Bộ đề Đọc hiểu: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi - Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 30 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Đề bài

    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. Sách có nói rằng: "Không vào hang hùm, sao bắt được cọp!"

    Các nước Âu châu ngày nay đã trở nên giàu mạnh cũng là nhờ ở những tay mạo hiểm. Kẻ đóng tàu vào Bắc cực, người vượt bể sang Mỹ châu, đấu sức với ba đào, thi gan với sương tuyết để sưu cầu những đất mới, những báu lạ, từng trải bao nhiêu là gian hiểm mới có cái cảnh tượng ngày nay.

    Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa.

    Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: Hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

    (Trích Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.


    Câu 2. Khái quát nội dung chính của đoạn trích

    Câu 3. Theo tác giả, nhờ đâu mà xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi?

    Câu 4. Ghi lại câu văn khái quát luận điểm đoạn 1. Cho biết đoạn văn được trình bày theo cách nào?


    Câu 5. Hiểu cụm từ "vùng vẫy trong trường cạnh tranh" có nghĩa là gì?

    Câu 6. Hiểu gì về nội dung câu nói: "Những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa.."? Qua đó cho thấy tác giả lên án lối sống nào?

    Câu 7. Chỉa ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn: "Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: Hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi."

    Câu 8. Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu nói: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông như thế nào?

    Câu 9. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi gắm những thông điệp gì đến thanh niên Việt Nam?


    Câu 10. Theo em, học sinh ngày nay ngoài việc phải biết xông pha, mạo hiểm cần có thêm yếu tố cần thiết nào nhất để "vùng vẫy trong trường cạnh tranh"?

    Câu 11: Từ đoạn trích trên, em hãy nêu suy nghĩ về việc thanh niên ngày nay cần làm gì để không trở nên "sống thừa". Hãy trình bày bằng đoạn văn ngắn khoảng 4 - 6 câu dòng.


    Câu 12. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.".

    [​IMG]



    Trả lời:

    Bộ đề Đọc hiểu môn ngữ văn, phần văn bản văn học: Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học - Chủ đề ý chí nghị lực

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

    - Nghị luận

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của đoạn trích

    Qua việc bàn về thành công sau những mạo hiểm, quyết chí, quyết tâm; tác giả ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.


    Câu 3. Theo tác giả, nhờ đâu mà xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi?

    - Là nhờ sự gan, dám mạo hiểm, không sợ khó khăn (là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì).


    Câu 4. Ghi lại câu văn khái quát luận điểm đoạn 1. Cho biết đoạn văn được trình bày theo cách nào?

    - Câu văn nêu khái quát: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông (câu 1, câu đầu đoạn)

    - Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch


    Câu 5. Hiểu cụm từ "vùng vẫy trong trường cạnh tranh" có nghĩa là gì?

    -vùng vẫy: Chỉ hành động cử động tự do, theo ý thích.

    - Trường cạnh tranh: Chỉ không gian, môi trường, cuộc sống đầy khó khăn, gian nan, thử thách.

    => vùng vẫy trong trường cạnh tranh: Được thể hiện, phát huy khả năng, năng lực để vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để có cuộc sống tốt đẹp.

    Câu 6. Hiểu gì về nội dung câu nói: "Những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa.."? Qua đó cho thấy tác giả lên án lối sống nào?


    Nội dung, ý nghĩa câu nói:

    - "Những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền" là cách sống tiêu cực, khép mình, thụ động, thiếu kiên trì, thiếu quyết tâm, chủ động, không có ý thức vươn lên. Như thế sẽ không bao giờ có cuộc sống suôn sẻ, may mắn, tốt đẹp.

    - Những người "coi việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả" là những người sống cá nhân, thực dụng, ích kỉ, bàng quan với công việc của tập thể, của cộng đồng thì sẽ bị tách biệt khỏi cộng đồng, trở nên lạc lõng trong cộng đồng.

    => Tác giả lên án lối sống thừa.


    Câu 7. Chỉa ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn: "Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: Hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi."

    - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (phải biết, cũng không lấy làm, hay, hễ.. thì..

    +Đối lập:


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    >>> Bài làm chi tiết: Đoạn NLXH: Về Câu Nói Đường Đi Khó Không Khó Vì Ngăn Sông Cách Núi - Nguyễn Bá Học
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...