khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau! "Thuộc kiểu câu gì? Dùng để làm gì?

    Câu 6. Trong câu: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù" có thể thay "quên" bằng "không"; "chưa" bằng "chẳng" được không? Vì sao?

    Câu 7: Chỉ ra, phân tích hiệu quả hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

    Câu 8. Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng gì của nhân vật "ta"? Tâm trạng, nỗi lòng đó được diễn tả theo cách nào? Chỉ ra tác dụng?

    Câu 9. Qua đoạn trích, em hiểu gì về vai trò của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc

    Trả lời:

    Câu 1: Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trên.

    - Thể loại: Hịch

    - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2: Khái quát nội dung chính đoạn trích.

    Đoạn trích tố cáo tội ác và sự ngang ngược của quân giặc, qua đó bộc lộ lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần sẵn sàng hi sinh của Trần Quốc Tuấn.

    Câu 3. Đọc đoạn trích, em hình dung hoàn cảnh sáng tác tác phẩm là gì?

    - Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285)

    Câu 4. Sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được lột tả như thế nào? Theo em, tác giả tố cáo tội ác của giặc để làm gì?

    - Chi tiết tả tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

    + Kẻ thù tham lam, tàn bạo: Ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc

    + Hành động xúc phạm danh dự đất nước: "Lưỡi cú diều", "thân dê chó" - sứ Nguyên để "xỉ mắng triều đình", "bắt nạt tể phụ".

    - Đoạn văn tố cáo tội ác giặc để khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

    Câu 5: Câu: Khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau! "Thuộc kiểu câu gì? Dùng để làm gì?

    - Câu trần thuật -> dùng để bộc lộ cảm xúc

    Câu 6.

    Trong câu: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù" có thể thay "quên" bằng "không"; "chưa" bằng "chẳng" được không? Vì sao?

    - "Quên" : Có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Dùng câu này để thể hiện lòng căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không để tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người. Còn "không" : Chỉ mang ý nghĩa phủ định.

    - "Chưa" : Biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng thời điểm sau đó có thể có. Dùng câu này để thể hiện thái độ tìm cách trả thù giặc, bây giờ chưa làm được nhưng chắc chắn sẽ làm được sau đó. Còn từ "chẳng' chỉ biểu thị ý phủ định nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có.

    => không thể thay" quên "bằng" không ";" chưa "bằng" chẳng "được. Nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.

    Câu 7: Chỉ ra, phân tích hiệu quả hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

    - So sánh: Ruột đau như cắt

    Phóng đại, khoa trương: Trăm thân, nghìn xác

    - Liệt kê: Quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

    - Ẩn dụ: Xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù ý chỉ hành động không dung tha cho quân giặc; trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa chỉ sự hi sinh

    -Tác dụng:

    +Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh chủ tướng với nỗi đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc cùng thái độ căm thù giặc sôi sục; qua đó thể hiện khí phách anh hùng, hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến dù có hi sinh.

    Câu 8. Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng gì của nhân vật" ta " ? Tâm trạng, nỗi lòng đó được diễn tả theo cách nào? Chỉ ra tác dụng?

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười một 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 2:

    Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:


    "Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?"

    (Trích Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)

    Câu hỏi:

    1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

    2. Theo em "giặc Mông Thát" chỉ giặc nào?

    3. Khái quát nội dung của đoạn văn bản trên.

    4. Xác định kiểu câu, kiểu hành động nói, các bộc lộ cảm xúc của các câu sau

    A. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

    B. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? "

    A. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

    B. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?"

    5. Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Viết một đoạn văn (khoảng 6 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

    Trả lời:

    1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

    - Nghị luận

    2. Chỉ giặc mông nguyên xâm lược, lần 2

    3. Khái quát nội dung của đoạn văn bản trên
    .

    Trần Quốc Tuấn chỉ ra cái hậu quả của sự bàng quan, hưởng lạc trong tướng sĩ khi giặc tràn sang.

    4. Xác định kiểu câu, kiểu hành động nói, các bộc lộ cảm xúc của các câu sau

    A. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

    B. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? "

    A. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

    - Là kiểu câu cảm thán; hành động bộc lộ cảm xúc thể hiện thái độ đau đớn, xót xa của tác giả. => cách bộc lộ: Trực tiếp

    B. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?"

    - Kiểu câu nghi vấn; hành động bộc lộ cảm xúc nhằm khơi gợi sự đồng cảm của các tướng sĩ => cách bộc lộ: Gián tiếp

    5. Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Viết một đoạn văn (khoảng 6 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

    Định hướng:

    - Từ tư tưởng của Hịch tưởng sĩ, ta thấy rằng không thể làm nên điều gì lớn lao nếu không có khát vọng, ước mơ, khát vọng và dự định cụ thể để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

    - Giải thích: Ước mơ là những mong muốn, dự định, khát khao, ước ao cháy bỏng muốn có được, đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài để đáp ứng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    - Nêu ước mơ của cá nhân. (Ví dụ: Trong cuộc sống, ai cũng có ước mơ. Em cũng vậy, ngay từ đầu năm học đầu cấp II, em đã ước mơ trở thành một diễn phiên dịch viên giỏi)

    - Dự định: Mơ ước khiến bản thân trở nên năng động, sáng tạo. Nhưng để mơ ước chỉ thành hiện thực thì cần có kế hoạch, dự định và việc làm cụ thể để biến ước mơ thành hiện thực. Vì đam mê của bản thân em, em sẽ cố gắng học tốt, nhất là môn tiếng Anh. Em sẽ tích cực tự học tiếng Anh, luyện nói tiếng Anh mỗi ngày, tham gia nhiều chương trình, nhiều khóa học luyện giao tiếp tiếng Anh để cố gắng nói chuẩn như người bản xứ
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...