Bình luận câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" –Trung Trương Trong hàng ngày, kiên nhẫn là một đức tính quan trọng, nó không thể thiếu đối với mỗi người vì thiếu kiên nhẫn thì khó có thể đạt được thành công. Vì thế, nhân gian thường hay nói: "Có công mài sắt có ngày nên kim" Có hai hình ảnh được nhắc đến ở câu tục ngữ là sắt và kim. Sắt là kim bền, cứng, vì vậy người ta dùng sắt để chế tạo các công cụ lao động. "Kim" là vật dụng nhỏ, mỏng manh được dùng vào việc may vá. Nếu dùng sắt để mài thành cây kim trong một thời gian dài thì sắt cũng sẽ nhỏ dần thành một cây kim. Nhưng câu tục ngữ không chỉ đề cập đến vấn đề về mặt nghĩa đen, như vậy nó còn có ý khuyên bảo ta phải kiên trì, có ý chí thì mới thành công, nếu ta thực sự thể hiện sự quyết tâm làm một việc gì đó cho bằng được sẽ có ngày bạn sẽ thành công. Qua tìm hiểu ta thấy câu tục ngữ tuy ngắn nhưng mang theo một chân lí, một quan niệm đúng đắn và quý giá biết bao đó chính là sự kiên trì có thể làm nên tất cả. Kiên trì là một đức tính truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự kiên nhẫn giúp ta không nhục chí trước gian lao, thời gian dù có dài đến đâu cũng không thể ngăn cản được người có ý chí, kiên trì. Không có bài toán, một sự việc nào không có kết quả. Kiên trì giúp ta từ từ tìm ra đáp số của sự việc, của mục đích bởi vì nó giúp ta nung nấu ý chí, quyết tâm của một con người. Chúng ta tưởng tượng nếu không có ý chí, sự kiên trì thì con người làm việc gì cũng dễ dàng bỏ cuộc, nếu không có sự kiên trì thì làm sao các nhà bác học, nhà khoa học có thể phát minh, tìm ra các điều bí ẩn của thế giới mà ta chưa biết. Hàng chục vạn công trình nghiên cứu phải trải qua ba bốn mươi năm hay có thể là suốt đời người. Có rất nhiều nhà khoa học đang phải ngày đêm nghiên cứu, điều đó đòi hỏi một sự cố gắng bền bỉ cao. Trong quá khứ có rất nhiều tấm gương sáng về sự kiên trì như ta có thể kể đến nhà văn Go-rơ-ki, một nhà văn lớn của nhân loại cũng phải trải qua nhiều khó khăn trong học tập, ông cố gắng, kiên trì tự học trở thành một nhà văn lớn. Ta cũng có thể kể đến Nguyễn Ngọc Ký từ một người tàn tật đã vượt qua số phận trở thành một nhà giáo ưu tú của Việt Nam. Câu tục ngữ thể hiện chân lí mà con người ở mọi thời đại đều thừa nhận và tán thành, có câu tục ngữ khác cũng có nghĩa tương tự: "Nước chảy đá mòn" Nếu nước cứ chảy hoài thì đến đá cũng phải mòn dần! Bác Hồ cũng đã từng khuyên thanh niên: "Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên" Câu tục ngữ là một lời khuyên vô cùng đúng đắn, quý báu đáng để thế hệ trẻ noi theo. Thực tế trong cuộc sống có những người không có sự quyết tâm làm việc gì cũng dễ dàng bỏ cuộc, khi thất bại họ chán nản và không muốn làm lại từ đầu. Họ còn nảy sinh nhiều ý nghĩ ngu dại như nhiều học sinh thi rớt đại học, những doanh nghiệp phá sản.. buồn rầu rồi muốn kết thúc cuộc sống của mình. Ngược lại có nhiều người đem hết sức mình để làm những việc không phù hợp với sức mình, những việc vô cùng lớn lao nằm ngoài khả năng. Họ có thể thành công nhưng rất khó để có thành công, họ sẽ phí thời gian để làm nhiều việc bổ ích khác. Vậy để thành công trong cuộc sống phải quyết tâm, kiên trì đến cùng, làm sao có thể làm được điều này? Câu hỏi này chắc nhiều bạn cũng thắc mắc. Điều này đòi hỏi ở con người khá nhiều yếu tố. Con người phải có tư duy đột phá, một khi thất bại phải tìm ra nguyên nhân và rút kinh nghiệm để trong lần sau không thất bại nữa. Cùng với đó phải biết kiểm soát cảm xúc, khi thất bại không bỏ cuộc, không suy nghĩ những ý nghĩ dại dột, phải lạc quan khi thất bại để tinh thần luôn được giữ vững. Tóm lại, "Có công mài sắt có ngày nên kim" là một chân lí quan trọng đem lại sự công cho con người, chúng ta nên học tập và làm theo chân lí này. Hết